Nước sâm là món thức uống thanh nhiệt được nhiều người ưa chuộng trong những buổi trưa nóng bức. Nhiều người cho rằng đây là một thức uống khó chế biến bởi phải được nấu từ nhiều loại nguyên liệu giải nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, cách nấu nước sâm lại vô cùng đơn giản và rất nhanh gọn, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà để đảm bảo chất lượng cũng như hợp với khẩu vị của gia đình.
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách nấu nước sâm rất đơn giản nhưng cũng rất đa dạng. Các bạn có thể tìm mua các nguyên liệu để nấu sâm ở các chợ truyền thống, siêu thị, hoặc có thể tìm mua các loại nguyên liệu này ở tiệm thuốc bắc. Định lượng mỗi loại mang tính tương đối, bạn có thể điều chỉnh và gia giảm theo khẩu vị:
- Bí đao khô: 50g (hoặc nếu bạn dùng bí đao tươi thì chuẩn bị 1kg)
- La hán quả: 1 quả
- Thục địa: 25g
- Bông cúc: 20g
- Lá dứa: khoảng 10 lá
- Đường phèn (có thể thay bằng đường cát nhưng nên dùng đường phèn để có vị ngọt thanh hơn): 150 - 250g
- Nước: 2 - 3 lít
- Một số dụng cụ cần chuẩn bị: nồi, chai đựng
Cách nấu nước sâm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nếu sử dụng bí đao tươi: Tiến hành gọt vỏ, tách bỏ phần hạt, rửa sạch.
- La hán quả bạn bẻ nhỏ để khi nấu dễ tiết ra được hết các mùi hương và chất dinh dưỡng.
- Thục địa cắt miếng (không cần quá nhỏ). Thao tác này có thể bỏ qua vì kích thước thục địa có thể đã nhỏ sẵn tùy vào chỗ bán.
- Lá dứa bạn đem đi rửa sạch, dùng dao nhọn xẻ dọc thân lá, bó lại. Hoặc bạn có thể cắt nhỏ hay đập dập nhẹ để tận dụng hết mùi thơm của lá dứa.
Bước 2: Nấu nước sâm
- Bật bếp (bạn có thể sử dụng bếp từ hay bếp ga), cho tất cả nguyên liệu vào một nồi lớn.
- Sau đó, cho vào khoảng 2 - 3 lít nước. Phần lá dứa để lại cho vào sau.
- Bắt đầu đun ở lửa vừa khoảng 20 - 25 phút đến khi vừa sôi nhẹ thì bạn cho lá dứa vào để tạo hương thơm.
- Tiếp đó, cho phần đường đã chuẩn bị vào.
- Đối với các bạn nấu với bí đao tươi, thì cho lá dứa vào nồi khi thấy bí đao mềm.
- Đun tiếp khoảng 5 - 10 phút rồi tắt bếp để nguội.
Bước 3: Lọc và cho thành phẩm
- Dùng bao lọc hoặc cây lọc lấy nước cốt thu phần nước trong, không có cặn lợn cợn.
- Sau khi nấu xong và lọc lấy nước, các bạn có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn. Các bạn nên đóng chai và đậy kín.
Nước sâm khi thành phẩm có màu nâu nhạt, vị ngọt thanh tự nhiên, bạn có thể dùng ngay hoặc cho vào tủ lạnh để ướp lạnh, hoặc rót ra ly và cho thêm đá vào đều được.
Một số lưu ý khi nấu nước sâm
- Nếu bạn muốn màu nước sâm trong hơn và sáng màu hơn, bạn có thể gia giảm lượng thục địa, hoặc bỏ qua loại nguyên liệu này.
- Trong cách nấu nước sâm, đối với nguyên liệu bông cúc, bạn lưu ý cho lượng vừa đủ để tránh có vị nhẫn nhiều trong thành phẩm.
- Nước sâm tốt nhất nên dùng trong khoảng 2 - 3 ngày. Nếu có vị chua hoặc hôi thì không nên sử dụng nữa.
- Lưu ý với cách nấu nước sâm có sử dụng la hán quả, bạn cần cân nhắc trong lượng đường vì la hán quả đã có sẵn vị ngọt nhẹ tự nhiên.
Tạm kết
Các bạn thấy đó, cách nấu nước sâm FPT Shop vừa hướng dẫn cho các bạn một trong những cách nấu sâm đơn giản và dễ làm tại nhà. Thành phẩm sẽ có hương thơm nhẹ của lá dứa, vị ngọt thanh của các loại lá mát và đường phèn, màu thường có màu nâu đậm, uống kèm với đá mát lạnh phải gọi là sảng khoái vô cùng. Hãy thử vào bếp và chia sẻ cùng FPT Shop nhé!
Xem thêm:
- 2 cách làm nước nha đam đường phèn thơm ngon, giúp hội chị em da đẹp, dáng xinh
- Tổng hợp 25 món nước ép trái cây bổ sung đầy đủ chất khoáng, vitamin cho ngày hè thanh mát
Hiện nay, ngoài sử dụng cách nấu truyền thống, cũng có các cách nấu nước sâm sử dụng nồi áp suất để tiết kiệm được lượng lớn thời gian và cho ra thành phẩm chất lượng hơn. Các bạn có thể tham khảo mua nồi áp suất tại FPT Shop, hiện đang có giá ưu đãi cực tốt.
Nồi áp suất giá cực hời