Gạo lứt là thực phẩm phổ biến cho người ăn kiêng, tiểu đường nhưng chưa chắc mọi người đã biết hết cách nấu gạo lứt không bị khô và lưu ý khi ăn gạo lứt sao cho đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn với cơ thể. Cùng Mộc Việt Food tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu về các loại gạo lứt
Có rất nhiều loại gạo lứt nhưng chúng ta chỉ cần dựa vào màu sắc có thể phân biệt được: gạo lứt đen, gạo lứt đỏ, gạo lứt nâu. Cả ba gạo này đều có đặc điểm chung là nhiều dưỡng chất hơn gạo trắng, tốt cho sức khỏe. Đối với những người tiểu đường, giảm cân và ăn kiêng thì gạo lứt đen, gạo lứt đỏ là lựa chọn phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách nấu gạo lứt không bị khô
Gạo lứt dù là giống đột biến gen cũng là gạo tẻ, giống lúa, cách chế biến gạo trắng và gạo lứt cũng giống nhau. Tiếp theo, mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu gạo lứt không bị khô:
Bước 1: Vo gạo - ngâm gạo lứt
Trước tiên chúng ta phải sơ chế gạo lứt bằng cách vo sạch gạo từ 1-2 lần sau đó ngâm gạo lứt trong khoảng thời gian 15 phút đối với gạo lứt dẻo. Còn với gạo lứt thông thường nên ngâm trước đó khoảng 45 phút vào mùa hè và ngâm qua đêm khi thời tiết mùa đông.
Bước 2: Nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện
Sau khi hoàn thành bước trên, bạn cho gạo vào nồi cơm điện, thêm nước nấu như gạo trắng là được (mực nước cao hơn 1 đốt ngón tay). Để cơm gạo lứt thơm, mềm, dẻo bạn nên ủ cơm trong nồi cơm điện từ 20-25 phút.
Những lưu ý khi ăn gạo lứt
Cơm gạo lứt không được ăn với gì?
Có một số món ăn có thể kỵ nhau, nguy hiểm không nên kết hợp, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, gạo lứt về cơ bản có thể được sử dụng kết hợp với tất cả các thực phẩm khác nhau giống như gạo trắng. Gạo lứt chứa ít calo, và nó có thể kết hợp với tất cả thức ăn để ăn cùng nhau.
Những người không được ăn gạo lứt
Ai cũng có thể ăn được cơm gạo lứt. Nhưng có một điều lưu ý, chúng ta đều biết rằng gạo lứt tương đối khô và khó tiêu hóa hơn so với gạo trắng nên người già và trẻ em càng phải chú ý khi cơm gạo lứt, nếu chức năng tiêu hóa của bạn không tốt lắm thì nên tìm hiểu các sản phẩm gạo lứt dẻo như gạo lứt đen dẻo hoặc gạo lứt đỏ dẻo Điện Biên.
Tham khảo: Những người đã giảm cân thành công bằng gạo lứt
Bà bầu có ăn được gạo lứt không?
Bà bầu một khi đã mang thai sẽ càng kiêng kỵ trong ăn uống, Mộc Việt Food khuyên mọi người là bà bầu có thể ăn những món yêu thích trong thai kỳ, miễn là những món này không cay và nhiều dầu mỡ. Mặc dù một số loại thực phẩm nên được thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng vẫn cần duy trì chế độ ăn uống điều độ càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai, duy trì một chế độ ăn uống điều độ và tâm trạng vui vẻ có thể thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của em bé, vì vậy bà bầu phụ nữ cũng có thể ăn cơm gạo lứt.
Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn gạo lứt thay cơm không?
Một ngày nên ăn bao nhiêu gạo lứt
Mặc dù gạo lứt rất tốt cho sức khỏe nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần một tuần. Nếu trong thời gian ngắn cơ thể hấp thụ quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (khó tiêu, đau bụng,.). Vì vậy cần phải kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, Mộc Việt Food đã giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cách nấu gạo lứt không bị khô và một số lưu ý khi ăn gạo lứt đúng cách giúp giảm cân hiệu quả. Nếu quý khách có nhu cầu mua gạo lứt vui lòng liên hệ hotline hoặc đặt hàng trên website để nhận ưu đãi lên tới 100.000đ