Tượng tứ linh hội tụ được trưng bày trong nhiều không gian văn hóa và các gia đình Việt. Không chỉ để trang trí, bốn linh thần này còn là những vật phẩm phong thủy mang đến may mắn. Cùng tìm hiểu tứ linh là gì và ý nghĩa của tượng tứ linh.
1. Tứ linh là gì?
Theo văn hóa phương Đông, tứ linh là 4 loài vật cao quý
Ở các nước phương Đông, tứ linh là Long, Lân, Quy, Phụng. Theo truyền thuyết, 4 linh vật này hình thành từ bốn linh thần Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long.
Các vị thần trên đại diện các nguyên tố hình thành nên vũ trụ là nước, lửa, đất và gió. Theo văn hóa Trung Hoa, mỗi thần có một quyền năng và nhiệm vụ riêng trong việc canh giữ 28 chòm sao trong thiên văn.
Tứ linh là những hình tượng sống động trong tâm thức người Việt. Các hình tượng này được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật kiến trúc của Việt Nam. Bởi ngoài giá trị thẩm mỹ, các hình tượng linh vật này còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
2. Ý nghĩa của tượng tứ linh hội tụ
Trong phong thủy, tượng tứ linh hội tụ mang nhiều ý nghĩa
Trong bộ tượng tứ linh hội tụ, mỗi linh vật có một ý nghĩa riêng. Khi trưng bày, tứ linh sẽ mang đến nhiều may mắn, bình an cho gia chủ.
Hình tượng Long
Trong truyền thuyết, Long (Rồng) là loài vật của trời, có quyền năng tối cao. Người xưa cho rằng, sự xuất hiện của Rồng sẽ mang lại điều tốt lành, thuận lợi và bình an. Đồng thời, Long cũng là sứ giả để con người có thể gửi gắm những ước nguyện của cuộc sống. Đó là cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho vạn vật sinh sôi...
Hình tượng Kỳ Lân
Kỳ Lân là linh vật thứ 2 trong bộ tứ linh. Quan niệm dân gian cho rằng, sự xuất hiện của Lân báo hiệu thời kỳ thái bình thịnh vượng sắp tới. Bởi Kỳ Lân là một loài thú lành, chuyên giúp người và xua đuổi cái xấu. Vì vậy, trong đình chùa thường có tượng hai con Kỳ Lân đá canh cửa. Trong kiến trúc nhà ở, tượng Kỳ Lân cũng thường được dùng để hoá giải hung khí, khi mảnh đất bị ngã ba, ngã tư hoặc góc nhọn chiếu vào.
Hình tượng Quy
Quy (Rùa) là con vật duy nhất trong bộ tứ linh có thật. Rùa là loài bò sát có khả năng sống trong một thời gian dài mà không cần tới thức ăn. Do đó, Rùa tượng trưng cho sự trường tồn bất diệt, có phẩm chất thanh cao.
Trong văn hóa của người Việt, Rùa gắn liền với câu chuyện thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây dựng, bảo vệ thành Cổ Loa. Tại Quốc Tử Giám, hình ảnh Rùa đội bia đá ghi lại sử sách dân tộc, ghi tên những tiến sĩ đỗ đạt.
Trong lĩnh vực phong thủy, Rùa được xem là hội tụ của âm dương. Điều này thể hiện ở phần bụng bằng phẳng tượng trưng cho đất (âm), phần mai khum vòng tượng trưng cho trời (dương). Vì vậy, Rùa là loài vật mang đến sự hài hòa, may mắn, sức khỏe, bình an cho con người.
Hình tượng Phụng
Phụng (Phượng hoàng) là hình tượng bắt nguồn từ Trung Hoa. Phụng được xem là đẹp nhất trong các loài chim. Trong văn hóa phương Đông, Phụng là một trong những linh vật sánh ngang với Rồng. Phụng tượng trưng cho sự cao quý, xinh đẹp và ẩn chứa một sức mạnh huyền bí. Do đó Phụng là hình ảnh đại diện cho Hoàng Hậu hay các phi tần sánh bên Rồng đại diện cho Vua.
Khi có sự xuất hiện của tứ linh, cuộc sống sẽ ngập tràn yên vui, may mắn và thịnh vượng. Đồng thời, mọi ước nguyện của con người sẽ thành hiện thực. Chính vì vậy, tượng tứ linh hội tụ được xem là những vật phẩm phong thủy nhiều ý nghĩa. Người dùng cần có đủ 4 linh vật để trưng bày ở cơ quan, gia đình.
3. Cách bài trí tượng tứ linh hội tụ
Bài trí tượng tứ linh hội tụ đúng để phát huy tác dụng
Tứ linh là đại diện cho sự linh thiêng, cao quý. Do đó, nên đặt tượng ở các không gian trang trọng như phòng khách hoặc phòng làm việc. Như vậy mới phát huy được ý nghĩa tốt đẹp theo phong thuỷ.
Đặc biệt, tượng tứ linh mang đến cho gia chủ đại cát khi được trưng bày thành một thể thống nhất. Gia chủ cần xem hướng và cách bố trí phòng làm việc, phòng khách để đặt tượng phù hợp.
Chuyên gia cho rằng, vị trí đẹp nhất để đặt tượng tứ linh hội tụ, tượng linh vật là bàn làm việc hoặc bàn trà của phòng khách. Với bàn làm việc, cần đặt tượng ở vị trí đối diện hoặc hơi chéo cửa chính, cửa sổ. Bởi vị trí này nhằm kiểm soát toàn bộ khí di chuyển trong phòng. Nhờ đó, ám khí bị đẩy lùi và giúp thu hút vượng khí, để gia chủ luôn gặp may mắn.
Chuyên gia cũng khuyên, không đặt tượng tứ linh ở phòng thờ hoặc phòng ngủ. Vì sẽ ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của các không gian này. Tuyệt đối không đặt tượng trong phòng của em bé vì uy lực của tứ linh sẽ khiến bé sợ hãi, không tốt cho thần kinh.
Với giá trị nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc, tượng tứ linh hội tụ được nhiều người lựa chọn trưng bày. Quý khách cần tham khảo thêm thông tin hãy liên hệ với Phong thủy Hàm Rồng Việt.
Xem thêm: Tượng gỗ Nhất Tâm Bái Phật và ý nghĩa