Khi học về các thì quá khứ có thể chúng ta đã từng phân vân về cách sử dụng của could have, should have và would have. Để giúp những bạn chưa phân biệt được sự khác nhau của 3 cụm từ này, elight xin gửi đến bạn bài viết dưới đây. Hy vọng bài viết này có ích cho bạn.
Khoá học trực tuyến ELIGHT ONLINE được xây dựng dựa trên lộ trình dành cho người mất gốc. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi hơn 200 bài học, cung cấp kiến thức toàn diện, dễ dàng tiếp thu với phương pháp Gamification.
Khoá học trực tuyến dành cho:
Các bạn mất gốc Tiếng Anh hoặc mới bắt đầu học Tiếng Anh nhưng chưa có lộ trình phù hợp.
Các bạn có quỹ thời gian eo hẹp nhưng vẫn mong muốn giỏi Tiếng Anh.
Các bạn muốn tiết kiệm chi phí học Tiếng Anh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
1 - Could have
a, Could/Couldn’t have + past participle
Nghĩa: Bạn có khả năng làm gì đó nhưng bạn lại không làm/ Bạn rất muốn làm điều gì đó nhưng không có khả năng làm
Ví dụ:
- They could have won the race, but they didn’t try hard enough. (Họ đã có thể thắng cuộc đua nhưng họ đã không đủ cố gắng)
- He could have studied harder, but he was too lazy and that’s why he failed the exam. (Anh ấy đã có thể học chăm chỉ hơn nhưng anh ấy đã quá lười biếng và đó là tại sao anh ấy đã trượt kỳ thi)
- I couldn’t have arrived any earlier. There was a terrible traffic jam ( Tôi đã không thể đến sớm hơn được. Đã có kẹt xe)
- He couldn’t have passed the exam, even if he had studied harder. It’s a really, really difficult exam. (Anh ấy đã không thể vượt qua kỳ thi kể cả khi anh ấy có học chăm chỉ hơn. Đó thật sự là một bài thi khó)
b, Nêu quan điểm cá nhân, dự đoán việc đã có thể xảy ra trong quá khứ
Ví dụ: Josh và Bee đang đợi Lily để cùng đến bữa tiệc. Đã quá giờ hẹn và cô ấy vẫn chưa xuất hiện. Khi đó Josh và Bee có thể nói
- She could have got stuck in traffic. (Cô ấy có thể đã bị kẹt xe)
- She could have forgotten that we were meeting today. (Cô ấy có thể đã quên chúng ta có cuộc hẹn hôm nay)
- She could have overslept. (Cô ấy có thể đã ngủ quên)
Trong trường hợp này Might have có thể được sử dụng tương đương
ĐỌC THÊM: Phân biệt từ đồng nghĩa: War và Warfare, Battle, Fight và Conflict
- She might have got stuck in traffic. (Cô ấy có thể đã bị kẹt xe)
- She might have forgotten that we were meeting today. (Cô ấy có thể đã quên chúng ta có cuộc hẹn hôm nay)
- She might have overslept. (Cô ấy có thể đã ngủ quên)
2 - Should have
a,Should/Shouldn’t have + past participle
Nghĩa: Đưa ra lời khuyên ai đó nên làm một việc gì ở quá khứ hoặc bạn tự nói với mình rằng mình hối hận về những việc mình đã làm hoặc chưa làm./ Dù đó không phải là một điều tốt nhưng dù sao bạn cũng đã làm rồi.
Ví dụ:
- I should have studied harder! (Tôi hối hận vì đã không học hành chăm chỉ hơn)
- I should have gone to bed early (Tôi hối hận vì đã không đi ngủ sớm hơn).
- You should have called me when you arrived (Bạn đáng lẽ đã nên gọi tôi khi bạn đến).
- John should have left early, then he wouldn’t have missed the plane (Anh ấy đáng lẽ nên khởi hành sớm hơn sau đó anh ấy đã không bị trễ chuyến bay).
b, Should have + past participle còn được sử dụng để thay thế cho thì hiện tại hoàn thành hoặc thì quá khứ đơn theo công thức should have + past participle + by now
Ví dụ: Josh nhắn tin cho Bee rằng sau khi tan làm anh ấy sẽ đến đón cô. Josh tan làm lúc 5:30, di chuyển đến chỗ Bee hết 10 phút, đáng lẽ anh ấy phải ở chỗ Bee lúc 5:40 nhưng anh ấy đã đến trễ. Trong trường hợp này Bee nói:
- Josh should have finished work by now (If everything is normal, John has finished work).
3 - Could have
a, Would have + past participle
Nghĩa: được sử dụng như một phần của câu điều kiện loại 3.
If + S + Had + Vpp2, S + would have + Vpp2
Ví dụ:
- If I had had enough money, I would have bought a car (Nếu tôi có đủ tiền thì tôi đã mua một cái xe ô tô rồi - Thực tế là tôi không có đủ tiền và tôi cũng đã không mua xe).
b, Would have + past participle cũng có thể dùng để nói về một việc bạn đáng lẽ đã làm nhưng bạn lại không làm, nó khá giống câu điều kiện loại 3 nhưng không có mệnh đề If đi kèm
Ví dụ:
- I would have gone to the party, but I was really busy.
(Tôi muốn đến dự tiệc nhưng tôi bận -> Câu này có thể viết lại bằng câu điều kiện loại 3 như sau: If I hadn’t been so busy, I would have gone to the party.)
- I would have called you, but I didn’t know your number.
(Tôi muốn gọi cho bạn nhưng tôi không biết số, vì thế tôi không gọi -> Câu điều kiện loại 3: If i had known your phone number, I would have called you)
Đến đây thì bạn đã phân biệt được could have, should have và would have rồi chứ? Cách sử dụng của chúng khác nhau không quá rõ ràng nên nếu không nắm chắc thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn đó. Các bạn lưu lại bài viết để có thể kiểm tra lại khi cần nhé. Elight chúc bạn học tốt