+ BẢNG GIÁ VÁN MDF PHỦ MELAMINE
- Các mã màu phủ 70.000/ mặt: 029, 168, 184, 201, 209, 212, 217, 240, 268, 303, 320, 325, 330, 332, 338, 340, 350, 351, 360, 370, 376, 380, 385, 386, 387, 388, 389, 446, 460, 502, 503, 504, 530, 601, 609, 622, 642, 668, 701, 702, 708, 722, 725, 735, 742, 787, 789, 809
- Các mã màu phủ 75.000/ mặt - 85.000/ mặt: Xanh dương, xanh chuối, xanh biển, xám nhạt, xám chì, đen, đỏ, vàng, cam, hồng, trắng 101, kem. - Các mã màu phủ 55.000/mặt: trắng a4, xám nhẹ
+ BẢNG GIÁ VÁN MDF PHỦ VENEER
- Veneer Xoan A 0.3 Zem: 80.000/ mặt
- Veneer Xoan B 0.3 Zem: 70.000/ mặt
- Veneer Sồi A 0.3 Zem: 110.000/ mặt
- Veneer Sồi B 0.3 Zem: 90.000/mặt
- Phủ keo trắng trực tiếp: 45.000/ mặt
- Phủ giấy: 15.000/ mặt Giấy + PU: 25.000/ mặt
- Giấy+ Keo vân gỗ: 45.000/mặt
Lưu ý - Bảng giá trên áp dụng cho những đơn hàng số lượng trên 20 tấm/ đơn hàng - Bảng giá chưa có VAT và chưa tính vận chuyển. - Hàng trơn có hàng tại kho, các loại ván phủ giao hàng từ 1-2 ngày sau đặt cọc.
GIỚI THIỆU VÁN MDF
Ván mdf ra đời đã làm thay đổi thế độc tôn của gỗ tự nhiên trong thế giới nội thất. Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy được đồ gỗ nội thất bằng ván mdf phủ melamine, phủ veneer, ván mdf chống ẩm trong bất kỳ cửa hàng, showroom nội thất nào. MDF đã hiện hữu khắp ngõ ngách trong nội thất nhà ở văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học.
NGUỒN GỐC VÁN MDF
Vì sao ván mdf lại nhanh chóng làm thay đổi thói quen dùng gỗ tự nhiên của mọi người? Ưu nhược điểm là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, phân loại và các dạng phủ bề mặt ưa chuộng nhất hiện nay.
Thuật ngữ MDF là cụm từ viết tắt Medium Density Fiberboard, nguyên liệu tạo thành tấm gỗ MDF mảnh vụn, nhánh cây gỗ tự nhiên được xay nhuyễn thành sợi gỗ sau đó chúng được trộn keo, chất kết dính ép thành tấm. Hiện nay trên thị trường có 2 loại kích thướt cơ bản là 1220x2440 mm và 1830x2440 mm. Độ dày từ 2,5 đến 25mm.
MDF có mặt đầu tiên trên thế giới ở nước Mỹ vào những năm 1950. Sự ưu việt của nó nhanh chóng lan tỏa ra khắp thế giới và đến nay trở thành ngành công nghiệp sản xuất vật liệu hái ra tiền của hàng nghìn nhà máy.
Tùy theo nhà sản xuất mà có trọng lượng khác nhau, trung bình 750 -800 kg/m3. Ván mdf có nhiêù tiêu chuẩn E2 (tiêu chuẩn nội địa) đến E1, E0, Carb P2 (dùng xuất khẩu). Các nhà máy sản xuất ván nội địa lớn nhất có thể kể đến Dongwha, Kiên Giang, Kim Tín, Bison, Gia Lai, Quãng Trị, hàng nhập khẩu có Vanachai, Mã Lai, Indo và Trung Quốc.
CHẤT LIỆU PHỦ TRÊN VÁN MDF
Ván mdf có màu vàng nhạt, bề mặt phẳng mịn, đồng nhất. Lý do MDF được tin dùng vì đối với nhà sản xuất thì tùy biến dễ dàng trong gia công sản xuất, giá thành cung ứng thành phẩm rẻ nên khách hàng ưa dùng. Một chi tiết khác đó là sự đa dạng trên bề mặt ván. Riêng ván mdf phủ melamine đã lên tới 250 mã màu khác nhau.
Hiện nay trên thị trường có mã màu an cường thuộc phân khúc cao cấp. Những bộ mã màu thuộc phân khúc trung bình có Minh Long, Picomat, Dongwha, TaLaB. Trong đó có rất nhiều mã màu vân gỗ tự nhiên y như thật, có những mã màu hiện đại sang trọng mà gỗ tự nhiên ko có, hay phủ màu đơn sắc vô cùng sắc xảo và tinh tế. Ngoài ra ván mdf còn được phủ veneer, phủ giấy keo, phủ sơn, laminate, acrylic...
ƯU ĐIỂM VÁN MDF
Ván mdf không bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt như gỗ tự nhiên, bề mặt phẳng mịn dễ gia công sản xuất, giá thành rẻ, bề mặt đa dạng phong phú thích hợp với nhiều phong cách nội thất từ hiện đại đến cổ điển, sang trọng đến tinh tế bằng veneer, acrylic, melamine, laminte.
NHƯỢC ĐIỂM VÁN MDF
MDF không có khả năng chịu nước, không dùng làm đồ mỹ nghệ, không uốn cong được. Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế, có nồng độ formal nên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng nếu để lượng lớn formaldehyde thoát ra ngoài môi trường.
ỨNG DỤNG VÁN MDF
Trong nội thất Ván MDF dùng sản xuất bàn ghế, tủ bếp, tủ hồ sơ, bàn học văn phòng, bàn họp, kệ sách, kệ trang trí, giường ngủ, tủ quần, cửa gỗ, làm vách ngăn phòng karaoke, loa, vật liệu cách âm, quảng cáo...
PHÂN BIỆT NỘI THẤT LÕI VÁN KHI ĐÃ DÁN CẠNH
Sản phẩm nội thất hoàn thiện như tủ kệ, bàn ghế sẽ được nẹp viền cạnh bằng chỉ pvc nên bạn không thể biết được lỏi ván bên trong là mdf hay mfc hay hdf hay mdf chống ẩm. Mẹo dành cho bạn đó là để ý những chổ khoan bản lề, ray trượt, đinh ốc vít bạn có thể tháo lỏng ra để xem lõi bên trong là gì nhé.