1. Vị trí của thận trong cơ thể
Thận là một cơ quan bài tiết ở trong hệ tiết niệu với vai trò quan trọng. Đa phần, mỗi người đều có hai quả thận nằm ở trong khoang bụng phía sau phúc mạc (có những trường hợp chỉ có một quả thận do bẩm sinh). Hai quả thận này nằm đối xứng nhau qua x...
2. Cấu tạo thận
Trước khi tìm hiểu về chức năng của thận, bạn cần phải biết được cấu tạo của cơ quan này. Kích thước của những trái thận thường dày khoảng 3 - 4cm với trọng lượng tầm 150g. Cấu tạo của thận khá đặc biệt. Trong đó, nephron là các yếu tố chủ yếu để hình thành nên một quả thận. Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 1 triệu các nephron để hoàn thiện một quả thận, gồm hai loại nephron chủ yếu là nephron vỏ và cận tủy. Thận gồm có hai vùng chính là phần vỏ ngoài và phần tủy. Trong đó, vỏ ngoài có màu đỏ và có chứa các mao mạch. Những bộ phận nằm ngoài vùng vỏ ví dụ như cầu thận, nang cầu thận,... Trong vùng tủy thận sẽ gồm có tháp thận, ống thận giữa chuyên thực hiện những nhiệm vụ quan trọng.
3. Chức năng của thận đối với cơ thể
Thận được biết là một trong các cơ quan bài tiết cực kỳ quan trọng trong hệ tiết niệu. Những chức năng của thận chủ yếu như sau:
3.1. Lọc máu và các chất thải
Một trong những chức năng quan trọng của thận chính là lọc máu và lọc những chất bẩn, có hại ra ngoài. Đây là chức năng chính và cũng là nhiệm vụ quan trọng để quyết định xem thận có đang hoạt động tốt hay không. Chức năng của thận giúp lọc bỏ các độc tố có hạiThận sẽ tham gia vào trong quá trình lọc để loại bỏ những độc tố có hại bằng việc hình thành nước tiểu và đẩy chúng ra bên ngoài. Những tế bào máu hoặc các protein tốt cho cơ thể sẽ được giữ lại nhằm đảm bảo hoạt động sống của cơ thể ở trạng thái tốt nhất.
3.2. Tham gia quá trình bài tiết nước tiểu
Như đã nói, thận chính là cơ quan bài tiết rất quan trọng. Các đơn vị nephron của thận sẽ tham gia vào quá trình hình thành nước tiểu. Chúng sẽ đi qua ba giai đoạn chính bao gồm lọc máu, hấp thụ lại và cuối cùng là bài tiết.
3.3. Điều hòa thể tích máu
Thận cũng là cơ quan có sự tham gia sâu đối với quá trình điều hòa thể tích máu. Như đã nói, nước tiểu được hình thành để hỗ trợ điều tiết lượng dịch ngoại bào trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Vì vậy, bạn cần phải quan tâm cũng như chăm sóc thận thật tốt và tránh những tác động xấu đối với thận. Ngoài ra, thận cũng tham gia quá trình kích thích hấp thu vitamin D, giúp điều hòa huyết áp và kiểm soát các tình trạng của cơ thể,...Thận cũng tham gia vào quá trình điều hòa thể tích máu
4. Những tác động không tốt cho thận
Bên cạnh việc tìm hiểu các chức năng của thận thì bạn cũng cần nắm rõ những ảnh hưởng không tốt đối với cơ quan này. Thận thường phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng để cơ thể có thể duy trì được các hoạt động cơ bản. Nếu thận phải hoạt động liên tục và không được chăm sóc tốt thì chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương. Những thói quen xấu dưới đây có thể làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận:Cơ thể không có đủ nước sẽ làm ảnh hưởng xấu đối với thậnChính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và duy trì các chức năng của thận ở trạng thái tốt nhất, bạn cần chủ động tìm hiểu cũng như thay đổi lối sống của mình theo chiều hướng tích cực hơn.
5. Những phương pháp bảo vệ thận
Để các chức năng của thận luôn hoạt động ổn định, bạn cần phải tìm cách bảo vệ và chăm sóc cơ quan này thật tốt. Cụ thể:Lối sống lành mạnh giúp sức khỏe của thận được duy trìMột lần nữa, có thể khẳng định rằng, thận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vớ...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!