1. Tế bào là gì?
Để biết được vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào cần phải hiểu tế bào là gì? Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản và quan trọng nhất của mọi sinh vật. Theo đó, mỗi cơ thể sống có lượng tế bào khác nhau, riêng cơ thể con người có đến hàng nghìn tỷ tế bào. Mỗi tế bào đều có những hình dạng riêng biệt (hình cầu, hình que, hình sao) với kích thước khác nhau và thực hiện các chức năng riêng.
Tế bào xây dựng nên cấu trúc cơ thể, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng và thực hiện quá trình trao đổi chất nhờ những chức năng riêng biệt. Trong tế bào, có chứa các ADN đóng vai trò là các vật chất di truyền cho cơ thể. Chúng có thể tự nhân lên, tạo thành các bản sao cho chính mình.
2. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
Tế bào giữ vai trò vô cùng quan trọng cho mọi sinh vật. Do đó, vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, mọi sự vật hiện tượng có sự sống đều được tạo nên từ tế bào: con người, động vật, thực vật.
Ví dụ về vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào: cây cầu, ngôi nhà, cây bạch đàn, máy tính. Câu trả lời chính xác là cây bạch đàn. Bởi vì cây bạch đàn là một vật sống và được cấu tạo từ các tế bào.
Bên cạnh đó, còn có một số dạng sống khác được tạo ra tế bào đơn lẻ như động vật nguyên sinh. Các tế bào sống riêng lẻ hoặc là một phần của sinh vật đa bào đều rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
3. Các bộ phận chính của tế bào
Nắm bắt được vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào, chúng ta cùng tìm hiểu thêm các thành phần chính của tế bào. Trong mỗi tế bào, có nhiều bộ phận, thực hiện các chức năng riêng biệt.
3.1. Tế bào chất
Tế bào chất là bào quan được tạo nên từ các chất keo khá lỏng giống như thạch (được gọi là dịch bào) với các cấu trúc khác bao quanh nhân.
Trong tế bào chất chứa từ 70% - 90% là nước, không có màu. Tế bào chất tạo môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động sống còn của tế bào nhờ chứa nhiều loại muối khác nhau, có tác dụng dẫn điện.
3.2. Khung xương tế bào
Khung xương tế bào hay còn được biết đến với thuật ngữ Cytoskeleton là một hệ thống mạng lưới gồm các vi ống, vi sợi và trung gian nhằm tạo nên cấu trúc tế bào. Khung tế bào có chức năng định hình kích thước, đồng thời hỗ trợ quá trình phân chia tế bào có thể di chuyển đúng lộ trình, vị trí.
3.3. Mạng lưới nội chất
Mạng lưới nội chất có cấu tạo từ túi dạng dẹp và dạng ống nối lại với nhau hình thành mạng lưới khép kín bao xung quanh nội chất. Nó có chức năng tổng hợp và vận chuyển các hoạt chất ở trong ra ngoài tế bào. Có 2 loại mạng lưới nội chất là nội chất hạt (Rough ER) và nội chất trơn (Smooth ER). Mỗi loại nội chất sẽ có kết cấu và chức năng riêng trong hoạt động của tế bào.
3.4. Bộ máy Golgi
Bộ máy Golgi nằm phía sau màng sinh chất, có cấu tạo từ các túi chứa dịch nằm xếp chồng lên nhau. Với vai trò chính là sửa đổi protein, phân loại và đưa sản phẩm tới các vị trí cần thiết trong tế bào, bộ máy Golgi là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của tế bào. Ngoài ra, bộ máy này còn có khả năng vận chuyển sản phẩm ra khỏi tế bào qua môi trường enzyme.
3.5. Các lysosome và các peroxisome
Lysosome (tiêu thể) là một loại bào quan của tế bào nhân thể. Đó là nơi sản xuất ra enzyme hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết các chất đã bị hỏng. Peroxisome là loại bào quan có trong tế bào của mọi sinh vật nhân chuẩn. Bào quan này được biết đến với tên gọi khác là thể peroxi hoặc được gọi là vi thể.
Cả 2 là nhóm bào quan giữ vai trò thiết yếu bảo vệ tế bào bằng việc tiêu hóa các loại vi khuẩn tấn công đến tế bào. Ngoài ra, các bào quan cũng giữ chức năng tái chế lượng tế bào bị hư hỏng, không còn đủ chức năng hoạt động.
3.6. Ty thể
Ty thể có tác dụng tiếp nhận, xử lý chuyển đổi năng lượng từ thức ăn được cung cấp thành các dạng vật chất có thể đưa vào tế bào để hoạt động. Bên cạnh đó, trong ty thể cũng chứa vật chất di truyền, tách biệt với ADN có trong nhân và thực hiện nhân bản để tạo ra các bản sao của ty thể.
Ngoài ra, ty thể còn giữ chức năng truyền nhận tín hiệu, biệt hóa cũng như chết rụng của tế bào. Nhờ vậy, duy trì việc kiểm soát chu kỳ sinh trưởng tế bào.
3.7. Nhân tế bào
Nhân tế bào là một bào quan có hình cầu, bao bọc bởi một màng tế bào tồn tại trong tế bào nhân thực. Bộ phận này được coi là trung tâm chỉ huy trong tế bào. Các hoạt động phát triển, phân chia, nhân bản hay tiêu hủy đều được diễn ra tại đây.
Nhân tế bào sẽ gửi tín hiệu, hướng dẫn để tế bào được vận hành. Các ADN có trong nhân chính là nguồn di truyền quan trọng của tế bào. Do đó, chúng được bao bọc bởi một lớp màng kép (màng bao nhân) có tác dụng bảo vệ DNA, ngăn cách nhân với các phần còn lại trong tế bào.
3.8. Màng tế bào
Màng tế bào được biết đến với tên gọi đầy đủ là màng sinh chất bao quanh tế bào hay màng plasma. Đây là loại màng nằm ngoài cùng của tế bào, có chức năng ngăn cách môi trường bên trong và bên ngoài của tế bào, đảm bảo quá việc vận hành được trơn tru, di chuyển các vật chất của tế bào đi ra/vào tế bào một cách thuận tiện.
Ngoài ra, Màng tế bào còn đóng vai trò là hàng rào bảo vệ, giúp tế bào di chuyển.
3.9. Ribôxôm
Ribôxôm là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo tế bào. Ribôxôm có hai tiểu đơn vị chính có chứa rARN nằm phía dưới lưới nội chất hạt hoặc trôi trong ribôxôm. Chúng có công dụng tạo ra protein và đưa ra những hướng dẫn về sao chép thông tin di truyền khi có một protein mới. Ribôxôm là bào quan không có vị trí cố định mà chúng có thể trôi tự do và liên kết với lưới nội chất.
4. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Trong tế bào, người ta còn phân ra hai loại là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Nắm được cách phân biệt hai loại tế bào này, bạn sẽ biết rõ hơn về vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào.
Theo đó cả 2 tế bào nhân sơ và nhân thực đều có màng tế bào cũng như tế bào chất. Tuy nhiên, để phân biệt hai yếu tố này bạn có thể dựa trên những yếu tố như sau:
- Tế bào nhân sơ: Đây là loài tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh, cũng không có màng nhân để ngăn cách ở giữa chất nhân và tế bào nhân.
- Tế bào nhân thực: Tế bào này đã có nhân hoàn chỉnh, màng nhân bao bọc vật chất di truyền nằm ở phía trong nhân.
5. Tế bào động vật và tế bào thực vật
Khi tìm hiểu về vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào, ta thấy xuất hiện tế bào thực vật và tế bào động vật. Hai tế bào này có gì giống và khác nhau?
Đây đều là những tế bào nhân thực, chứa các thành phần cơ bản giống nhau như tế bào chất, nhân, màng sinh chất. Đều có các bào quan như bộ máy golgi, ty thể, lưới nội chất, ribôxôm. Ở trong nhân còn có nhân con và các chất nhiễm sắc.
Hai tế bào này có những điểm khác nhau như sau:
6. Một số câu hỏi thường gặp về tế bào
Bên cạnh những thắc mắc xoay quanh vấn đề vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào, nhiều người cũng đặt ra nhiều câu hỏi sau:
6.1. Có phải mọi sinh vật đều có tế bào?
Như đã phân tích ở phần vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào, ta nhận thấy mọi sinh vật có sự sống đều có tế bào. Từ con người đến động vật, thực vật, vi sinh vật, vi trùng, vi khuẩn đều được hình thành và có cấu tạo từ các loại tế bào khác nhau.
6.2. Cơ thể con người có bao nhiêu tế bào?
Theo nghiên cứu, cơ thể con người được tạo ra từ hàng nghìn tỷ tế bào. Hầu hết các ước tính đều đưa ra số lượng tế bào trong cơ thể con người là 30 nghìn tỷ. Trong đó, mỗi loại tế bào lại có cấu trúc và chức năng riêng biệt.
Một số loại tế bào được biết đến phổ biến là: tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào mỡ, tế bào da, tế bào cơ.
Tất cả các tế bào đều được hoạt động một cách hài hòa để thực hiện những chức năng cơ bản cần thiết giúp con người tồn tại. Các tế bào sẽ liên tục sinh ra, chết đi và tế bào mới được tạo nên đồng thời. Do đó, số lượng tế bào ở mỗi con người sẽ khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, cân nặng, chiều cao và yếu tố môi trường liên quan.
Biết được vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào chúng ta không khỏi bất ngờ khi hầu hết các sự vật hiện tượng có sự sống xung quanh đều được hình thành nên từ tế bào. Đặc biệt trong cơ thể con người, tế bào giữ vị trí hết sức quan trọng. Do đó cần đảm bảo tế bào luôn được khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.