Vải thun Poly được xem là chất liệu may mặc thông dụng nhất được biết đến hiện nay. Với những đặc điểm, nguồn gốc và công dụng riêng biệt. Nó nổi bật một cách ấn tượng so với hàng loạt các loại vải thun khác đang tồn tại trên thị trường.
Ngay lúc này, có thể chính bạn cũng đang khoác trên người chiếc áo làm từ chất vải poly đấy! Vậy vải poly thun là gì? Nó có nguồn gốc, quy trình sản xuất, giá bán như thế nào? Các bạn tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau để có cái nhìn tổng thể hơn về loại vải này nhé!
Vải thun poly là gì?
Vải thun poly hay còn gọi là thun polyester, được dệt hoàn toàn bằng sợi vải tổng hợp. Thành phần chính chủ yếu là ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ, công thức hóa học của ethylene là CH2=CH2 (C2H4).
Đối với một số sản phẩm, có thể sử dụng polyester là thành phần duy nhất. Nhưng trên thực tế, đa số thường được pha trộn thêm nguyên liệu sợi bông hoặc một loại sợi tự nhiên khác. Với mục đích, cân bằng hiệu quả giữa chi phí sản xuất và độ thoải mái của quần áo.
Có nhiều loại vải thun polyester có thể kể đến như: Vải cá sấu poly, c
Nguồn gốc của vải thun poly từ đâu?
Vải thun poly đã được phát minh vào cuối năm 1930 bởi DuPont trong chính phòng thí nghiệm của ông. Đây là cột mốc mở đường cho giai đoạn tìm hiểu và ứng dụng chất vải mới này vào những năm 1930-1941.
Sau hơn 15 năm nghiên cứu, cuối năm 1946, ông DuPont đã thành công trong việc mua bản quyền sản xuất sợi polyester tại nước Mỹ. Với tên gọi là “Dacron”, năm 1951, loại sợi này đã chính thức được bắt đầu thương mại hóa trên thị trường và tiếp tục phát triển không ngừng cho đến ngày nay.
Quy trình sản xuất sợi vải thun poly
Để tạo ra được những thước vải thun poly chất lượng, cần có những sợi vải chất lượng. Quy trình sản xuất sợi vải cần thực hiện một cách nghiêm ngặt, lần lượt theo thứ tự 5 công đoạn chính như sau:
- Trùng hợp: Ở 150-210oC, lấy ethylene glycol phản ứng trong xúc tác với dimethyl terephthalate. Sau đó, cho phản ứng tiếp với axit terephthalate ở nhiệt độ 280oC để tạo thành polyester. Đem ép chúng thành 1 dải dài trước khi đến công đoạn tiếp theo.
- Làm khô: Các dải dài polyester sau khi ép, được làm lạnh khô đến khi đủ cứng và sẽ được cắt thành những hạt vô cùng nhỏ.
- Đùn sợi: Mang hạt đã cắt đi gia nhiệt ở 260-270oC, thu được chất lỏng ở trạng thái đặc sệt. Ép chúng qua những khe nhỏ để định hình sợi.
- Kéo sợi: Sợi polyester sau đó sẽ được kéo căng để thay đổi về độ dài, độ dày và cả đường kính của sợi. Bước này cũng sẽ giúp liên kết các sợi đơn với nhau, tạo ra sản phẩm có độ mềm mại theo ý muốn.
- Cuốn sợi: Sợi thành phẩm được cuốn vào ống lớn trước khi mang đi dệt thành vải.
Ưu điểm và nhược điểm của vải thun poly
Vải thun poly là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm hơn hẳn các loại vải thông thường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt vẫn tồn tại những nhược điểm khó tránh khỏi.
Ưu điểm vượt trội của chất vải thun poly
Độ bền cao: Vì được làm từ sợi tổng hợp nên rất bền, không dễ rách, giãn hay mục như các loại vải tự nhiên khác. Có khả năng xử lý mài mòn do giặt máy. Không cần chăm sóc nhiều nhưng vẫn là một loại vải đáng tin cậy khi sử dụng cho quần áo ngoài trời.
Chống nước, thoát ẩm tốt: Cấu tạo sợi polyester đặc biệt chống lại các giọt chất lỏng. Vì vậy, chống thấm nước tốt, phục vụ cho các lĩnh vực như quần áo thể thao, áo gió, áo khoác, lều, túi ngủ,…
Không xù lông, dễ nhuộm, dễ in: Được dệt từ polyester dài vô tận nên không có hiện tượng đổ lông trên bề mặt và trong quá trình sử dụng. Đồng thời vải cũng rất dễ nhuộm màu hay in ấn, cho phép nhà sản xuất thỏa sức sáng tạo ra nhiều màu, nhiều hình ảnh và hoa văn độc đáo.
Chịu được tác động lý hoá cao: Độ bền lý hoá cao nên vải rất khó bị nhăn, biến dạng trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, còn có khả năng chịu đựng được sự tác động của nhiều loại hoá chất. Khả năng chống cháy, chống tia UV và cách điện hiệu quả cao.
Dễ bảo quản: Chất thun poly có khả năng chống bám bẩn, bám bụi, vi khuẩn nấm mốc. Dễ dàng cho việc vệ sinh cũng như bảo quản quần áo.
Giá thành thấp: Quy trình sản xuất không phức tạp và nguyên liệu sản xuất có mức giá ổn định nên vải thun poly 4 chiều có giá thành tương đối thấp hơn so với các loại vải thun cotton khác.
Nhược điểm của chất vải thun poly
Gây nóng: Vì sở hữu khả năng chống nước tốt nên khi mặc lâu ngoài trời nắng sẽ bị hạn chế về việc thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác ẩm và bí cho người sử dụng.
Không thân thiện môi trường: Trong những thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu và tác động môi trường đang ngày càng được quan tâm. Nên tính khó phân hủy và ảnh hưởng xấu của thun poly đến môi trường cũng là một nhược điểm cần được kể đến.
Bảng báo giá vải thun poly mới nhất 2024
Hiện nay, chất vải thun poly được bán tràn lan trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung thì chênh lệch không nhiều.
Giá chất vải thun poly thái trên thị trường theo chúng tôi khảo sát được dao động từ khoảng 70.000 - 80.000VNĐ cho khổ vải 2m2.
Một số loại vải thun poly thông dụng trên thị trường
Tuy được sản xuất từ cùng một thành phần sợi vải, nhưng khi áp dụng quy trình dệt khác nhau và cách pha trộn các sợi tự nhiên khác nhau, sẽ cho ra những loại vải với đặc tính hoàn toàn riêng biệt. Hãy cùng điểm qua một số loại vải thun poly thông dụng mà chúng tôi tìm hiểu được sau đây nhé!
Vải cá sấu poly
Vải cá sấu poly là sự pha trộn giữa chất liệu vải polyester và kiểu dệt vải cá sấu cho ra đời loại vải mới mang nhiều ưu điểm nổi bật. Cấu tạo chính gồm 92-95% sợi polyester và 5-8% sợi spandex.
hờ vậy vải có bề mặt sáng bóng, không có lông, độ co giãn và độ bền tốt. Thích hợp để may trang phục cho cả nam lẫn nữ.
Vải Poly thun
Chất vải thun poly 4 chiều được cấu tạo hoàn toàn từ sợi polyester, là một trong những loại vải dệt phổ biến trên thế giới, với tính ứng dụng vượt trội trong cả may mặc tiêu dùng và may mặc công nghiệp. Do đó, sẽ rất dễ dàng nhìn thấy ứng dụng của chất vải này xung quanh chúng ta.
Vải lưới poly
Vải lưới poly được tạo từ polyester là chính nên mang tính chất nhẹ, không bí mồ hôi, độ co giản và đàn hồi tốt, có độ bền màu cao, và khả năng chống nước cực tốt. Nhưng tính hút ẩm không cao, nên chỉ sử dụng phổ biến để sản xuất các trang phục thông thường.
Vải poly gió
Vải poly gió là vải gió được cấu tạo hoàn toàn từ sợi polyester hoặc có sự kết hợp giữa sợi polyester và sợi nylon. Chất liệu này thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất áo khoác, áo gió,…
Với khả năng chống gió tốt và môi trường khắc nghiệt. Do đó chất vải này được sử dụng nhiều vào mục đích may áo khoác, quần gió, túi, balo và đồ bảo hộ lao động và nhiều món đồ khác.
Ứng dụng tuyệt vời của vải thun poly trong đời sống
Chất liệu vải poly thun được sử dụng như một chất liệu thay thế cho bông, len, lụa và các loại sợi tự nhiên khác. Về cơ bản, bất cứ sản phẩm nào làm từ bông cũng có thể làm được bằng polyester.
Trong thời trang: Sơ mi, quần dài hay có thể là trang phục dạ hội quyến rũ, nhà sản xuất đều có thể sử dụng chất vải poly thun. Ngoài ra còn có vest, áo khoác, tất, đồ lót,… Rất nhiều thứ mà bạn có thể mặc vào ngày thường, trong công việc hay những dịp trang trọng.
Trong đồ gia dụng: Từ các loại khăn như khăn tắm, khăn mặt và khăn bếp hay các loại chăn, thảm, vải bọc và rèm cửa đều có thể sử dụng vải poly thun 4 chiều. Bên cạnh đó, nhờ khả năng chống vết bẩn ấn tượng của chất liệu này, nên chúng cũng được dùng làm đệm cho ghế, ghế sofa hay đệm gối rất phù hợp.
Cách phân biệt vải thun poly và thun cotton
Dựa đặc tính chống thấm nước của 2 loại vải mà chúng ta phân biệt vải poly thun và thun cotton cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian.
Thun cotton: vải thấm hút nước nhanh và đều trên toàn bộ bề mặt vải
Thun poly: với đặc tính chống nước khá tốt nên khi nhúng vào nước thì khả năng thấm hút chậm và nước thấm trên bề mặt vải không đều nhau.
Bảo quản và vệ sinh vải thun poly đúng cách để tăng tuổi thọ
Nhờ vào một số đặc điểm tối ưu mà vải poly thun dễ bảo quản so với các loại vải khác vì vải có độ bền rất cao. Tuy nhiên, để giữ cho quần áo luôn trong tình trạng như mới thì các bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Vải có khả năng chống nhăn tốt nên thường sẽ không cần phải ủi (là), nhưng nếu ủi thì nên lưu ý nhiệt độ bàn ủi (là) phải dưới 180oC, tránh làm mất độ đàn hồi của vải do quá nóng.
- Tránh giặt bằng nước nóng trên 40oC hay phơi ngoài nắng gắt vì sẽ làm vải bị sờn, bạc màu, xơ cứng.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh và phơi bằng mặt trái của sản phẩm để giúp màu sắc áo luôn tươi sáng.
- Phân loại đồ theo màu khi giặt để tránh việc lem màu giữa các loại quần áo sáng màu và tối màu.
Lợi ích khi mua vải thun poly tại Kiến Hòa
Lấy chữ “TÍN” đặt lên trên tất cả, Công ty luôn quan trọng việc chất lượng sản phẩm phải thật tốt trước khi đến tay quý khách hàng.
Với quy mô nhà xưởng rộng lớn và kế thừa công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đài Loan, Dệt Kim Kiến Hòa luôn cam kết giao hàng đúng hạn, đúng số lượng và giá cả phải chăng.
Đặc biệt công ty luôn sẵn sàng chuyên gia tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ miễn phí khi khách hàng có nhu cầu. Đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và liên hệ cho chúng tôi khi bạn quan tâm đến sản phẩm!
Hy vọng những thông tin của Dệt Kim Kiến Hòa về vải poly thun là gì đã mang lại cái nhìn tổng quan nhất cho bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc về bất cứ điều gì đối với loại vải này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin ở cuối bài viết này bạn nhé!
Địa chỉ chuyên cung cấp vải thun poly uy tín, giá tốt tại TPHCM
Hiện nay tại TP. HCM có rất nhiều cửa hàng chuyên về vải poly thun giá rẻ, ưu đãi tốt cho khách mua sỉ. Dưới đây là vài địa điểm được xem là “Con đường tơ lụa” nổi tiếng nhất ở TP. HCM mà bạn có thể tìm mua: chợ Tân Định, chợ Kim Biên,…
Ngoài những địa điểm trên, Dệt Kim Kiến Hòa chuyên cung cấp vải thun poly uy tín và giá cả cạnh tranh. Hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ của Công ty TNHH Dệt Kim Kiến Hòa:
Hotline: 0937.887.388 ( Ms.Thanh)
Email: [email protected]