Vải nhung là một chất liệu vải cao cấp, có tính ứng dụng cao, được các tín đồ thời trang ưa chuộng. Đây là chất liệu vải mềm mại, toát lên sự sang trọng, tạo cảm giác êm ái cùng với vẻ ngoài thời thượng. Cùng Thái Tuấn tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm, cũng như tính ứng dụng của vải nhung hiện nay.
Vải Nhung là gì?
Vải nhung là loại chất liệu mềm mại, có khả năng giữ ấm rất tốt. Bề mặt của vải nhung sáng bóng, được sản xuất theo phương pháp dệt thoi. Ưu điểm của chất liệu vải này chính là dày đặc các sợi cắt đều nhau. Bên cạnh đó, vải nhung còn có một lớp lông đẹp, kèm theo một vẻ ngoài mềm mại, sáng bóng.
Xem thêm các chất liệu khác
Vải Gấm là gì? Ưu Nhược Điểm Ứng Dụng Vải Gấm Phù Hợp
Vải Tuyết Mưa Là Gì? Ứng Dụng Của Chất Liệu Tuyết Mưa Hiện nay
Vải jacquard là gì? Ưu và nhược điểm công dụng của jacquard
Nguồn gốc xuất xứ của vải nhung
Xuất hiện vào thế kỷ thứ 14, vải nhung có nguồn gốc tại Đông Á và đến Châu Âu bằng con đường tơ lụa, sau đó phổ biến tại các nước Trung Đông. Nổi tiếng là chất liệu đắt đỏ, vải nhung được sử dụng để may các trang phục hoàng gia. Hiện nay, các chất liệu tổng hợp được ra đời, do đó vải nhung đã được sản xuất nhiều hơn với giá thành rẻ hơn rất nhiều, được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.
Quy trình sản xuất tạo ra vải nhung
Thái Tuấn sẽ giới thiệu đến bạn quy trình sản xuất vải nhung:
Công đoạn vải kép: Ở công đoạn này, vải nhung được làm trên một khung dệt đặc biệt, tạo ra hai mảnh nhung cùng lúc với nhau. Tuy nhiên, chiều cao cọc phải đều nhau, nếu có độ chênh lệch chỉ khoảng nửa cm mà thôi.
Có thể bạn chưa biết, hầu hết chất liệu vải nhung trên thị trường đều được làm từ sợi tổng hợp và sợi tự nhiên. Do đó, để tìm được một tấm vải nhung nguyên chất cực kỳ khó, bởi giá thành của chúng khá đắt. Đây cũng chính là lỹ do tại sao trên thị trường hiện nay vải nhung lại có mức giá khá hợp lý. Bởi chính được làm từ lụa tơ tằm và tơ tằm, ngoài ra còn có một số được làm từ Polyester, nylon, rayon..
Ưu điểm của vải nhung
Những ưu điểm của vải nhung:
- Mềm mịn
- Bắt sáng tốt
- Giữ nhiệt tốt, giữ ấm
- Bền, khó rách, khó nhăn, độ suông rũ đẹp
- Tính thẩm mỹ cao
- Đa dạng về màu sắc
Nhược điểm của vải nhung
- Vải nhung rất dễ bám bẩn, bụi
- Giá thành cao.
- Dễ bị phai màu và rách
- Gây khó chịu trong thời tiết nóng
Các loại vải nhung phổ biến trên thị trường hiện nay
Nhung tăm
Vải nhung tăm là gì? Vải nhung sọc tăm hay còn gọi là vải nhung tăm tiếng anh là Corduroy, có các sớ gân dệt từ các sợi xoắn nằm song song nhau từ đó tạo thành khuôn dọc theo chiều dài vải. Đây là một dạng nhung cứng, có nhiều dây được đặt song song và được khâu lại với nhau. Vải nhung nhám có lịch khá lâu đời, nó đã xuất hiện từ 200 năm trước Công nguyên, bắt nguồn từ kiểu dệt bông “fustian” của người Ai Cập cổ đại, sau đó được cải tiến dần và rất được quý tộc Châu Âu yêu thích.
Nhung tuyết
Vải nhung tuyết (Velvet fabric) thì lại được dệt bằng công nghệ xếp lớp các sợi theo 1 hướng giúp bề mặt vải vô cùng mềm mại và dễ bắt sáng. Bên cạnh đó, để thay đổi sắc độ màu, bề mặt của vải được thiết kế gồm 2 chiều: chiều xuôi tuyết và chiều ngược tuyết, tạo được 2 gam màu trên cùng một tấm vải như vải nhung đỏ, vải nhung đen, mang lại sự nổi bật cho người mặc. Vải nhung budrand (vải nhung cứng) lọai tuyết dày mịn, co giãn rất được ưa chuộng, tính ứng dụng cực cao giúp nó trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thiết kế
Nhung vân
Để thể hiện thêm cho sự xa hoa của loại vải này, sự biến tấu trong quy trình sản xuất khiến các sợi nhung được dệt so le thấp cao tạo nên các hình vân, hoa văn chìm nổi. Các họa tiết như ẩn như hiện giúp vải nhung hoa, vải nhung kẻ trở nên thu hút hơn.
Nhung nỉ
Mang trên mình cả hai ưu điểm của 2 loại vải, có cả độ bắt sáng cao kèm độ dai, không xơ lông khiến vải nhung nỉ (Felt velvet fabric) có đặc tính mịn, mượt và xốp hơn các loại khác do đó có thể giữ ấm như lên. Ngoài ra, để khắc phục độ nặng thường thấy của vải nhung lông ngắn, sự kết hợp với vải nỉ là một sự lựa chọn không thể nào hoàn hảo hơn
Nhung lụa
Thế kỷ XIII, vải nhung lụa (Silk velvet fabric) lần đầu tiên được bày bán tại các khu chợ truyền thống ở Trung Quốc, được như nguồn gốc của chất liệu vải này. Điểm nổi bật của vải nhung lụa là bề mặt lung linh, óng ánh, mềm mại và linh hoạt hơn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc
Xem thêm:
Vải Lụa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Tính Ứng Dụng Của Vải Lụa
Nhung thun
Gần đây, tính năng động, linh hoạt của trang khá được đề cao, vì thế, vải nhung thun (Stretch velvet fabric) hay còn gọi là vải nhung co giãn, được tạo thành đó trộn chung với các chất hóa học như elastan, spandex hay lycra nên vải nhung mỏng khá đàn hồi, co dãn tốt phù hợp cho các khách hàng ưa thích vận động mà vẫn muốn nổi bật
Các chất liệu nhung phổ biến:
Ứng dụng của vải nhung trong thời trang hiện nay
Vải nhung cũng được ứng dụng rất phổ biến trong may mặc. Phụ nữ thường thích hợp với chất liệu này hơn bởi vì chúng có độ bóng nên nam giới ít ai ưa chuộng. Được giới nghệ sĩ đặc biệt là các vũ công rất ưa chuộng. Bởi chúng toát lên được những được cong tuyệt mỹ của cơ thể một cách hoàn hảo hơn. Không những thế ánh đèn sân khấu còn là một lợi thế giúp những người trình diễn được nổi bật và quyến rũ hơn.
Những loại trang phục được may từ vải nhung phổ biến như: Áo thun nam nữ, áo sơ mi nam nữ, áo khoác, áo vest, chân váy, váy suông, váy dạ tiệc, quần short, quần dài, jumsuit, set bộ…
Hy vọng bài viết trên của Thái Tuấn giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải nhung, cũng như những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này.