Silent Treatment là gì? Tại sao sự “im lặng” lại đáng sợ hơn cả?
Silent Treatment là chiêu tâm lý khi ta từ chối sự tồn tại của ai đó bằng cách ngưng phản hồi mọi thứ từ họ. Dù họ có nhắn tin, bắt chuyện, muốn ba mặt một lời giải quyết, ta vẫn lặng lẽ “bơ toàn tập”, thậm chí cô lập và tẩy chay.
Đi ngược với nhu cầu xã hội muốn kết nối của con người, Silent Treatment âm thầm để lại nhiều tổn thương tâm lý cho nạn nhân. Chiêu “im lặng độc hại” này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau từ nặng đến nhẹ như:
- Lơ đẹp mọi tin nhắn trên mạng xã hội.
- Tự động rút lui khi đang tranh cãi (mà không báo trước).
- Né trả lời những câu hỏi mang tính giải quyết, như “mình gặp nhau chia sẻ được không?”.
- Từ chối gặp mặt trực tiếp.
- Chỉ im lặng với 1 người duy nhất, những người khác vẫn bình thường để thể hiện sự phân biệt đối xử.
Silent Treatment xuất hiện ở nhiều nơi hơn bạn nghĩ, từ nặng nề đến nhẹ nhàng tinh tế như:
Trong gia đình, bố mẹ phớt lờ khi con cái tâm sự, đặc biệt các chủ đề nhạy cảm như tình yêu, bệnh tâm lý,...
Trong công việc, đồng nghiệp ngó lơ khi bạn trình bày ý tưởng, làm việc nhóm nhưng “tổng seen” và không ai lắng nghe.
Trong tình yêu, đối phương thường xuyên phớt lờ nỗ lực giải quyết mâu thuẫn của bạn, cố ý không hiểu những gì bạn nói.
Hậu quả Silent Treatment gây ra cho nạn nhân là gì?
Đầu tiên là tổn thương lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đau đớn". Vì bản năng sơ khai con người vẫn cần giao tiếp qua lại để ý thức về sự tồn tại của mình trong tập thể.
Im lặng, do đó trở thành nhát dao cắt đứt mọi nỗ lực gắn kết, khiến một người cảm thấy mình "không được công nhận" và sự tồn tại của mình là vô nghĩa. Tâm lý học ví hành vi im lặng như "vẫy một khúc xương trước mặt chú chó cưng nhưng lại rút ngay về không cho nó được lấy" - khiến nạn nhân rơi vào hố đen ức chế.
Tiếp theo là thao túng tâm lý. Người bị im lặng sẽ rơi vào trạng thái ghét bỏ bản thân, muốn thay đổi tình hình, và có thể xuống nước năn nỉ thậm chí đánh mất bản thân họ.
Tuy được xem là gây hấn thụ động, người chọn im lặng… không phải lúc nào cũng cố tình ác ý. Hầu hết họ đều không hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của Silent Treatment lên người đối diện.
Dưới đây là 3 lý do phổ biến của người sử dụng Silent Treatment, theo PsychCentral.