Lễ vật và văn khấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngày thỉnh Thần Tài Thổ Địa. Có tác dụng thể hiện tấm lòng, sự thành tâm của gia chủ khi thờ cúng. Sau khi đã chọn được địa chỉ thỉnh tượng và mẫu tượng thờ ưng ý, gia chủ tiến hành khai quang cho tượng rồi chuẩn bị lễ vật để cúng Ông Địa Thần Tài. Dưới đây là gợi ý về lễ vật cúng rước Thần Tài Thổ Địa và văn khấn mà gia chủ có thể tham khảo.
Để thỉnh Thần Tài Thổ Địa, gia chủ cần chọn ngày tốt, giờ tốt rồi chuẩn bị bàn thờ, lễ vật tươm tất để tiến hành nghi thức thỉnh Ông Địa Thần Tài. Trước khi chuẩn bị lễ vật, cần chú ý lau dọn bàn thờ, sắp xếp các vật phẩm thờ cần thiết. Nếu còn băn khoăn chưa biết đâu là lễ vật cần chuẩn bị khi thỉnh Thần Tài Thổ Địa, gia chủ có thể tham khảo các thông tin dưới đây.
Tượng Thần Tài Thổ Địa trước khi thỉnh về nhà nên được gửi vào chùa để các sư thầy làm lễ “chú nguyện nhập Thần”. Tiếp đó, gia chủ chọn ngày tốt tháng tốt để thỉnh về an vị trên bàn thờ. Trước khi an vị tượng thì cần tẩy trần bằng các dùng nước lá bưởi hoặc rượu trắng pha loãng, lấy khăn sạch lau nhẹ nhàng.
Lễ vật cúng thỉnh Thần Tài Thổ Địa thường bao gồm:
Để thỉnh Thần Tài Thổ Địa, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng lễ là đồ mới, tập tục của địa phương. Đồ dùng, lễ vật nên được đặt lên bàn thờ trước từ 15 - 30 phút, không nên chuẩn bị quá sớm. Lễ vật cúng rước Thần Tài Thổ Địa trong mâm cúng thông dụng thường bao gồm:
Ngoài ra, ở một số địa phương khác, lễ vật thỉnh Thần Tài Thổ Địa gồm có 1 con gà trống luộc hoặc lợn quay, vịt quay; 10 bông hồng vàng hoặc bông cúc vàng; 1 đĩa xôi gấc; 1 mâm ngũ quả; 5 lá trầu và 5 quả cau, 5 củ tỏi; 1 bao thuốc lá, 5 thẻ hương, 1 chai rượu nhỏ nở nắp; 5 ông ngựa đỏ nhỏ, quần áo thần linh; 10 lễ tiền vàng, 5 mũ ngũ phương long mạch, đại thiếc, tiền thần tài…
Sau khi đã bày trí đầy đủ lễ vật và mâm cúng, gia chủ tiến hành thắp 3 nén hương, sau đó đọc văn khấn. Theo cuốn “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” (NXB Văn hóa Thông tin), nội dung văn khấn như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con là…
Ngụ tại… …
Hôm nay, ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trả quả và các thứ cúng dâng, bày trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúng xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Lễ cúng thỉnh Ông Địa Thần Tài về nhà bao giờ cũng đòi hỏi trang trọng hơn so với thông thường. Có nhiều gia chủ do chưa thỉnh, thờ hai vị này bao giờ nên sẽ còn băn khoăn trong việc thực hiện nghi thức thỉnh Thần Tài Thổ Địa. Gia chủ có thể tham khảo các bước sau đây:
Lúc này, gia chủ cần chọn bàn thờ, vị trí thờ, hướng đặt bàn thờ phù hợp. Quyết định xem sẽ thờ 2 ông là Thần Tài, Thổ Địa hay thờ 3 ông là Thần Tài, Thần Tiền và Thổ Địa. Đồng thời cũng cần chuẩn bị bộ sứ thờ đầy đủ cho bàn thờ gồm bát hương, đĩa trái cây, bình hoa, 2 hũ đựng gạo, muối và 5 kỷ nước.
Sau khi đã chuẩn bị bàn thờ, xác định được vị trí đặt bàn thờ, gia chủ cần chọn tượng thờ và địa chỉ thỉnh tượng. Tượng thờ nên được làm từ chất liệu bột đá cao cấp ở những cửa hàng đồ thờ chuyên nghiệp chuyên phục vụ cho việc thờ cúng. Khi đã chọn được tượng, gia chủ nên gửi tượng vào chùa để được các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn - hô thần nhập tượng. Tượng và các vật phẩm trên bàn thờ cần được tắm rửa bằng nước lá bưởi hoặc rượu trắng pha loãng.
Lúc này, gia chủ cần chọn ngày tốt, giờ tốt để làm lễ thỉnh Thần Tài Thổ Địa. Chuẩn bị lễ vật cúng rước Thần Tài Thổ Địa mới thỉnh. Sắp lễ trước 15 - 30 phút để có thời gian sửa soạn, bổ sung trước khi thực hiện nghi lễ.
Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ rồi trực tiếp đốt nhang (số nhang lẻ), cắm nhang vào bát hương, chắp tay, cúi đầu, khấn vái bài văn thỉnh Ông Địa Thần Tài. Khấn xong thì lùi ra khỏi bàn thờ theo tư thế đi lùi.
Sau khi hết lễ, gia chủ tiến hành hạ lễ, hóa vàng, trong khi hóa vàng có thể khấn xin, chúc Thần Tài Thổ Địa. Đồ cúng lễ thì nên chia cho con cháu trong gia đình, tuyệt đối không vứt bỏ.
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa sẽ bao gồm gà vịt hoặc heo quay, cá lóc nướng, giò chả, xôi gấc, tôm luộc, cua luộc, trầu cau, trái cây tươi, hoa tươi, tiền vàng, hương đèn, rượu, trà nước, bánh trái… Tùy vào từng dịp lễ khác nhau và lễ vật và cách cúng Thần Tài Thổ Địa cũng khác nhau. Cụ thể:
Vào những ngày thường, gia chủ cũng không nên bỏ qua việc sắm sửa lễ vật, đồ cúng cho bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Thực tế, lễ vật cho bàn thờ trong ngày thường rất đơn giản, chủ yếu là trà nước, đồ chay, hoa quả tươi là được.
Mâm cúng lễ đơn giản chỉ cần gồm bình hoa nhỏ, nhang, cà phê, nước trà, thuốc lá, trái cây tươi… Lễ cúng hàng ngày không cần rườm rà phức tạp, chỉ cần gia chủ thành tâm, một lòng tôn kính với Thần Tài, Thổ Địa là được.
Thần Tài Thổ Địa là hai vị thần vừa có thể ăn chay, vừa có thể ăn mặn. Khi chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 1 và 15, nhất là những ngày rằm lớn, gia chủ có thể chuẩn bị đồ chay hoặc đồ mặn tùy ý. Có thể tham khảo mâm cúng Thần Tài Thổ Địa vào ngày rằm như sau:
Vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, tức ngày tiễn ông táo về trời, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang và cúng lễ cho bàn thờ Ông Táo và bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Vào ngày này, mâm lễ thường sẽ bao gồm:
Ngày vía Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, đây là ngày vía thần tài đầu tiên của năm. Ngày lễ này đặc biệt quan trọng với những người thờ Thần Tài. Do đó, các gia đình thường sẽ sắm sửa lễ vật, cúng tạ ơn ông Thần Tài. So với lễ vật cúng rước Thần Tài Thổ Địa mới thỉnh, mâm lễ cúng ngày vía Thần Tài cũng trang trọng không kém, thường bao gồm:
Để cúng Thần Tài Thổ Địa, gia chủ nên cúng vào buổi sáng, vào khung giờ từ 7 - 9 giờ sáng hoặc từ 11 - 13 giờ. Đây được xem là khung giờ đại cát, rất thích hợp để cúng Thần Tài Thổ Địa. Sau khi chọn được giờ cúng, gia chủ tiến hành chuẩn bị mâm lễ cúng, nên sắp xếp bàn trí gọn gàng, ngăn nắp, chỉn chu, tránh bày bị lung tung trên bàn thờ.
Tiếp đó, gia chủ ăn mặc sạch sẽ, trang nghiêm và khấn lạy Thần Tài Thổ Địa với bài văn khấn giống như lúc khấn thỉnh. Trong ngày vía Thần Tài, những người làm ăn, kinh doanh buôn bán thường có quan niệm mua vàng để lấy may.
Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày
Khi có việc muốn xin Thần Tài Thổ Địa, gia chủ có thể bày biện mâm lễ và khấn theo bài khấn sau:
“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là… … niên canh …, … tuổi
Ở tại gia ngôi, số…, đường…, quận… tỉnh (thành) … … Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa - Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được… (lời khấn xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia, bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.”
(Khi khi xong thì gia chủ lạy ba cái)
Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài tương đối đơn giản, không hề cầu kỳ phức tạp. Lễ vật cúng rước Thần Tài Thổ Địa mới thỉnh hay lễ vật cho các ngày thường, ngày rằm cũng không cần quá long trọng, chỉ cần phù hợp với điều kiện của gia đình là được. Ngoài ra, khi thờ cúng Ông Địa Thần Tài, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trên đây là một số thông tin về lễ vật cúng rước Thần Tài Thổ Địa cũng như văn khấn cho ngày thỉnh Ông Địa, Thần Tài. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết, nắm được cách lập bàn thờ, cách thờ cúng sao cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Link nội dung: https://iir.edu.vn/le-vat-cung-ruoc-than-tai-tho-dia-moi-thinh-ve-va-bai-van-khan-a21665.html