Các dạng toán có lời văn lớp 2 kèm bài tập có lời giải

Dạng bài toán có lời văn lớp 2 là một trong những dạng bài tập quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Mỗi bài toán đố sẽ giúp các em học sinh rèn luyện khả năng đọc hiểu và tư duy suy luận tìm ra đáp án đúng. Sau đây, POPS Kids Learn sẽ giới thiệu sơ nét về dạng toán có lời văn và các dạng toán đố lớp 2 kèm bài tập có lời giải qua bài viết sau.

Giới thiệu về dạng bài toán có lời văn lớp 2

Toán có lời văn là một dạng bài tập gắn với thực tế, đòi hỏi học sinh cần phải có kỹ năng đọc hiểu và sự nhạy bén trong cách lập phép tính để cho ra kết quả đúng. Cấu trúc của một bài toán có lời văn sẽ gồm một đoạn văn, trong đó sẽ là những câu văn trần thuật đưa ra các dữ kiện của đề bài và các câu hỏi yêu cầu.

Đối với dạng toán có lời văn lớp 2, các bé học sinh sẽ phải nhận dạng các yếu tố toán học trong đề bài và tìm ra phép tính, lời giải khoa học để cho ra kết quả chính xác nhất. Đây cũng là một trong những dạng bài tập khó và được xem là chiếm nhiều thời gian của học sinh khi làm bài nhất.

Toán có lời văn lớp 2 là một trong những dạng toán quan trọng

Các bước làm bài toán có lời văn lớp 2

Sau đây là các bước làm bài toán có lời văn lớp 2 mà phụ huynh nên tham khảo:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Ở bước này, các em cần phải đọc từng câu trong đề bài một cách cẩn thận, gạch chân những dữ kiện quan trọng. Tránh mắc bẫy của người ra đề nhé! Sau đó, bé nên xác định hai câu hỏi sau:

Bước 2: Tóm tắt đề bài

Sau khi bé đã gạch chân những thông tin quan trọng và trả lời hai câu hỏi trên, bước tiếp theo là tóm tắt đề bài. Cách tóm tắt đề bài đơn giản nhất là gạch đầu dòng những chi tiết quan trọng. Bé có thể tham khảo ví dụ sau:

Đề bài: Bạn Lan có 4 quả cam. Bạn Hà có 10 quả cam. Vậy cả hai bạn có bao nhiêu quả cam?

Tóm tắt:

Bước 3: Phân tích và tìm ra lời giải

Sau khi tóm tắt xong, bước tiếp theo, bé cần xác định phép tính dựa theo yêu cầu của đề bài đã cho. Chú ý những từ khóa quan trọng trong câu hỏi của đề bài.

Ví dụ: “Cả hai”, “tổng cộng” là dấu hiệu của phép tính cộng.

Bước 4: Trình bày bài làm

Đây là bước cuối cùng nhưng cũng là bước quan trọng nhất để quyết định “ăn điểm” của bài toán này. Cách trình bày bài làm thể hiện sự lập luận sắc bén và tư duy logic của bé. Cấu trúc trình bày bài giải sẽ gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số kết luận.

Ví dụ cho bài toán ở bước 2 như sau:

Hướng dẫn các bước giải toán đố lớp 2 đơn giản

Những dạng bài toán có lời văn lớp 2

Sau khi bé đã nắm được khái niệm và quy trình thực hiện dạng toán đố lớp 2, sau đây là một số dạng toán có lời văn lớp 2 thường gặp trong chương trình học:

Các bài toán có lời văn cộng trừ lớp 2

Phép cộng và phép trừ là hai phép tính cơ bản nhất trong chương trình toán lớp 2. Ngoài các dạng toán đặt phép tính rồi tính, các bài tập có lời văn cũng đóng vai trò quan trọng giúp các em hiểu rõ bản chất của hai phép tính này. Một số bài toán có lời văn lớp 2 có chứa phép cộng và phép trừ:

>>> Tìm hiểu thêm: “Mách mẹ mẹo dạy bé học toán cộng trừ có nhớ lớp 2 hiệu quả”

Ví dụ về dạng toán có lời văn lớp 2 phép cộng trừ

Các bài toán có lời văn nhân chia lớp 2 mà bé cần nắm

Phép nhân và phép chia là hai phép tính nâng cao, các bé sẽ được học ở chương trình học kỳ 2 lớp 2. Tuy nhiên, các bé đừng lo lắng vì phép nhân chia lớp 2 chỉ dừng lại ở phạm vi 5 trong bảng cửu chương và là bệ phóng cho toán lớp 3. Một số dạng toán đố lớp 2 có sử dụng phép nhân chia:

>>> Đọc thêm: “Phương pháp học và các dạng toán nhân chia lớp 2”

Ví dụ về bài toán đố lớp 2 phép nhân chia

Các bài toán đố lớp 2 phần hình học

Hình học lớp 2 là một phân nhánh của chương trình toán học lớp 2. Các câu hỏi liên quan đến hình học lớp 2 sẽ liên quan chủ yếu đến kích thước, số đo, độ dài. Dạng toán hình học có lời văn lớp 2 mà bé cần nắm chủ yếu là tính độ dài đường gấp khúc:

Ví dụ về dạng toán có lời văn lớp 2 phần hình học

Một số bài tập và cách giải toán đố lớp 2

Sau khi nắm được các dạng toán có lời văn trọng tâm của chương trình lớp 2, POPS Kids Learn sẽ đưa một số bài tập và hướng dẫn giải bài toán có lời văn lớp 2 để giúp ba mẹ và bé tự luyện tập tại nhà:

Bài 1. Bao gạo thứ nhất cân nặng 50kg, bao gạo thứ nhất nhẹ hơn bao gạo thứ hai 16kg. Hỏi bao gạo thứ hai cân nặng bao nhiêu?

→ Số kilogam bao gạo thứ hai nặng:

50 + 16 = 66 (kg)

Đáp số: 66 kg

Bài 2. An có nhiều hơn Bình 12 viên bi, An lại mua thêm 6 viên bi. Hỏi An nhiều hơn Bình tất cả bao nhiêu viên bi?

→ Số viên bi An nhiều hơn Bình là:

12 + 6 = 18 (viên bi)

Đáp số: 18 viên bi

Bài 3. Hai lớp 2A và 2B trồng được 70 cây, lớp 2A trồng được 36 cây. Hỏi số cây lớp 2B trồng được là bao nhiêu?

→ Số cây mà lớp 2B trồng được là:

70 - 36 = 34 (cây)

Đáp số: 34 cây

Bài 4. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 23 cái ca, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 18 cái ca. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng đó bán được bao nhiêu cái ca?

→ Số ca mà cửa hàng bán được ở ngày thứ hai là:

23 + 18 = 41 (cái ca)

Đáp số: 41 cái ca

Bài 5. Có 3 bạn, mỗi bạn mua 2 viên bi đỏ, 3 viên bi vàng. HHỏi 3 bạn đã mua tổng cộng bao nhiêu viên bi?

→ Số bi mà mỗi bạn mua được là:

2 + 3 = 5 (viên bi)

Số bi tổng cộng của 3 bạn là:

5 x 3 = 15 (viên bi)

Đáp số: 15 viên bi

Mời các ba mẹ tham khảo thêm khoá học toán tư duy tương tác lớp 2 tại POPS Kids Learn với phương pháp học CPA hiện đại, lồng ghép các hoạt động, trò chơi thực tiễn có tính tương tác cao giúp hiểu sâu, nhớ lâu và kích thích niềm đam mê Toán học.

Tham gia khoá học toán tư duy tương tác lớp 2

Bài 6. Học sinh lớp 2B xếp hàng thành 10 hàng, mỗi hàng có 4 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh tất cả?

→ Số học sinh lớp 2B là:

4 x 10 = 40 (học sinh)

Đáp số: 40 học sinh

Bài 7. Một cửa hàng có tất cả 36 đôi giày được xếp vào 9 kệ. Hỏi mỗi kệ có bao nhiêu chiếc giày?

→ Số đôi giày ở mỗi kệ là:

36 : 9 = 4 (đôi giày)

Số chiếc giày ở mỗi kệ là:

4 x 2 = 8 (chiếc giày)

Đáp số: 8 chiếc giày

Bài 8. Đoạn dây thứ nhất dài 43dm, đoạn dây thứ nhất dài hơn đoạn dây thứ hai 18dm. Hỏi đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu?

→ Số đo của đoạn dây thứ hai là:

43 - 18 = 25 (dm)

Đáp số: 25 dm

Bài 9. Một đường gấp khúc có 4 đoạn thẳng với độ dài lần lượt là: 3cm, 4cm, 7cm, 5cm. Độ dài của đường gấp khúc là bao nhiêu?

→ Độ dài của đường gấp khúc là:

3 + 4 + 7 + 5 = 19 (cm)

Đáp số: 19 cm

Bài 10. Một sợi dây có 4 đoạn. Đoạn thứ nhất bằng 5cm. Đoạn thứ hai gấp đôi đoạn thứ nhất. Đoạn thứ ba bằng một nửa đoạn thứ hai. Đoạn thứ tư gấp 3 lần đoạn thứ ba. Hỏi sợi dây đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

→ Độ dài đoạn dây thứ hai là:

5 x 2 = 10 (cm)

Độ dài đoạn dây thứ ba là:

10 : 2 = 5 (cm)

Độ dài đoạn dây thứ tư là:

5 x 3 = 15 (cm)

Độ dài sợi dây là:

5 + 10 + 5 + 15 = 35 (cm)

Đáp số: 35 cm

Các bài tập toán có lời văn lớp 2 thường chiếm nhiều thời gian hơn

>>> Tham khảo thêm: “Tổng hợp các dạng toán cơ bản lớp 2 kèm bài tập mà bé cần nắm”

Trong quá trình giải các bài toán có lời văn lớp 2, các bé sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và khả năng tư duy lập các phép tính cơ bản đến nâng cao. POPS Kids Learn chúc ba mẹ và các bé sẽ chinh phục thành công dạng toán đố lớp 2 và có kết quả học tập tốt nhé.

Link nội dung: https://iir.edu.vn/cac-dang-toan-co-loi-van-lop-2-kem-bai-tap-co-loi-giai-a21393.html