A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.Bảng chữ cái tiếng Việt là bảng chữ cái sử dụng để viết tiếng Việt. Bảng chữ cái tiếng Việt được gọi là "bảng chữ cái Quốc ngữ" và bao gồm các chữ cái sau:
Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục & Đào tạo mới nhất có tổng cộng 29 chữ cái. Trong đó, một số chữ cái như Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư được gọi là "chữ cái có dấu" và được sử dụng để biểu thị các nguyên âm và phụ âm có thanh điệu hoặc nguyên âm kép trong tiếng Việt. Trước đây, khi bỏ qua các chữ có dấu này thì bảng chỉ có 23 chữ (mà dân ta thường nhầm là 24 chữ cái do không thuộc trật tự các chữ).
Bảng chữ cái tiếng Việt cùng với các quy tắc về thanh điệu, ngữ âm và cách phối hợp các chữ cái thành từ và câu, tạo nên hệ thống chữ viết tiếng Việt hiện đại. Dưới đây là bảng chữ cái in thường, in hoa và các dấu thanh đầy đủ:
Ở trường học, các con sẽ sử dụng bảng chữ viết thường, còn trong soạn thảo văn bản máy tính, ta sẽ dùng chữ in thường. Chữ viết thường được tạo từ những nét cơ bản với các nét cong, nét xiên, nét thẳng. Còn chữ in thì đơn giản hơn với nét cong & nét thẳng.
Dưới đây là mẫu bảng chữ cái tiếng Việt có dấu thường được sử dụng để in bảng chữ cái tiếng Việt cho bé.
Tương tự với bảng chữ cái thường, chữ hoa cũng có 2 dạng là chữ hoa thường và chữ hoa in như sau:
Dựa vào bảng chữ cái tiếng Việt được giới thiệu ở phần trên, bạn sẽ nhận thấy sự phân loại giữa nguyên âm và phụ âm. Dưới đây là danh sách các nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt:
Với sự kết hợp của các nguyên âm và phụ âm, tiếng Việt tạo ra các âm tiết và từ ngữ đa dạng. Cấu trúc từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt phụ thuộc vào sự kết hợp và vị trí của các nguyên âm và phụ âm trong từ và câu.
Khi học ngôn ngữ mới nói chung, tiếng Việt nói riêng thì việc học và làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt và số là hành trang đầu đời mà các bé cần phải biết. Vậy nên, trong quá trình dạy trẻ học chữ, đòi hỏi bé phải nắm vững được bộ chữ cái tiếng Việt chuẩn theo thứ tự của chữ thường, chữ hoa và cách phát âm của chúng.
Ví dụ về bảng chữ cái tiếng Việt và cách đọc chữ cái tiếng Việt cho một số từ/cụm từ thông dụng:
Dưới đây là bảng thứ tự chữ cái tiếng Việt và cách phát âm đúng:
Thứ tự Chữ cáiTên chữ cáiCách phát âmThườngHoa 1 a A a a 2 ă Ă á á 3 â Â ớ ớ 4 b B bê bờ 5 c C xê cờ 6 d D dê dờ 7 đ Đ đê đờ 8 e E e e 9 ê Ê ê ê 10 g G giê gờ 11 h H hát hờ 12 i I i ngắn i 13 k K ka ka 14 l L e-lờ lờ 15 m M em-mờ mờ 16 n N en-nờ nờ 17 o O o o 18 ô Ô ô ô 19 ơ Ơ ơ ơ 20 p P pê pờ 21 q Q cu quờ 22 r R e-rờ rờ 23 s S ét-sì sờ 24 t T tê tờ 25 u U u u 26 ư Ư ư ư 27 v V vê vờ 28 x X ích-xì xờ 29 y Y i dài i-gờ-rétLưu ý: Trong tiếng Việt, chữ "q" không bao giờ đứng 1 mình mà luôn đi đôi với "u" thành phụ âm "qu", đọc là "quờ".
Ngoài việc nắm rõ, cách sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt trên, các bé cũng cần phải nắm rõ về các nguyên âm và phụ âm để có thể cấu tạo nên câu và tiếng một cách chính xác.
Trong quá trình học bảng chữ cái Tiếng Việt theo thứ tự trên, bé sẽ dễ gặp một số khó khăn như:
Vậy nên, để khắc phục được những khó khăn trên, đòi hỏi bố mẹ cần phải có phương pháp dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt khoa học, phù hợp thì bé mới có hứng thú học tập hiệu quả.
Xem thêm: Tổng hợp 10+ kênh học bảng chữ cái tiếng Việt online giao diện sinh động, dạy học cực chất
Với cách sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt trên, để giúp bé học và ghi nhớ chúng một cách hứng thú, hiệu quả hơn thì bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau đây:
Để nâng cao tính hiệu quả trong quá trình học bảng chữ cái một cách hoa học hơn, hay trường hợp bố mẹ không có nhiều thời gian để dạy bé học thì những ứng dụng dạy học tiếng Việt là sự lựa chọn hoàn hảo.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ 4.0, có không ít ứng dụng dạy bé học tiếng Việt. Trong đó, Vmonkey là ứng dụng dạy học tiếng Việt online số 1 tại Việt Nam đang được hàng triệu phụ huynh tin tưởng lựa chọn.
Ứng dụng này ra đời với nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất dành cho đối tượng mầm non và tiểu học. Mỗi bài học của Vmonkey đều được phân tích kỹ lưỡng, đa dạng phương pháp dạy từ video, hình ảnh, âm thanh và trò chơi tương tác để bé học tập một cách hiệu quả và hứng thú hơn.
Đồng thời, các bé còn được học tiếng Việt, chữ cái, phát âm, đánh vần, luyện viết, học ngữ pháp thông qua 750+ truyện, 350+ sách nói xoay quanh 10 chủ đề thân thuộc với trẻ. Qua đó giúp tạo nền tảng tiếng Việt vững chắc cho con khi đi học trên trường, cùng như phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng và nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc của trẻ tốt hơn.
>>> HỌC THỬ VMONKEY NGAY: TẠI ĐÂY.
Thay vì để bé học trên sách vở khô khan, bố mẹ có thể trang bị bảng chữ cái với hình ảnh minh họa cho từng chữ sinh động, dễ hiểu hoặc thậm chí đầu tư bảng chữ cái tiếng Việt điện tử để giúp bé học một cách hứng thú hơn. Đồng thời cũng gia tăng khả năng ghi nhớ của bé tốt hơn. Ba mẹ cũng có thể in bảng chữ cái Tiếng Việt khổ lớn để con tiện theo dõi.
Như đã nói trên, cách sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt dựa trên quy chuẩn phiên âm quốc tế. Khi dạy bé cũng không nhất thiết phải học theo thứ tự đó.
Thay vào đó, bố mẹ có thể hướng dẫn con từng chữ một, học theo từng phần từ nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,… để giúp con dễ dàng nhận biết ngữ pháp của câu một cách tốt hơn.
Để gia tăng tính hiệu quả khi dạy bé học tiếng Việt, bố mẹ nên kết hợp với việc dạy con phát âm từng chữ chính xác ngay từ đầu, kèm theo đó là chỉ vào từng chữ và lấy kèm ví dụ về chữ đó. Với cách dạy này ban đầu sẽ hơi khó, nhưng khi con làm quen thì việc học chữ của bé sẽ gia tăng hiệu quả hơn.
Thay vì chỉ học trên sách bảng chữ cái tiếng Việt cho bé, hay lý thuyết suông thì bố mẹ kết hợp với việc vừa cho bé học, vừa cho bé thực hành.
Cụ thể, bạn có thể vừa dạy con bằng việc chỉ vào từng chữ, kết hợp yêu cầu bé phát âm chúng rõ ràng và viết chúng, thậm chí làm bài tập với từng chữ ấy. Việc này sẽ giúp não bộ của bé được rèn luyện tư duy, sáng tạo và ghi nhớ tốt đa, rất có ích cho việc học tập của trẻ giai đoạn này.
Sách chính là nền tảng của việc phát triển ngôn ngữ, tri thức và cảm xúc. Vậy nên, bố mẹ hãy tạo thói quen đọc sách và có niềm đam mê với bộ môn này ngay từ nhỏ để con được tiếp cận với con chữ mỗi ngày hiệu quả.
Như đã nói trên, trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có chữ thường và chữ in hoa. Trên thực tế đây là hai cách viết khác nhau nhưng cách đọc giống nhau. Nhưng về cơ bản thì học chữ in hoa khó hơn chữ in thường.
Vậy nên, bố mẹ hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ABC tiếng Việt in thường trước, đến khi bè đã ghi nhớ thứ tự từng chữ cái từ đầu đến cuối, bạn mới tiến hành cho con làm quen đến chữ in hoa. Với trẻ, hãy cứ nên áp dụng phương pháp dạy học từ dễ đến khó thay vì dễ, khó lẫn lộn.
Để nâng cao sự hứng thú trong quá trình học chữ cái tiếng Việt của trẻ, bố mẹ nên kết hợp với các trò chơi học chữ, từ trò chơi offline đến trò chơi online trên điện thoại như: Tìm chữ còn thiếu, tìm cặp đôi phù hợp, ghép chữ cái,…
Với các bé còn nhỏ, thường các con sẽ yêu thích các giai điệu của thơ, bài hát và ghi nhớ chúng một cách dễ dàng. Vậy nên, bố mẹ cũng có thể dạy bé học chữ thông qua phương pháp này.
Hiện nay cũng có rất nhiều bài thơ giúp bé học chữ tốt hơn như: Bài thơ gà con học chữ, đồng dao, bài thơ về các chữ cái…
Một số bài hát hay giúp con nhanh chóng ghi nhớ bảng chữ cái như: Em học bảng chữ cái, ABC Song, Bảng chữ cái Việt Nam….
Bố mẹ có thể đầu tư các tấm thẻ flashcard học chữ cho trẻ, trên mỗi tấm thẻ là một chữ cái kèm theo ví dụ minh họa tương ứng. Hãy để bé làm quen, học, ghi nhớ từng tấm thẻ rồi sau đó cùng chơi trò chơi dấu thẻ và để bé đoán chữ. Qua đó bé sẽ càng hứng thú và học tập hiệu quả hơn.
Đối với các bé khi mới làm quen với thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt sẽ cảm thấy hơi khó khăn trong việc học và ghi nhớ. Nhưng bố mẹ hãy nhớ nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu” bằng việc kiên trì dạy học cho trẻ một cách từ tốn, ân cần để bé dần dần hiểu và thoải mái trong việc học, từ đó gia tăng hiệu quả học của bé tốt hơn.
Đừng để mỗi bài học chữ của bé trôi qua một cách khô khan mà không giúp bé ứng dụng gì trong thực tiễn, không biết được mục đích của việc học là gì.
Vậy nên, bố mẹ có thể kết hợp với việc học chữ lồng ghép với thực tiễn để con học một cách dễ hiểu hơn. Ở đây, bạn có thể chỉ từng chữ cái trên biển quảng cáo, biển hiệu hay bất kỳ đâu có chữ để yêu cầu con đọc và học chúng. Như vậy bé mới thấy được ý nghĩa của việc học chữ để con hứng thú học tốt hơn.
Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới ==> Hỗ Trợ Việc Học Trên Lớp Của Bé Vượt Trội, Phát Triển Ngôn Ngữ Toàn Diện Hơn Cùng Vmonkey.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về bảng chữ cái tiếng Việt và phương pháp giúp bé học chúng một cách hiệu quả. Vậy nên, bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng, cũng như rèn luyện cho trẻ để con có thể phát triển ngôn ngữ và đạt được kết quả học tập tốt hơn nhé.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/bang-chu-cai-tieng-viet-chuan-theo-bo-gd-dt-moi-nhat-a21176.html