Canvas (hay còn được gọi là vải bố) đang trở thành chất liệu rất đỗi quen thuộc đối với chúng ta. Hẳn là bạn đã từng sử dụng những chiếc túi tote, rèm cửa hay những đôi giày làm từ chất liệu này và bạn cũng hơi bị…quen mặt với em nó rồi đúng không nào? Nhưng liệu bạn có hiểu hết về chất liệu này, cùng Metagent theo dõi bài viết để giải quyết thắc mắc vải Canvas là gì? và biết nhiều hơn về vải Canvas.
Đầu tiên cùng tìm hiểu xem người ta lại gọi đó là vải Canvas cũng như cách thức nó được làm ra như thế nào nhé.
Tên vải Canvas được bắt nguồn từ tiếng Ả Rập là “Canabis”. Nó là tên của một loại cây gai dầu và đây cũng chính là nguồn gốc để làm nên loại vải này. Trong tiếng La-tinh, cây gai dầu được gọi là “Canvas”. Từ đây mà tên gọi vải Canvas được hình thành. Ở giai đoạn đầu của ngành công nghiệp dệt vải, cây gai dầu chính là nguyên liệu để dệt ra những tấm vải này.
Xem thêm: Quần Tây Metagent
Vải Canvas được làm ra bằng cách dệt chặt các sợi với nhau theo phương pháp dệt trơn (còn gọi là dệt ngang), đó là một kiểu dệt rất cơ bản. Các sợi dọc được cố định trên không dệt trong khi các sợi ngang sẽ được đáng đồng ghép vào nhau theo nguyên tắc xen kẽ. Cách dệt của vải canvas cũng gần giống như cách dệt vải của ông bà ta ngày xưa vậy.
Vải Canvas có độ bền cao và độ chống thấm nước tốt, kết hợp với các chất liệu hóa học khác nhằm tăng thêm tính bền, tính thấm nước, tính chống cháy, tính kháng nấm mốc,…
Có khả năng giữ màu vải tốt. Là chất liệu có nguồn gốc từ sợi cotton tự nhiên nên rất lành tính và không gây nguy hại về sức khỏe cho người sử dụng. Có khối lượng tương đối nhẹ và dễ dàng trong việc làm sạch vải.
Vì có khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ của vải canvas thường không được cao so với các loại vải khác.
Do chất liệu dày nên khi giặt thì sẽ khô lâu hơn so với những loại vải khác. Không chịu được tải trọng lớn của những vật quá nặng hay sắc nhọn.
Trên thị trường thời trang hiện nay, có rất nhiều loại vải Canvas khác nhau. Phụ thuộc vào thuộc tính riêng biệt của từng chất liệu mà người ta sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau tùy vào chức năng sử dụng.
Hemp có nguồn gốc xuất phát từ cây “gai dầu”. Loại vải này có nhiều ưu điểm hơn so với vải cotton như khả năng chống nấm mốc, có độ đàn hồi tốt và chịu nhiệt cao hơn vải cotton.
Tham khảo thêm: Quần Khaki
Vải Canvas cotton có tính thẩm mỹ cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được độ bền vốn có, giá thành tương đối rẻ nên đây là chất liệu được nhiều nhà thiết lựa chọn để làm nên những bộ trang phục thời trang chất lượng.
Nếu bạn là người yêu thích sự nhẹ nhàng, đơn giản và mềm mại thì loại vải Canvas cotton muslin chính là sự lựa chọn hàng đầu. Vải này được tạo ra từ sự kết hợp của cây gai dầu muslin kết hợp với bông hữu cơ để cho ra chất vải cotton mềm mại.
Với trọng lượng nhẹ, chất vải mềm mại nên được đưa vào sản xuất các loại áo sơ mi, quần, túi đựng sản phẩm thời trang mang đến một ánh nhìn tao nhã và hết sức tinh tế cho người dùng.
Dòng vải này được sử dụng phổ biến nhất cho việc làm tranh Canvas, các biển quảng cáo ngoài trời, túi xách chống thấm nước. Được làm từ bông, vải lanh kết hợp với polyvinyl clorua (PVC) tăng khả năng chống nước và độ bền của vải.
Vải canvas trơn có độ bền rất cao, thường từ 10 đến 15 năm mới có những dấu hiệu mục rách. Vì thế vải trơn đang dần trở thành một chất liệu hữu ích cho các họa sĩ tranh sơn dầu.
Vải Canvas có các đặc tính riêng biệt và rất dễ để nhận biết, bạn chỉ cần sờ bằng tay hoặc nhìn bằng mắt cũng có thể biết được.
Vì là chất vải được dệt từ chính sợi cây gai dầu nên khi chưa qua sơ chế, chất vải sẽ rất thô, cứng bạn chỉ cần nhìn bằng mắt cũng có thể nhận biết dễ dàng. Ngoài ra, để chắc chắn hơn bạn có thể sờ trực tiếp lên bề mặt vải để nhận biết, chất vải thô, cứng và không mềm mại như những chất liệu vải khác.
Đối với vải Canvas được dệt từ sợi tổng hợp: PE và Nylon thì khi đốt ta sẽ ngửi thấy mùi nhựa khét và khi cháy bị vón cục, không có tro.
Xem thêm: Áo Khoác
Tùy vào chất liệu cũng như tính chất của từng loại vải Canvas khác nhau mà người ta sẽ sẽ làm ra những sản phẩm có các ứng dụng khác nhau cho từng lĩnh vực.
Trong ngành thời trang, vải Canvas được sử dụng rộng rãi để làm túi xách, ba lô, giày dép, quần áo. Sự phát triển của khoa học - công nghệ nhuộm vải, chất liệu vải Canvas có màu sắc sặc sỡ hơn, tính chất tự nhiên của vải cũng được nâng cao hơn. Nhẹ và bền, sản phẩm này đã vượt mặt mọi loại túi da và trở thành sản phẩm độc thân không thể thiếu của rất nhiều người.
Xem thêm: Áo Thun
Nhờ có độ bền và khả năng chống nước tốt, vải Canvas thường được dùng nhiều vào sản xuất giày dép. Có lẽ, các bạn không còn xa lạ gì với thương hiệu giày “Converse”, những chiếc giày vải “quốc dân” của thương hiệu giày nổi tiếng này được làm từ vải Canvas.
Không khó để bạn bắt gặp vải Canvas xuất hiện trong các trang bị gia dụng gia đình. Những chiếc rèm cửa dày dặn chống nắng hay là tác động của tia UV.
Nếu bạn đang có suy nghĩ rằng sự thô cứng và màu sắc đơn điệu của vải Canvas sẽ không phù hợp với thẩm mỹ của bạn thì với công nghệ ngày nay có thể nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau để phù hợp được với nhiều kiểu phong cách cho ngôi nhà của bạn.
Hầu hết vải canvas được sử dụng để may những chiếc túi tote vô cùng đáng yêu. Đây đều là những chiếc túi được giới trẻ rất ưa chuộng.Với trọng lượng nhẹ và độ bền cao đã giúp cho món đồ này trở sự lựa chọn của nhiều người thay vì các loại túi khác.
Bên cạnh sử dụng vải canvas để làm balo, túi xách, thì loại vải này còn được dùng để làm khăn trải bàn cho quán cafe, bàn ăn,….
Vải Canvas dày hơn, chịu va đập tốt nên thường được dùng trong các nhà hàng, khách sạn vì chúng không phải giặt tẩy thường xuyên. Vải Canvas được chọn là vải làm khăn trải bàn thường có họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng, mang phong cách vintage, cổ điển…
Rèm cửa sổ làm từ canvas có bề mặt thô và chắc, không chứa các chất độc hại nên khá được ưa chuộng trong trang trí nội thất. Bạn có thể chọn những tông màu nâu nhẹ màu sắc trung tính phù hợp cho căn nhà của mình nhé.
Chất liệu vải canvas rất thích hợp để làm bìa bọc sổ, bọc sách. Hoa văn trên vải dễ thương tạo nên những cuốn sổ tay đẹp - độc. Bìa sách bằng vải canvas rất bền, bạn có thể dễ dàng vệ sinh và tái sử dụng bìa vải chúng.
Ốp lưng vải canvas dành cho chiếc điện thoại của mình sẽ đưa bạn đến sự đơn giản, hiện đại. Mặt lưng ốp là vải Canvas cho cảm giác êm ái khi cầm.
>>> Da Saffiano là da gì? Da Saffiano có là kẻ thống trị trong các chất liệu chế tác?
Vải Canvas được ứng dụng khá nhiều trong việc thiết kế những mẫu sofa nệm, đệm ghế sofa gỗ cho phòng khách, phòng ngủ để xem tivi…Chính vì chất liệu tốt, mềm dẻo và thân thiện, không gây dị ứng da mà bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều về sản phẩm.
Vải canvas còn được dùng để làm vỏ gối. Màu sắc của vải canvas như màu kem, màu gỗ còn đem đến cảm giác cổ điển, mộc mạc và giản dị. Đặc biệt là đậm chất vintage giúp cho không gian ngôi nhà mang một phong cách riêng, độc đáo, khác biệt.
Ngày nay, với công nghệ in ấn vượt trội. Việc sở hữu những bức tranh tuyệt đẹp và đầy tính nghệ thuật đang ngày càng dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần chọn hình ảnh mình thích, sau đó gửi cho 1 đơn vị in ấn chuyên về tranh canvas, họ sẽ in và đóng thành khung cho bạn.
Nhiều người thường lo lắng rằng vải canvas với độ cứng cao và thô thì sẽ khó để vệ sinh sạch sẽ được. Tuy nhiên, các bạn có thể áp dụng những mẹo làm sạch vải Canvas sau:
Cho dù khá phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhưng ngoài vẫn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh chất liệu vải Canvas
Màu nhuộm trên vải canvas lại có thể giữ được rất lâu, ngay trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nếu bạn muốn sở hữu những vật dụng được làm từ loại vải này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều này.
Tốt nhất bạn nên giặt tay thay vì giặt máy để giữ độ bền cho sản phẩm. Không nên sử dụng sản phẩm nhuộm màu khi nó chưa khô. Làm vậy sẽ khiến cho vết bẩn sẽ quay trở lại nhanh hơn và mùi hôi khó chịu.
Để vải Canvas không bị nhăn, bạn nên dùng “giấm” để làm mềm vải. Ngâm với một ít giấm khoảng 20 đến 30 phút trước khi giặt. Bước làm này sẽ giúp vải mềm hơn và không bị nhăn.
>>> Da Nubuck là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Da Nubuck
Được biết đến là chất liệu vải “không tuổi” vải Canvas đã định vị cho mình một vị trí quan trọng trong lòng khách hàng suốt nhiều năm qua. Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi vải Canvas là gì? Hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn và cho mình cái nhìn tổng quan nhưng không kém phần chi tiết về vải Canvas.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/vai-canvas-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-chat-lieu-canvas-a20935.html