Vải thun - chất liệu phổ biến với tính ứng dụng cao, hàng đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất thời trang, đồ nội thất hay gia dụng,… Tuy nhiên, thông tin về loại vải này như: Vải thun là gì? Cách loại vải thun phổ biến? Ưu và nhược điểm của loại vải này? Cách bảo quản vải thun?,… không phải ai cũng biết. Chính vì lẽ đó, chia sẻ này của Dệt Kim Kiến Hòa sẽ giải đáp đầy đủ - chi tiết nhất về thắc mắc mà hầu hết khách hàng đang đặt dấu chấm hỏi.
Vải thun (tên tiếng Anh Spandex Fabric) là loại sợi tổng hợp, được làm từ chuỗi các chất như cotton, nylon và polyester,… Trên thị trường, đây là chất vải phổ biến với nhiều đặc tính ưu việt (tính đàn hồi/co giãn tốt, độ bền - thoáng khí cao, khả năng bắt màu tuyệt vời,…) với tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực (thời trang, đồ nội thất hay đồ gia dụng,…), dễ dàng gia công và có mức giá không quá đắt đỏ cho chính cả người bán lẫn người mua.
Vào từ Thế chiến thứ II, khi cao su - loại chất liệu cần thiết để sản xuất đồ dùng, thiết bị cho kháng chiến và đời sống dần khan hiếm, mức giá thành cao. Bắt buộc phải tìm ra loại chất liệu vải thay thế, với các đặc tính như “mềm - nhẹ - độ co giãn vượt trội và chi phí rẻ”.
Mất đến 01 thập kỷ, sau hàng loạt thí nghiệm, những sợi Spandex chính thức được ra đời. Bằng sáng chế loại vải thun co giãn đầu tiên được cấp và trao vào năm 1952 tại Đức. Nhưng, phải mất 10 năm, năm 1962 - Công ty Sản Xuất Hóa chất Dupont (Mỹ) mới chính thức độc quyền sản xuất và cung ứng loại vải này vào thị trường, với quy mô toàn cầu.
Theo thời gian, vải thun đang được ứng dụng ngày một rộng rãi. Phổ biến nhất hiện nay là trong ngành công nghiệp may mặc, để sản xuất: quần áo đồng phục, đồ thể thao, đồ bơi, thắt lưng,…
Theo thực tế, vải thun nguyên chất thường không được sử dụng ngay và không có sản phẩm nào được làm 100% từ sợi Spandex, bởi giá sẽ rất đắt. Vì lý do đó, để giảm thiểu chi phí, để bù đắp cho những hạn chế của dòng vải này và để phù hợp cho từng mục đích sử dụng,… Các nhà sản xuất đã kết hợp thêm các loại sợi khác, dệt thành các loại vải thun, gồm sợi tổng hợp/bán tổng hợp hoặc sợi hữu cơ,…
Cho đến nay, có vô vàn các loại vải thun được sản xuất và bày bán trên thị trường, với cấu tạo thành phần riêng biệt. Dệt Kim Kiến Hòa tổng hợp và cập nhật đến quý bạn đọc một số dòng vải thun cơ bản:
Là loại vải được dệt hoàn toàn chất liệu sợi cotton 100% tự nhiên từ sợi bông, không pha thêm tạp chất. Sợi vải này được sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn - thân thiện với làn da, luôn mang lại cảm giác thoải mái khi mặc. Độ co giãn, khả năng thấm hút của thun cotton ở mức tốt, nên giá thành khá cao.
Không gây kích ứng da, điều hòa thân nhiệt linh hoạt là những ưu điểm nổi trội, nên chất liệu này thường được lựa chọn sản xuất trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Có tên gọi khác là vải thun 65/35, đây là loại vải được sản xuất từ sợi CVC “Chief Value of Cotton”, với tỷ lệ thành phần 65% cotton, 35% polyester. Sự pha trộn tỷ lệ giúp vải 65/35 có nhiều ưu điểm như: độ thấm hút, tính co giãn cao, mức giá thấp hơn so với thun cotton,… Đặc biệt, chất vải này cũng giúp khắc phục được hạn chế của sợi cotton nguyên chất là “hay nhăn”.
Ngược với loại vải CVC, vải thun TC (tên gọi khác là vải 35/65) có tỷ lệ 35% sợi cotton và 65% sợi polyester. Vì tỷ lệ sợi cotton ít, chỉ chiếm ⅓ nên loại vải này ít nhăn hơn, gần như là không nhăn khi giặt hoặc vò nhẹ.
Tính thấm hút và cả chất lượng của vải TC ở mức vừa, nên so về giá cũng rẻ hơn so với vải cotton 100% và vải CVC.
Nếu bạn đang thắc mắc thun lạnh là gì? Được biết, đây là chất vải sản xuất từ 95% sợi polyester và 5% spandex, tùy nhà sản xuất có thể bổ sung thêm 2-5% sợi bông để sợi thun lạnh mềm mịn và trơn hơn. Khi sợ trực tiếp vào vải, bạn sẽ có cảm giác mát lạnh. Loại vải này có bề mặt trơn bóng, bảng màu tươi sáng và phong phú, phù hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Được dệt hoàn toàn từ sợi polyester, nên vải thun PE sở hữu toàn bộ đặc tính, từ độ bền cao, không nhăn, không nhàu, form vải cứng cáp, dễ giặt giũ và cả dễ bảo quản. Khả năng co giãn 2 chiều của vải PE có hạn chế nhưng vì lợi thế giá rẻ, nên chất vải này vẫn được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực.
Sợi vải chính để dệt vải thun poly là được dệt từ Polyester, với độ bền cao và thường không nhăn khi giặt, vò. Chất vải thun poly khá dày, cấu trúc dệt khít nên độ co giãn cũng có phần hạn chế. Chất vải này có giá khá rẻ, thường được sử dụng làm quần áo ngủ mặc nhà, váy liền thân hoặc găng tay,…
Những hạt nhỏ trông như hạt mè trên bề mặt vải cũng là lý do để loại vải này có tên như vậy. Các hạt nhỏ giúp việc trao đổi khí qua bề mặt vải mè diễn ra dễ dàng hơn. Với ưu điểm này nên chất vải mè được dùng may quần áo thể thao hoặc may váy cho phái đẹp.
Loại vải này được dệt từ các thành phần khác nhau: Polyester, Cotton,.. Kết cấu đặc trưng của chất vải này là bề mặt gồm nhiều lỗ nhỏ, khoảng cách của các sợi dệt to hơn so với vải thun cotton. Có các loại phổ biến như:
Với loại này, sợi cotton chiếm 100% từ sợi bông nguyên chất. Đặc trưng là thấm hút cực tốt, dễ dàng chuyển hóa hơi ẩm ra bên ngoài. Do đó, vải này khá khó mua và mức giá cần chi trả cũng khá cao.
Tham khảo: Mẫu vải cá sấu coton 100% tại Dệt Kim Kiến Hòa
Như tên gọi, loại vải này có thớ vải dày, to và cứng. Đồng thời, ít co giãn hơn nên vải ít khả năng chảy hay xộc xệch sau nhiều lần giặt.
Làm từ chất liệu tổng hợp, dệt kín nên có bề mặt đẹp và độ bền cao. Chất vải cũng ít khi bị xù lông, khó bị nhăn khi vò, nhưng dễ ra màu nên hạn chế phơi ngoài trời nắng gắt hay giặt chung với các quần áo khác.
Kết hợp 65% cotton và 35% polyester nên chất vải này có thớ vải đẹp, bền với khả năng thấm hút tốt. Chất vải cũng ít gặp tình trạng xù lông, nhưng loại vải này cũng dễ bay màu, tương tự vải thun cá sấu thái.
Loại vải cá sấu polyester không bao giờ xù và được xem là ông hoàng trong làng vải may đồng phục. Tỷ lệ của loại vải cá sấu này là 95% sợi Polyester và 5% sợi Spandex. Bề mặt vải láng mịn, trơn trượt, vải ít thấm nước và ít bị co rút.
Còn có tên gọi khác là vải thun borip, đây là là loại vải thun chất lượng cao, có bề mặt gồm nhiều đường rãnh gân chạy dọc, gần giống vải len gân. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này là độ co giãn rất tốt.
Vải thun tăm khá phổ biến và được ưa chuộng bởi kiểu dáng và thiết kế, với những đường kẻ dọc trên bề mặt vải. Thun tăm là sự kết hợp của sợi tổng hợp polyester và spandex nên vừa có độ bền cao, khả năng chống biến dạng tốt. Nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao và tạo ra cảm giác thoải mái khi mặc.
Vải thun xốp có khả năng thấm mồ hôi tốt và ở bề mặt vải thường có nhiều hoa văn. Chất vải khá mềm, không bị nhăn,…. đặc biệt phù hợp để may các loại trang phục dành cho phái nữ.
Bên cạnh loại sợi, kiểu dệt cũng là một trong những tiêu chí được dùng để phân loại vải. Tùy kiểu dệt sẽ tạo nên những bề mặt vải thun khác nhau. Nên bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt, chỉ bằng mắt thường hoặc dùng tay sờ - vò bề mặt cảm nhận:
Ngoài ra, còn có các kiểu dệt khác cho ra nhiều loại vải: vải da cá, vải thun mè,…
Nếu phân loại theo độ co giãn của chất liệu, vải thun được chia thành 02 loại chính:
Như đã chia sẻ, vải thun sở hữu nhiều đặc tính ưu việt, nên rất được lòng người tiêu dùng. Mặc dù có nhiều loại vải thun khác nhau tùy theo chất liệu, kiểu dệt hay mức độ co giãn,… Song, tất cả những loại này vẫn có chung những ưu - nhược điểm như:
Điểm trừ của chất thun là đối với một số loại vải điển hình như vải da cá chất khá dày, nên hạn chế dùng vào mùa hè. Một số vải thun có thành phần polyester sẽ khá bí bách, nóng nực và tạo cảm giác khó chịu cho người mặc.
Phần lớn, đồ thể thao (chạy bộ, đạp xe, cầu lông,…) thường sử dụng chất thun. Những chiếc áo phông cho nam/nữ cũng được cắt may từ loại này và rất được ưa chuộng vì hợp thời trang, đẹp mắt,… Vải thun cũng được sử dụng để làm khăn choàng, khăn tắm,… với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc khác nhau.
Mức giá phải chăng và những ưu điểm nổi bật cũng là lợi thế để chất liệu này được các xưởng may/ công ty dùng may đồng phục,… Một số loại vải còn được chọn dùng sản xuất trang phục cho mùa đông.
Không chỉ quần áo, chất thun cũng được sử dụng để các món đồ nội thất: khăn trải bàn, rèm cửa, chăn ga gối đệm,… mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sống lý tưởng.
Trước khi có quyết định mua vải thun co giãn ở bất kỳ địa chỉ nào, khách hàng cũng nên tham khảo giá và chất lượng sản phẩm ở nhiều nơi. Từ đó, bạn có thể chọn được chất vải có chất lượng tốt với giá phải chăng.
Trên thị trường, mỗi cơ sở sẽ có bảng giá khác nhau, từ 80.000-190.000 VND/Kg tùy loại. Tại Dệt Kim Kiến Hòa, mức giá cụ thể theo kg của một số loại vải chính như sau:
*Lưu ý: Mức giá có thể thay đổi hoặc chênh lệch không đáng kể, tùy thuộc vào thời điểm, nguyên liệu sản xuất,…
>> Quý khách hàng cần báo giá chất vải thun số lượng lớn theo yêu cầu, vui lòng liên hệ hotline 0937 887 388 để nhận báo giá chính xác - chi tiết nhất!
Bất kỳ chất liệu/sản phẩm nào có tính phổ biến đều có thể xuất hiện tình trạng “trà trộn” hàng nhái/hàng giả/hàng kém chất lượng,… Người tiêu dùng cần nắm chắc được cách phân biệt chất liệu vải thun, để chọn mua được những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Dệt Kim Kiến Hòa chia sẻ đến quý khách hàng một số kinh nghiệm và mẹo kiểm tra đơn giản như sau:
1. Nhận biết bằng mắt thường - Với những người có kinh nghiệm, làm lâu năm trong ngành may mặc, chỉ cần sơ qua cũng có thể đoán chính xác: loại vải, mức giá, chất lượng,… Nhìn trực quan được xem là cách thức đầu tiên và phổ biến nhất. Song, đối với người dùng không quá am hiểu, hãy xem kỹ:
2. Cảm nhận trực tiếp bằng tay:
3. Kiểm tra tính thấm hút: Như bạn đã biết, vải thun có đặc tính thấm hút cao. Bởi lẽ đó, có thể sử dụng nước đổ trực tiếp lên bề mặt vải để kiểm tra và đánh giá tính háo nước của chất vải.
Dễ dàng bảo quản để đạt được độ bền và tuổi thọ cao nhất là điều không thể phủ nhận sức lan tỏa của các trang phục, đồ dùng vải thun. Để các sản phẩm chất thun luôn bền - đẹp lâu dài theo thời gian, người dùng chỉ cần lưu ý những điểm trong quá trình vệ sinh - bảo quản:
Vệ sinh:
Bảo quản:
Thị trường vải thun tại Việt Nam nói chung được đánh giá cao với rất nhiều sự lựa chọn về mức giá và tính phù hợp theo nhu cầu, mục đích sử dụng. Tuy có rất nhiều các chợ, đơn vị cung ứng vải thun tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành khác. Nhưng, không phải địa chỉ nào cũng là nơi đáng tin cậy và có thể hỗ trợ mọi yêu cầu từ khách hàng.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được nhà cung cấp chất vải thun đáng tin cậy và uy tín. Hãy liên hệ trực tiếp với Dệt Kim Kiến Hòa - Công Ty sản xuất vải dệt kim - chuyên “dệt - nhuộm - căng kim - cào lông - in bông và hoàn tất các loại vải”.
Với quy mô rộng lớn, gồm: nhà máy dệt hơn 10.000m2; nhà máy nhuộm đến 6.8000m2 và văn phòng trưng bày - kinh doanh có kho chứa tới 5.000m2. Sở hữu đội ngũ nhân sự với hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất trong ngành dệt và 15 năm kinh nghiệm trong ngành nhuộm, Dệt Kim Kiến Hòa tự hào là đơn cung cấp vải thun chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Mua vải thun tại Dệt Kim Kiến Hòa, bạn luôn có mức giá tốt nhất, tiết kiệm từ 10-30% so với thị trường. Điều này có được nhờ lợi thế sở hữu xưởng sản xuất riêng, tối ưu được quy trình nên kiểm soát tốt mọi chi phí.
Dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất - cung ứng các loại vải trên thị trường. Dệt Kim Kiến Hòa cam kết không ngừng cố gắng - cải thiện nhằm mang lại “giá trị lợi ích bền vững” cho khách hàng. Mọi sản phẩm được giao tận tay quý khách hàng sẽ là:
Trên đây là những chia sẻ của Dệt Kim Kiến Hoa về vải thun - loại vải phổ biến với tính ứng dụng cao hiện nay. Chúng tôi tin rằng, những thông tin này sẽ hữu ích và giúp cho bạn khi tìm hiểu và tìm mua loại vải thun phù hợp với nhu cầu nhất.
Theo đó, bạn đang tìm mua vải thun chất lượng cao với giá cạnh tranh nhất. Vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dệt Kim Kiến Hòa
Hotline: 0937 887 388
Email: [email protected]
Địa chỉ:
> Dệt Kim Kiến Hòa luôn sẵn sàng tư vấn - báo giá cho khách hàng theo số lượng “lớn - vừa và nhỏ”, tùy nhu cầu với mức giá tốt nhất!
Link nội dung: https://iir.edu.vn/vai-thun-la-gi-cac-loai-vai-thun-uu-nhuoc-diem-va-cach-bao-quan-a20789.html