CO + O2 → CO2 | CO ra CO2

Phản ứng CO + O2 → CO2

CO + O2 → CO2 | CO ra CO2

1. Phương trình CO cháy trong không khí

2CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CO2

2. Điều kiện phản ứng CO cháy trong oxi

Nhiệt độ.

3. Bản chất của CO (Cacbon oxit) trong phản ứng

Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường rất trơ, chỉ tác dụng được với các phi kim như O2, Cl2,... trong điều kiện nhiệt độ cao.

4. Tính chất hóa học của CO

CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí (dCO/kk = 28/29), rất độc.

4.1. CO là oxit trung tính

Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, axit, bazơ.

4.2. CO là chất khử

Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại

CO + CuO → CO2 + Cu

2CO + Fe3O4 → 3Fe + 2CO2

2CO + O2 → 2CO2

5. Tính chất vật lý của CO

Cacbon monoxit sẽ có công thức phân tử CO theo dạng C≡O. Trong đó có một liên kết theo dạng cho nhận với phân tử khối 28.

6. Tính chất hóa học của O2

- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).

- Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.

- Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

6.1. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au và Pt), cần có to tạo oxit:

6.2. Tác dụng với phi kim

Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:

ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:

6.3. Tác dụng với hợp chất

- Tác dụng với các chất có tính khử:

- Tác dụng với các chất hữu cơ:

7. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với khí oxi?

A. C2H4, Ag, Al, Fe, CuO.

B. BaCO3, K, Na, Cu, S.

C. C2H4, Na, Al, Fe, S.

D. C2H6O, Mg, CO2, P, CH4.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Trong các chất sau: BaO, Mn2O7, P2O5, CO, Fe2O3, SiO2, CuO, H2S, NH3. Dãy gồm các oxit bazơ là

A. CO, Fe2O3, SiO2.

B. BaO, Mn2O7, H2S.

C. Fe2O3, SiO2, NH3.

D. BaO, Fe2O3, CuO.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Những nhận định nào dưới đây không đúng về khí oxy?

(1) Oxy tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng.

(2) Khí oxy tan nhiều trong nước.

(3) Khí oxy duy trì sự sống và sự cháy.

(4) Trong không khí, oxy chiếm 78% về thể tích.

(5) Khí oxy không màu, không mùi, không vị.

(6) Thu khí oxy trong phòng thí nghiệm bằng cách đẩy không khí

A. (1), (2), (6)

B. (2), (4),

C. (3), (4), (5)

D. (1), (5)

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 4. Nhận định đúng về tính chất vật lí của cacbon oxit là

A. chất khí nặng hơn không khí.

B. chất khí không màu, không mùi, rất độc.

C. chất khí tan nhiều trong nước.

D. chất lỏng ở điều kiện thường.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Cacbon oxit là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí (dCO/kk = 28/29), rất độc.

A sai vì cacbon oxit là chất khí nhẹ hơn không khí.

B đúng vì cacbon oxit là chất khí không màu, không mùi, rất độc.

C sai vì cacbon oxit là chất khí ít tan trong nước.

D sai vì cacbon oxit là chất khí ở điều kiện thường.

Câu 5. Nhận định nào sau đây sai?

A. Cacbon monoxit không tạo ra muối và là một chất khử mạnh.

B. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được tất cả các oxit kim loại giải phóng kim loại.

C. than gỗ được dùng để chế thuốc súng, thuốc pháo, chất hấp phụ.

D. than muội được dùng để làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. CO khử được oxit kim loại nào sau đây?

A. Al2O3.

B. BaO.

C. Fe2O3.

D. MgO.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Ở nhiệt độ cao, các chất CO, H2, C khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

CO khử được oxit Fe2O3.

Câu 7. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây

A. Fe2O3 và CuO

B. Al2O3 và CuO

C. MgO và Fe2O3

D. CaO và MgO.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Link nội dung: https://iir.edu.vn/co-o2-co2-co-ra-co2-a20328.html