Phản ứng: NaNO3 → NaNO2 + O2 ↑
1. Phương trình điện phân nóng chảy NaNO3
2. Điều kiện phản ứng
Phản ứng xảy ra khi nung nóng.
3. Cách thực hiện phản ứng
Nhiệt phân NaNO3.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Có khí thoát ra, khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm so với trước phản ứng.
5. Tính chất hóa học của NaNO3
NaNO3 có tính chất oxy hóa khử khi cho kẽm tác dụng với NaNO3 trong dd NaOH:
NaNO3 với phản ứng trao đổi khi Đun hỗn hợp natri nitrat (NaNO3) với axit sunfuric (H2SO4) đặc. Hơi HNO3 thoát ra được dẫn vào bình làm lạnh và ngưng tụ.
NaNO3 với phương trình hóa học hữu cơ khi Cu tác dụng với H2SO4/NaNO3.
3Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3 → 4H2O + Na2SO4 + 2NO + 3CuSO4
6. Tính chất vật lí của NaNO3
Natri nitrat là một chất rắn màu trắng, không màu có vị ngọt và tan trong nước.
Độ tan trong nước:
730 g/l (0 oC)
921 g/l (25 oC)
1800 g/l (100 oC)
Độ hòa tan trong chất khác: tan rất tốt trong amoniac; tan được trong cồn.
Khối lượng mol: 84.9932 g/mol.
Khối lượng riêng; 2.257 g/cm3, rắn.
Điểm nóng chảy: 308 °C (581 K; 586 oF).
Điểm sôi: 380 °C (653 K; 716 oF) (phân huỷ).
7. Bạn có biết
Tương tự như NaNO3, các muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh bị phân hủy tạo ra muối nitrit và oxi.
Ví dụ 1:
Nhiệt phân muối NaNO3 thu được sản phẩm là
A. NaNO2, O2. B. Na2O, O2. C. Na2O, NO2, O2. D. Na, NO2, O2.
Hướng dẫn giải
2NaNO3 2NaNO2 + O2 ↑
Đáp án A.
Ví dụ 2:
Nhiệt phân muối nitrat nào sau không thu được muối nitrit?
A. NaNO3. B. KNO3. C. LiNO3. D. Mg(NO3)2.
Hướng dẫn giải
2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2 ↑
Đáp án D.
Ví dụ 3:
Thể tích khí ở đktc thoát ra khi nhiệt phân hoàn toàn 8,5g NaNO3 là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Hướng dẫn giải
V = 0.05.22,4= 1,12 lít.
Đáp án A.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/nano3-nano2-o2-nano3-ra-nano2-nano3-ra-o2-a20321.html