Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Màu nâu là một trong các gam màu sắc cổ điển đã được khai phá từ rất lâu đời và vẫn được sử dụng vô cùng phố biến cho tới tận ngày nay. Có thể nói rằng tầm ảnh hưởng của màu nâu là quan trọng bậc nhất trong bảng màu trong mọi ngành nghề thiết kế.

Vậy ý nghĩa của màu nâu là gì? Hãy cùng An Thịnh Tiến Plastic tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa và nguồn gốc của màu nâu

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của màu nâu, hãy điểm qua định nghĩa của màu sắc này cùng nguồn gốc tạo nên màu nâu ngày hôm nay nhé.

1.1 Màu nâu là gì?

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Màu nâu là gì?

Màu nâu có thể được tạo ra bằng cách kết hợp màu đỏ với màu xanh lá hoặc màu vàng với màu tím hoặc màu cam với màu xanh dương tùy theo tỉ lệ đậm nhạt của màu sắc. Đây là một màu sắc rất gần gũi với thiên nhiên bởi màu nâu có màu sắc tương tự như màu của đất, một trong các nguyên tố thiêng liêng hình thành từ rất lâu đời và gắn bó với con người từ thuở sơ khai.

1.2 Nguồn gốc của màu nâu

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Nguồn gốc của màu nâu

Màu nâu là màu sắc đã xuất hiện từ rất lâu đời và được khai phá trong các lăng mộ cổ và các tác phẩm điêu khắc. Trong tiếng Việt, tên gọi “màu nâu” bắt nguồn từ thiên nhiên bởi màu này tương tự màu của đất đại diện cho sự phồn vinh và bền chắc của tất cả mọi người.

2. Ý nghĩa của màu nâu trong đời sống thường ngày

Màu nâu đóng vai trò rất lớn trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ tình yêu, phong thủy cho đến thiết kế,... Vậy để tìm hiểu ý nghĩa của màu nâu trong đời sống thường ngày, dưới đây sẽ là giải đáp cụ thể nhất.

2.1 Ý nghĩa của màu nâu trong tình yêu

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Ý nghĩa của màu nâu trong tình yêu

Màu nâu trong tình yêu đại diện cho sự mộc mạc và bình yên vì vậy những người yêu thích màu nâu là những người rất tôn thờ sự nhẹ nhàng, sự trầm lắng lãng mạn mà tình yêu đem đến. Tình yêu trong họ đóng vai trò rất quan trọng nên màu nâu chính là gia vị ngọt ngào mà bạn đang tìm kiếm.

Màu nâu cũng là màu sắc tương tự như những thanh kẹo socola ngọt mềm nên đây chính xác là màu sắc đại diện cho tình yêu các cặp đôi hằng mong muốn.

2.2 Ý nghĩa của màu nâu trong thiết kế

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Ý nghĩa của màu nâu trong thiết kế

Trong kiến trúc và thiết kế, màu nâu đại diện cho vẻ đẹp tinh tế và sang trọng trong mọi ngành nghề từ thời trang, nội thất, banner, tranh ảnh nghệ thuật,... Hơn nữa, màu nâu là một tông màu ấm áp tạo nên không gian ấm cúng, đơn giản nhưng không kém phần đặc sắc và trang nhã.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy màu nâu trong thiết kế nhà ở của những căn hộ triệu đô hoặc trong cách phối màu của các thương hiệu thời trang lớn điển hình như Louis Vulton.

2.3 Ý nghĩa của màu nâu trong phong thủy nhà ở

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Ý nghĩa của màu nâu trong phong thủy nhà ở

Màu nâu có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy nhà ở và thường được lựa chọn trong thiết kế nội ngoại thất đặc biệt là đối với những người mang mệnh Thổ hoặc mệnh Thủy (Theo quy tắc Thủy sinh Thổ).

Không chỉ đem lại cảm giác ấm áp và sang trọng, màu nâu tại Việt Nam đặc biệt được yêu thích sử dụng trong nội thất nhờ vẻ đẹp truyền thống đã gắn liền với ông cha ta từ rất lâu đời.

2.4 Ý nghĩa của màu nâu trong nội thất

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Ý nghĩa của màu nâu trong nội thất

Theo nhà thiết kế Jenna Schumacher của Insert Design Studio, các màu lạnh như xám và trắng đang dần được thay thế bởi những tông màu ấm như gỉ sắt, xanh lá cây, và đặc biệt là màu nâu. Màu nâu là một gam màu trung tính, mang đến cảm giác ấm áp và thoải mái cho không gian nội thất đồng thời nó cũng thêm vào một chút vẻ cổ điển, tạo nên sự tinh tế và sang trọng.

Một điểm mạnh nữa của màu nâu là khả năng phối hợp dễ dàng với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một nền màu hài hòa và không bao giờ lỗi mốt. Khi bạn chọn màu nâu cho nội thất, không gian sống của bạn sẽ trở nên hiện đại, ấm cúng hơn bao giờ hết.

2.5 Ý nghĩa của màu nâu trong văn hóa

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Ý nghĩa của màu nâu trong văn hóa

Màu nâu là màu của đất và nó mang rất nhiều ý nghĩa đối với từng quốc gia, từng nền văn hóa khác nhau. Lần đầu tiên màu nâu được phát hiện là trong các lăng mộ tiền sử và trên các bức tranh chạm khắc cổ xưa.

Ở châu Phi, màu nâu được sử dụng trong các nghi lễ thôi miên do tác động mạnh mẽ của nó đến tâm trí con người. Vì lý do này, màu nâu thường được chọn cho phòng ngủ để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tại Hy Lạp, màu nâu được xem là biểu tượng của nữ thần nông nghiệp, tượng trưng cho mùa màng bội thu và năng suất lao động cao. Trong các năm cuối thế kỷ 14, màu nâu đã trở nên phổ biến trong các tác phẩm mỹ thuật và hội họa.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia thì màu nâu lại đại diện cho sự nghèo khó. Điều này thể hiện rõ qua trang phục, khi mà tầng lớp quý tộc và vua chúa diện những màu sắc rực rỡ như vàng và đỏ thì người lao động thường mặc quần áo màu nâu cũ kỹ và bẩn thỉu.

2.6 Ý nghĩa của màu nâu trong tôn giáo

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Ý nghĩa của màu nâu trong tôn giáo

Trong văn hóa Kitô giáo, màu nâu thường được liên kết với sự đam mê và các thế lực tăm tối. Ngược lại, trong Hồi giáo, màu nâu tượng trưng cho sự tàn phá, những điều tiêu cực và suy đồi. Dù vậy, khi nhắc đến màu nâu, nhiều người thường nghĩ ngay đến sự nghèo đói và thiếu thốn.

3. Cách sử dụng màu nâu trong đời sống thường ngày

Ý nghĩa của màu nâu là rất đa dạng và mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có một góc nhìn khác về màu nâu. Vì thế chúng có rất nhiều cách sử dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày từ thiết kế nhà ở, thời trang lẫn thiết kế đồ họa.

3.1 Sử dụng màu nâu trong thiết kế nhà ở

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Sử dụng màu nâu trong thiết kế nhà ở

Trang trí nhà ở bằng màu nâu tone-sur-tone đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thiết kế nội thất lẫn nhà ở hiện nay. Màu nâu tạo ra một cảm giác dễ chịu và thư giãn rất phù hợp cho các không gian như phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung, nơi các thành viên trong gia đình thường xuyên tụ tập, trò chuyện và kết nối.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng màu nâu phối cùng màu vàng, màu trắng, màu đỏ, màu nâu nhạt hơn,... mà vẫn đảm bảo

Sử dụng màu nâu trầm về mặt tinh thần còn góp phần làm giảm bớt những xung đột nhỏ nhặt trong gia đình khi đây là màu sắc của sự ngọt ngào giúp giải tỏa những áp lực và mẫu thuẫn giữa các hành viên trong gia đình.

3.2 Sử dụng màu nâu trong phối đồ thời trang

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Sử dụng màu nâu trong phối đồ thời trang

Có nhiều cách phối đồ với màu nâu để tạo nên một tổng thể hài hòa và phong cách. Nếu bạn muốn một set đồ trẻ trung và năng động, hãy kết hợp màu nâu với các tông màu như đen, xanh dương, xanh lục, be, hoặc đỏ.

Ngược lại, nếu bạn muốn phối đồ với vẻ ngoài trưởng thành và thanh lịch thì bạn có thể phối theo cách tone sur tone. Ví dụ, phụ nữ có thể chọn quần nâu kết hợp với áo cùng tông màu nâu để tạo nên sự đồng nhất. Đối với nam giới, việc kết hợp quần nâu với áo sơ mi caro hoặc áo vest cùng tông màu nâu sẽ mang lại vẻ ngoài tinh tế và thanh lịch.

3.3 Sử dụng màu nâu trong thiết kế đồ họa

Với sự cổ điển và trầm lắng, màu nâu đặc biệt phù hợp với các thiết kế mang phong cách vintage. Trong văn hóa Việt Nam xưa, màu nâu trên trang phục thể hiện sự thân thiện, trìu mến và gần gũi.

Màu nâu cũng rất lý tưởng cho các ngành dịch vụ như quán cà phê và nhà hàng, nơi mà sự ấm áp và sự mộc mạc của màu sắc này có thể tạo ra một không gian thư giãn và thoải mái cho khách hàng.

Ý Nghĩa Của Màu Nâu Trong Thiết Kế Và Đời Sống Thường Ngày

Sử dụng màu nâu trong thiết kế đồ họa

Màu nâu luôn đem lại sự thoải mái, dịu nhẹ và thư giãn cho bất kỳ không gian riêng, không gian chung hay không gian sáng tạo nào. Hy vọng qua bài viết này, các độc giả của An Thịnh Tiến Plastic đã có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ xoay quanh chủ đề ý nghĩa của màu nâu nhé!

Link nội dung: https://iir.edu.vn/y-nghia-cua-mau-nau-trong-thiet-ke-va-doi-song-thuong-ngay-a20094.html