Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng? Nếu bạn đang tìm kiếm các định nghĩa về nhiệt lượng và các công thức liên quan để biết thêm các kiến thức bổ ích hoặc phục vụ cho việc học tập thì bài viết này Wisevietnam sẽ mang đến cho bạn các thông tin xoay quanh lĩnh vực này.
Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng là gì? Để tìm hiểu nhiệt lượng là gì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhiệt là gì nhé.
Nhiệt là một năng lượng dự trữ tồn tại khi các hạt cấu tạo vật chất chuyển động hỗn loạn và sinh ra nhiệt.
Khi các hạt phân tử chuyển động không ngừng và hỗn loạn trong vật chất, khi đó chúng sinh ra động năng.
Tổng các động năng là nhiệt năng của vật: Động năng dao động của các nguyên tử cấu tạo nên phân tử + động năng chuyển động của khối tâm phân tử + động năng quay của phân tử quanh khối tâm chung.
Nhiệt năng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhiệt độ. Khi nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt năng càng cao vì khi đó các hạt phân tử trong vật chất chuyển động nhanh.
Nhiệt còn có thể trao đổi qua các quá trình dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ,..
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật mất đi hoặc nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt lượng thường được ký hiệu là Q.
Nhiệt lượng của vật sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sự tăng nhiệt của vật: Khi nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào lại càng cao.
Chất/vật liệu cấu tạo nên vật sẽ quyết định vật có toả nhiệt nhiều hay không.
Khối lượng của vật: Khi khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu được cũng càng lớn.
Nhiệt dung riêng là gì? Trong công thức tính nhiệt lượng, nhiệt dung riêng có một vai trò rất quan trọng.
Nhiệt dung riêng cũng chính là những nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho đơn vị đo lường nào đó.
Cụ thể, bạn có thể dùng nhiệt dung riêng để đo số phân tử, số mol hoặc đo khối lượng,..
Nhiệt dung riêng thường được dùng trong các phép tính nhiệt lượng cho các nguyên, vật liệu thi công, xây dựng.
Đơn vị dùng để đo nhiệt dung riêng là:
Joule/Kilogam/Kelvin
hoặc
Joule/Mol/Kelvin
hay:
J-Kg-1; J/(kg-K).
- Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c.Δt
Trong đó:
m: là khối lượng của vật (kg)
c: là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
Δt: là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)
Δt = t2 - t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng.
Q: là nhiệt lượng thu vào của vật (J).
- Đơn vị đo nhiệt lượng là jun (J), kilojun (kJ): 1kJ = 1000 J.
Ngoài J, kJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, kcalo (kcal):
1 kcal = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J.
- Chú ý:
+ Đơn vị của khối lượng phải để về kg.
+ Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích V thì ta phải tính khối lượng m theo công thức: m = V.D. Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m3.
Phương trình cân bằng nhiệt:
Q thu = Q toả
Q thu: là tổng nhiệt lượng của các vật khi thu vào. Q tỏa: tổng nhiệt lượng của các vật khi tỏa ra. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu
Q = q.m
Trong đó:
Q: là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J). q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg) m: là khối lượng của nhiên liệu khi bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng kg.
Tham khảo thêm: Đồng hồ đo nhiệt độ
Nhiệt lượng thu vào và làm nóng vật nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của vật, nhiệt độ của vật, nhiệt dung riêng của chất liệu.
Khi vật có nhiệt lượng riêng cao: Có nghĩa là nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng nhiên liệu.
Khi vật có nhiệt lượng riêng thấp: Có nghĩa là nhiệt lượng riêng cao (trừ nhiệt bốc hơi của nước) được tạo thành và giải phóng trong suốt quá trình đốt cháy mẫu nhiên liệu.
Nhiệt dung của lượng nhiệt cần đốt nóng và nhiệt lượng kế để đốt nóng lên 1 độ C ở điều kiện tiêu chuẩn, hay còn gọi là giá trị nước của nhiệt lượng kế.
==>>> Mua đồng hồ nhiệt độ chất lượng hãy chọn: ĐỒNG HỒ NHIỆT ĐỘ WISE
Link nội dung: https://iir.edu.vn/cong-thuc-tinh-nhiet-luong-a18075.html