Áp suất là một đại lượng vật lý khá quen thuộc trong học tập cũng như cuộc sống thường ngày. Sau đây là định nghĩa về áp suất: Là độ lớn của của áp lực bị chèn ép trên một diện tích nhất định (áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép). Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì áp suất được sinh ra khi có một lựa tác động theo chiều vuông góc lên bề mặt.
Áp suất là gì
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các đơn vị được dùng để tính áp suất do đó, mà mẫu máy rất đa dạng cho người dùng lựa chọn. Sau đây là một số đơn vị được dùng để tính áp suất như sau:
Pa là ký hiệu của Pascal. Đây là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ đo lường quốc tế, nó được đặt theo tên của nhà toán học và vật lý nổi tiếng Blaise Pascal người Pháp.
Pa là đơn vị được dùng để đo áp suất sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt tại các nước châu Á, trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp (thép, điện, nước thải, máy én khí, máy chân không)...
Kilopascal Kpa là một đơn vị dùng để đo áp suất được tính dựa trên sự quy đổi từ Pa: 1KPa = 1000 Pa.
Chính vì vậy mà Kpa cũng được là đơn vị được sử dụng phổ biến tương tự như Pa, sử dụng chúng để giúp hạn chế tình trạng ghi chép các số liệu mất nhiều thời gian và phức tạp khi áp suất Pa có nhiều chữ số 0.
Kpa là đơn vị hiển thị của nhiều loại đồng hồ đo áp suất của các loại máy móc, hay đo áp suất chất khí, chất lỏng như máy bơm, máy hút chân không...
Mặc dù Bar không được liệt kê vào danh sách đơn vị đo lường quốc tế (SI), thế nhưng nó lại được sử dụng phổ biến tại các nước châu Âu như Đức, Pháp. Anh.
Nó còn được biến đổi thành các đơn vị nhỏ hơn hoặc lớn hơn là mbar, Kbar... để dùng xác định áp suất chân không, khí nén. Cách quy đổi như sau: 1 Bar = 100.000 Pa.
Mpa hay còn gọi là Mage Pascal cũng là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ thống đo lường quốc tế (SI). Sử dụng vô cùng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất: dùng trong đồng hồ đo của máy nén khí, áp suất thủy lực, áp suất lò hơi...
Các quy đổi: 1 Mpa = 1 000 Kpa = 1 000 000 Pa.
Kết luận:
Tại các nước Châu Á: Ứu tiên sử dụng các đơn vị đo áp suất là MPa, KPa, Pa.
Tại các nước Châu Mỹ: Thường sử dụng Psi, Kpsi.
Với các nước châu Âu, các nhà máy sản xuất thiết bị đo: Thường sử dụng đơn vị đo là Bar, Kg/cm2.
Các đơn vị tính áp suất
Sau đây là công thức tính áp suất:
P=F/S
Trong đó:
P: áp suất (đơn vị: N/m2N/m2, Pa, Bar, PSI, mmHg…)
F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép, có đơn vị là N
S: diện tích bị ép, đơn vị của S là m2m2
(Pa là đơn vị đo của áp suất, đơn vị Pascal).
Một số quy đổi các đơn vị đo áp suất bạn có thể tham khảo:
Để giúp làm tăng áp suất, ta có thể dùng một trong các cách dưới đây:
Cách giúp tăng áp suất
>>>XEM THÊM: : Axetilen C2H2 có độc không và những lưu ý khi sử dụng axetilen
Để giúp làm giảm áp suất, ta có thể tiến hành theo một số cách như sau:
Áp suất có vai trò và ứng dụng vô cùng phổ biến hiện nay, trong đa dạng các ngành nghề và lĩnh vực: Ứng dụng trong các trường học, bệnh viện, máy bay, máy nén khí cao áp, máy bơm rửa xe...
Ý nghĩa của áp suất trong thực tiễn
Mong rằng với những chia sẻ về áp suất là gì, cách tính cũng như ý nghĩa quan trọng của chúng ta có thể thấy rằng, đây là một đại lượng vật lý không chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ mà còn ứng dụng cũng như tác động rất lớn trong thực tiễn hiện nay. Đừng quên thường xuyên theo dõi vietchem.com.vn để cập nhật những thông tin hữu ích mỗi ngày nhé.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/ap-suat-la-gi-cong-thuc-cach-tinh-va-y-nghia-cua-ap-suat-la-gi-a17944.html