Đồng hồ đo điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cũng như sản xuất. Vậy đồng hồ đo điện là gì? Cấu tạo, công dụng và ứng dụng của đồng hồ đo điện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Đồng hồ đo điện được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đồng hồ vạn năng, đồng hồ VOM, vạn năng kế,…
Đây là một dụng cụ đo lường điện chuyên dùng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC), bao gồm: Cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số, đo tra diode,…
Đồng hồ vạn năng hiện tại được chia thành hai loại: đồng hồ vạn năng chỉ thị kim và đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.
Là dòng đồng hồ đo điện đời đầu, thường dùng để đo một thông số cơ bản như cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo sẽ được hiển thị bằng kim chỉ trên một thước đo hình cung.
Mặt bên ngoài của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim
Mặt bên trong của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim
Là loại đồng hồ đo điện thông dụng hiện nay. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng dạng số. Đồng hồ vạn năng điện tử được trang bị nhiều tính năng hơn hẳn so với đồng hồ vạn năng chỉ thị kim.
Mặt bên ngoài của đồng hồ vạn năng điện tử
Tìm hiểu thêm:
Một đồng hồ đo điện vạn năng chỉ thị kim bao gồm các bộ phận bên ngoài như sau:
1 - Kim chỉ thị 2 - Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh 3 - Đầu đo điện áp thuần xoay chiều 4 - Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương) 5 - Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm) 6 - Vỏ trước 7 - Mặt chỉ thị 8 - Mặt kín 9 - Vỏ sau 10 - Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ) 11 - Chuyển mạch chọn thang đo 12 - Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
Đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo.
Đồng hồ điện tử thường có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power, màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ, đầu đo dòng điện lớn, đầu đo chung COM, đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch, mạch điện tử,…
Lưu ý: Không phải tất cả các loại đồng hồ đo điện đều có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận trên. Một số thiết bị có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, từng phiên bản.
Nhắc tới các thiết bị, linh kiện điện, điện tử thì các trị số dòng điện, điện trở và nhiều thông số khác đòi hỏi phải có những giá trị rất chính xác và phù hợp. Mà để kiểm tra đo lường được các thông số này thì không thể không cần tới đồng hồ vạn năng.
Đồng hồ vạn năng kim thường có 3 công dụng chính là đo hiệu điện thế, đo điện trở và đo cường độ dòng điện.
Ngoài 3 chức năng cơ bản là đo hiệu điện thế, đo điện trở, đo cường độ dòng điện, các dòng đồng hồ vạn năng điện tử hiện nay còn được trang bị thêm các tính năng như:
Hướng đến 100 năm kỷ niệm Tập đoàn Mitsubishi Electric, Mitsubishi Electric không không ngừng cải tiến sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ và những hoạt động kinh doanh nhằm thay đổi môi trường tốt đẹp hơn trên toàn cầu.
Đồng hồ đa năng Mitsubishi dòng kinh tế ME96SSEA
Sản xuất theo tiêu chuẩn IEC60898
Đồng hồ đo đa năng ME96SSEA có kích thước nhỏ gọn. Với chức năng đo đếm đa năng: V, A, W, Wh, VA, Var, Cosφ, Sóng hài bậc cao… Thuận tiện cho việc giám sát, kiểm soát điện năng nhằm tiết kiệm điện năng, giảm tổn thất điện năng.
Với màn hình LCD cực sáng giúp thông số hiển thị rõ ràng hơn. Sử dụng cổng truyền thông: ModBus/ CC-Link và khối mở rộng: Analog/ Pulse và Digital.
Đồng hồ đo được ứng dụng trong việc đo lường và kiểm tra chỉ số của các linh kiện, sản phẩm điện, điện tử. Việc đo lường và kiểm tra chỉ số của đồng hồ vạn năng có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện, điện tử.
Với sự phát triển công nghệ ngày này, trong các cuộc nghiên cứu vật lý về dòng điện, đồng hồ điện là thiết bị rất quan trọng. Đây là thiết bị giúp nhà nghiên cứu biết chính xác thông số của dòng điện, nhận biết đâu là dòng điện một chiều hoặc dòng điện hai chiều.
Do đó, các nhà nghiên cứu có thể tiến hành thử nghiệm nhiều cuộc khảo sát để lấy các kết quả chính xác mà không tốn nhiều thời gian.
Những người làm trong ngành thiết bị điện tử rất “ưu ái” thiết bị này bởi nó rất tiện dụng trong công tác kiểm tra điện và điện tử. Máy hiển thị chính xác kết quả trực tiếp trên màn hình LCD một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Giúp người dùng điều chỉnh được các thông số của cuộn cảm, kiểm tra lắp đặt mạch điện hiệu quả.
Trong lĩnh vực sản suất, đồng hồ đo giúp xác định nguồn năng lượng tốt cho quá trình sản xuất, lưu giữ được các số đo hiệu điện thế. Qua đó, biết được nhiệt độ nào thích hợp cho cây trồng và gia sức bằng cách đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
Đồng hồ vạn năng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học, lắp ráp thiết bị điện tử,.. cho đến ứng dụng thực tế trong sản xuất. Tùy theo nhu cầu sử dụng, mà người dùng sẽ lựa chọn loại đồng hồ đo phù hợp.
Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về đồng hồ đo. Hẹn gặp lại trong bài viết gần đây nhất.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/dong-ho-do-dien-dung-de-lam-gi-hao-phuong-corp-a17921.html