Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích

Điện tích là một đại lượng thường gặp trong lĩnh vực vật lý. Khái niệm này được đề cập nhiều trong các bài toán. Đây là đại lượng dùng làm tiền đề giúp các nhà khoa học phát hiện ra nhiều định luật quan trọng. Điện tích là gì? Có bao nhiêu loại điện tích? Câu hỏi này rất ít người có thể hiểu chi tiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Xem thêm: Điện năng là gì?

1. Có mấy loại điện tích?

1.1 Khái niệm về điện tích

Điện tích là một dạng đặc biệt của năng lượng hoặc nguyên tử có thể di chuyển trong các dạng vật chất của môi trường theo nhiều phương thức khác nhau. Điện tích là một vật thể mang điện.

Khái niệm điện tích là gì?

Điện tích bao gồm hai dạng cơ bản:

- Điện tích dương: Hạt mang điện tích dương chỉ chứa hạt proton.Kí hiệu (+)

- Điện tích âm: Trong nguyên tử, electron mang điện tích âm. Kí hiệu (-)

Khi đặt vật có hai điện tích cùng dấu gần nhau, chúng sẽ đẩy nhau. Ngược lại, hai điện tích khác dấu sẽ hút nhau.

1.2. Điện tích Electron là gì?

Theo nhiều thí nghiệm của các nhà khoa học, Electron là một hạt mang điện tích âm. Electron có điện tích ước lượng là e = - Culong (C). Trong bất kỳ vật thể, các hạt electron đều có điện tích bằng nhau. Ngoài ra, Electron có khối lượng là me = 9,1.10-31kg.

1.3 Điện tích điểm là gì?

Điện tích điểm là cụm từ dùng để chỉ những vật thể có kích thước rất nhỏ nếu tính so với khoảng cách từ điểm mà chúng ta đang xét đến. Hiểu đơn giản điện tích điểm là một điểm mà tại đó tập trung các điện tích.

Độ lớn của cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại điểm cách nó một khoảng r được tính theo công thức sau:

2. Định luật bảo toàn điện tích

Định luật bảo toàn điện tích là định luật được áp nhiều trong các bài toán vật lý. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của định luật này. Đôi khi để giải được các bài toán khó, đòi hỏi người học cần phải nắm kỹ và hiểu rõ được định luật này. Cụ thể, Định luật bảo toàn điện tích được phát biểu như sau: “Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi”.

Tức là trong một hệ cô lập không có sự trao đổi điện tích với các vật nằm ngoài hệ : Q1 + Q2 + …= Q1’+ Q2’+ ….

Trong đó: + Q1, Q2 là ký hiệu cho điện tích của vật trước khi tương tác

+ Q’1 Q’2 là ký hiệu cho điện tích của vật sau tương tác

3. Sự nhiễm điện và lực tương tác giữa các điện tích trong khái niệm vật lý

Dựa vào tính hút giữa các vật để có thể xác định chính xác rằng liệu vật đó có nhiệm điện hay không. Theo thí nghiệm, có 3 nguyên nhân dẫn đến các vật bị nhiễm điện:

- Nhiễm điện do cọ xát vật: Tiến hành cọ xát các vật thể như thủy tinh, thanh nhựa vào vải hoặc tóc. Lúc này, các điện tích bên trong vật thể sẽ chuyển động tạo nên điện tích cho vật. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách đưa thanh nhựa, thủy tinh gần một mảnh giấy, sợi bông. Nó sẽ hút những vật này.

- Nhiễm điện do tiếp xúc giữa các vật: Cho hai vật khác nhau tiếp xúc với nhau. Giữa chúng sẽ có sự di chuyển electron làm cho hai vật đều nhiễm điện.

- Nhiễm điện do hưởng ứng: Khi tiến hành đưa một vật trung hòa về điện lại gần một vật nhiễm điện. Có sự hút và đẩy các electron làm cho vật trung hòa về điện phân thành hai điện tích tách biệt (điện tích âm và điện tích dương)

Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích

Lực tương tác giữa các điện tích

Khi đặt hai vật có điện tích gần nhau, giữa chúng sẽ xuất hiện lực tương tác lẫn nhau. Đặc biệt trong môi trường chân không, lực tương tác này sẽ giảm đi lần.

Công thức tính lực tương tác giữa các điện tích:

Những chia sẻ trên giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về điện tích và những vấn đề liên quan. Ngày nay, khái niệm điện tích là gì? được dùng để giải thích cho nhiều hiện tượng vật lý trong thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại dưới bài viết để được giải đáp và hỗ trợ nhé!

Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Chtech

Link nội dung: https://iir.edu.vn/dien-tich-la-gi-co-may-loai-dien-tich-a17850.html