Chức năng của tim và những điều bạn cần biết

Tim là cơ quan chính của hệ tuần hoàn, một mạng lưới các mạch máu bơm máu đi khắp cơ thể. Chức năng của tim kết hợp cùng với các cơ quan khác trên cơ thể sẽ giúp duy trì các hoạt động sống.

Tiền sử bệnh gia đình, tình trạng sức khỏe cá nhân và lối sống đều ảnh hưởng đến việc tim hoạt động tốt như thế nào. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn chức năng của tim là gì và những vấn đề liên quan trong bài viết này nhé!

Chức năng của tim là gì?

Trái tim là một cơ quan quan trọng trong hệ tuần hoàn. Mỗi ngày, tim đập khoảng 100.000 lần để thực hiện chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Chức năng của tim là bơm máu đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể thông qua một mạng lưới các mạch máu được gọi là hệ thống tuần hoàn.

Máu do tim bơm cung cấp cho cơ thể một lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để giúp các cơ quan và cơ bắp hoạt động tốt. Máu cũng mang đi carbon dioxide và các chất thải không mong muốn khác trở lại phổi để loại bỏ ra ngoài.

Mối quan hệ giữa tim với các cơ quan khác

Chức năng của tim được duy trì và phối hợp với các hệ thống cơ quan khác trên cơ thể để kiểm soát nhịp tim và ổn định huyết áp. Mối quan hệ giữa hoạt động của tim với các cơ quan khác cụ thể là:

Cấu tạo và chức năng của tim

Cấu trúc tim bao gồm nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận lại giữ một nhiệm vụ riêng, góp phần đáp ứng và duy trì chức năng của tim.

Chức năng của tim và những điều bạn cần biết

1. Thành tim

Thành tim là các cơ co lại và giãn ra để đáp ứng chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Thành tim có ba lớp, mỗi lớp lại giữ một chức năng khác nhau, bao gồm:

2. Buồng tim

Trái tim được chia thành bốn ngăn còn được gọi là các buồng tim. Mỗi buồng tim lại giữ nhiệm vụ riêng nhằm đáp ứng chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Cụ thể như sau:

3. Chức năng van tim

Van tim sẽ đóng mở nhịp nhàng theo từng nhịp đập để cho phép máu chảy qua các buồng tim một cách hợp lý. Chức năng van tim là kiểm soát, điều chỉnh lưu lượng và hướng máu qua các buồng tim. Các van tim bao gồm:

4. Mạch máu

Chức năng của tim là bơm máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể và máu nghèo oxy sẽ được mang trở lại tim. Chức năng này cần được thực hiện thông qua một mạng lưới phức tạp các mạch máu bao gồm:

5. Hệ thống điện tim

Hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện trong tim chịu trách nhiệm giúp duy trì chức năng của tim là kiểm soát nhịp tim. Hệ thống tín hiệu điện này cho biết khi nào tim nên co lại và khi nào nên thư giãn để giữ cho máu được bơm đều đặn.

Các tín hiệu điện được gửi từ nút xoang (hay còn được gọi là máy tạo nhịp tim tự nhiên) của tim. Thông thường, nút xoang sẽ gửi tín hiệu điện với tốc độ ổn định, nhưng tốc độ này hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào cảm xúc, hoạt động mà bạn đang thực hiện và cả khi bạn đang nghỉ ngơi, đây chính là nhịp tim.

Các tình trạng làm suy giảm chức năng của tim

Chức năng của tim và những điều bạn cần biết

Chức năng của tim cần được duy trì để đảm bảo cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Do đó, trái tim có một tầm quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, tuổi tác, lối sống kém lành mạnh và một số tình trạng bệnh lý mãn tính có thể làm suy giảm chức năng tim.

Các bệnh về tim thường gặp gây ảnh hưởng đến chức năng của tim và có thể dẫn đến suy tim là:

Các tình trạng trên lâu ngày tiển triển cuối cùng là dẫn đến suy tim.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tim

Chức năng của tim và những điều bạn cần biết

Suy giảm chức năng của tim có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề về tim. Bệnh tim mạch đang là mối quan hệ hàng đầu bởi nguy cơ gây đột quỵ, thậm chí tử vong là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường mắc phải những lầm tưởng này về bệnh tim:

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng của tim, cũng như cấu trúc và chức năng từng bộ phận trong trái tim. Hiểu rõ chức năng tim bạn sẽ biết rằng việc bảo vệ sức khỏe và duy trì hoạt động của tim là vô cùng quan trọng đấy nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Link nội dung: https://iir.edu.vn/chuc-nang-cua-tim-va-nhung-dieu-ban-can-biet-a17818.html