Phân biệt đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học

Phân biệt đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học

Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện nội dung của tác phẩm văn học. Nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong việc phân biệt đề tài và chủ đề của một tác phẩm văn học. Thấu hiểu được điều đó, Chuyến tàu Văn học sẽ chia sẻ kiến thức về vấn đề đề tài và chủ đề trong một tác phẩm văn học. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn không còn thấy lúng túng, mông lung trong việc phân biệt đề tài và chủ đề.

1. Đề tài

- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.

+ Ví dụ 1: Đề tài của “Thép đã tôi thế đấy” là cuộc sống anh hùng của một thế hệ thanh niên Xô Viết những năm sau cách mạng tháng Mười.

+ Ví dụ 2: Đề tài trong tiểu thuyết “Vụ án” của Kafka nói về số phận phi lí của con người trong xã hội quyền lực

- Tìm hiểu đề tài chính là cơ sở, định hướng quan trọng trong việc tìm hiểu hình tượng, phân tích hình tượng văn học. Đồng thời, tìm hiểu đề tài trong sáng tác của nhiều nhà văn thuộc một trào lưu văn học sẽ giúp ta thấy được phong cách nghệ thuật, đặc điểm nghệ thuật của trào lưu đó.

2. Chủ đề

- Trước hết, khái niệm chủ đề chỉ một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm của nhà văn.

+ Ví dụ 1: Nét tư tưởng thương thân, thương tài, oán tạo hóa… lặp đi lặp lại trong “Truyện Kiều”

+ Ví dụ 2: Chủ đề cái đói, chết mòn thể xác và tinh thần, sự ích kỉ, tính nhỏ nhen, tác động của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao.

- Thứ hai, từ các chủ đề trên mà hình thành vấn đề cơ bản của tác phẩm, phương diện chính yếu của đề tài. Hiểu một cách đơn giản, chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu được nhà văn đặt ra trong tác phẩm.

+Ví dụ: Tố Hữu đã quan tâm tới đề tài và cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam, nung nấu chủ đề: “dù kẻ địch hung ác đến mấy, dân tộc ta không chết, đồng bào miền Nam ta vẫn sống, vẫn là người chiến thắng.

Trong truyện ngắn “Chí phèo”, nhà văn Nam Cao khai thác:

+ Đề tài số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

+ Chủ đề là bi kịch bị lưu manh hóa của người nông dân và khát vọng hoàn lương của họ.

3. Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề

- Đề tài là cơ sở để triển khai chủ đề. Ví dụ từ đề tài người nông dân, nhà văn đặt ra vấn đề gì? Từ đề tài người kĩ nữ, anh viết về chủ đề nào?

- Cùng viết về đề tài nhưng mỗi nhà văn với vốn sống vốn văn hóa, lập trường tư tưởng khác nhau… sẽ có những cách triển khai chủ đề khác nhau

+ Ví dụ: Cùng viết về kỹ nữ, nhưng Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Tố Hữu, mỗi người có một cách nhìn riêng, một cách nói riêng. Bằng khúc "Tỳ Bà Hành", thi sĩ họ Bạch cất lên tiếng nói xót thương đầy cảm thông cho người phụ nữ tài sắc và cũng thể hiện nỗi đau trong chính số phận long đong, lận đận của mình. Tiếng hát của người kỹ nữ cất lên giữa đêm trăng cô vắng làm thức dậy bao nỗi niềm của chàng Tư mã áo xanh. Nỗi xót thương ấy, nỗi đau khổ ấy vẫn gặp trong văn học cổ điển. Thấm thía mà nhẹ nhàng, nỗi sầu muốn lan ra cùng cảnh vật:

Ở một hồn thơ cuồng nhiệt như Xuân Diệu, hình ảnh người kỹ nữ không đau xót một cách ngậm ngủi nàng như run lên vì đau khổ và giá lạnh.

Nếu như Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Xuân Diệu yêu thương mà vẫn bất lực, vẫn chỉ biết đau đời cất lên tiếng kêu tuyệt vọng với con tạo hay đánh ghen với khách má hồng, thì Tố Hữu lại đem đến cho chúng ta một niềm lạc quan, tin tưởng. Từ trong hiện tại còn bao nhục nhã, xót xa, thi sĩ đã hướng tới ngày mai, một ngày mai tươi sáng. Nhà thơ khẳng định cuộc đời đau khổ của người kĩ nữ kia sẽ đổi thay:

Link nội dung: https://iir.edu.vn/phan-biet-de-tai-va-chu-de-trong-tac-pham-van-hoc-a17748.html