Nếu như độc giả nào đã từng xem bộ phim Happy Feet của đạo diễn George Miller nói về 1 chú chim cánh cụt tên là Mumble không biết hát nhưng bù lại khiêu vũ rất giỏi thì chắc hẳn sẽ không thể quên được hình hài dễ thương của loài động vật này.
Đây là loài chim với thân hình ngộ nghĩnh sống chủ yếu ở Nam Bán Cầu với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trên trái đất. Chúng ta hãy cùng khám phá những thông tin về những chú chim cánh cụt mập mạp nhưng ẩn chứa khá nhiều điều thú vị này nhé.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang còn thắc mắc khá nhiều về lịch sử tiến hóa của loài chim cánh cụt. Đến nay, chỉ có những hóa thạch còn tồn tại ở vùng đất New Zealand khoảng 62 triệu năm trước cho biết chi Waimaru là loài chim cánh cụt cổ nhất. Cấu tạo cơ thể của chúng khá giống với loài cánh cụt hiện giờ, cánh chúng rất ngắn và không bay được. Chỉ khác một điều Waimaru thời đó chưa thực sự sống trong môi trường nước và thích nghi với việc lặn sâu để bắt con mồi.
Đầu tiên, chúng là một trong số ít loài chim không biết bay nhưng lại tiến hóa từ loài biết bay cách đây khoảng 60 triệu năm trước. Một điều ngạc nhiên khi mà họ hàng gần nhất của chúng là hải âu, một loài chim nổi tiếng với khả năng bay điêu luyện. Mới nghe cứ nghĩ mất đi khả năng bay là một sự thụt lùi của tiến hóa, nhưng thực chất đôi cánh ngắn tựa chân vịt và xương cứng lại giúp chúng bơi nhanh hơn, lặn sâu hơn và thích nghi cực tốt với hệ sinh thái biển mà không có loài chim nào có thể làm được.
Chim cánh cụt là phần trắng ở bụng và phần sẫm bao phủ đằng sau lưng.
Hình dạng các bạn thường thấy ở loài chim cánh cụt là phần trắng ở bụng và phần sẫm bao phủ đằng sau lưng. Chúng sử dụng đôi cánh ngắn để làm chân chèo khi lặn ngụp dưới nước. Chân trước dùng để di chuyển trên mặt đất với dáng vẻ khá lạch bạch và đặc biệt loài cánh cụt biết tận dụng tấm bụng phía trước để trườn trên tuyết mỗi khi muốn đi với tốc độ nhanh hơn.
Trên thế giới hiện có khoảng 18 loài chim cánh cụt khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó 13 loài đã bị suy giảm quần thể do khí hậu, môi trường sinh sống và sự thiếu trách nhiệm trong việc bảo tồn loài động vật của con người. Đáng báo động hơn, có 5 loài được liệt vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng do hiệp hội liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế thống kê gồm có White-flippered, Erect-crested, Galapagos, Humboldt và Yellow eyed.
Đúng như tên gọi, "chim cánh cụt tí hon" có kích thước nhỏ nhất trong 17 loài chim cánh cụt với chiều cao 33 cm. Chúng còn được gọi là chim cánh cụt xanh do có những sợi lông óng ánh màu chàm. Loài chim này hiện đang bị đe dọa bởi các loài thú ăn thịt như cáo, chó sói ở Australia và New Zealand.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn thứ hai với chiều cao gần 0,9 mét khi đứng thẳng. Những con chim đến từ Chile này trông như được khoác một lớp áo với những chiếc lông màu trắng và đen cùng lông cổ màu cam sáng nổi bật.
Chim cánh cụt là loài sống theo quần thể, có tính xã hội cao, luôn tập trung theo bầy đàn. Mỗi quần thể có thể lên tới hàng chục ngàn con. Mặc dù với số lượng đông và khó kiểm soát như thế này, nhưng mỗi cặp đôi cha mẹ cánh cụt, chúng đều có thể nhận biết và trông chừng đứa con của mình thông qua thính giác đặc biệt.
Tùy thuộc vào mỗi loài cánh cụt khác nhau, tuổi thọ của loài chim này vào khoảng từ 15-20 năm. Trong đó, chúng dành tới 75% cuộc đời của mình sống ở môi trường nước biển. Đối với loài cánh cụt, tuyến lệ của chúng khá đặc biệt, có thể lọc được lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài dưới dạng lỏng qua hốc mũi. Vì vậy chúng có thể uống được nước biển và sinh sống tại môi trường này một cách dễ dàng.
Những con chim cánh cụt đực sẽ đảm nhận vai trò ấp trứng trong vòng khoảng hai tháng trong khi những con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển. Trong suốt quá trình ấp, chim cánh cụt bố sẽ ngưng các hoạt động đời thường, chỉ chú tâm vào công việc bảo vệ trứng. Chúng dùng chất béo dự trữ trong cơ thể để duy trì sức lực. Thông thường, những con cánh cụt đực sẽ giảm mất một nửa trọng lượng cơ thể sau quá trình này. Khi kết thúc giai đoạn hai tháng, cánh cụt đực và cái sẽ luân chuyển vai trò để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Trong cộng đồng xã hội chim cánh cụt, chúng giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau qua ngôn ngữ cơ thể bằng cách sử dụng đầu và chân chèo của mình. Đặc biệt, đối với loài cánh cụt, các nhà nghiên cứu không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước tình cảm trong mối quan hệ mẹ con của chúng. Khi con cái bị lạc mất con hoặc con chúng chết, nó sẽ tìm cách “bắt cóc” con của gia đình khác mang về nuôi. Lí do giải thích hợp lí nhất có lẽ là do những con mẹ không chịu được nỗi đau mất con và phải tự lừa dối mình.
Chim cánh cụt không thể bay, tuy nhiên chúng có thể bơi rất giỏi. Chim cánh cụt có thể bơi khoảng 15 dặm một giờ vượt xa huy chương vàng Olympic quốc tế môn bơi lội Michael Phelps với 4.7 dặm một giờ. Chúng có thể lặn dưới nước với kỉ lục khoảng 20 phút. Thông thường loài chim cánh cụt nhỏ lặn không sâu, trung bình chỉ nhịn thở khoảng 1-2 phút để tìm kiếm con mồi. Tuy nhiên đối với loài lớn hơn, chúng có thể lặn tới độ sâu cần thiết trong khả năng của mình, trong đó phải kể đến loài chim cánh cụt hoàng đế với kỉ lục lặn tới 565m.
Không ngẫu nhiên khi chim cánh cụt lại có một lớp lông đặc biệt ở trước bụng màu trắng và ở đằng sau lưng là màu sẫm. Đó là một cách ngụy trang trước con mồi của cánh cụt. Màu đen để che dấu khi lặn xuống vùng biển sau màu tối, màu trắng để ẩn nấp trên những tảng băng hay vùng tuyết trắng buốt lạnh giá.
Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài vì vậy bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là con cái đâu là con đực. Chỉ khi kiểm tra nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng. Đặc biệt, trong quần thể các loài chim cánh cụt, cũng xuất hiện sự đồng tính. Tại công viên hoang dã thuộc Bremerhaven, miền bắc nước Đức, có hai chú chim cánh cụt đực đã cùng nhau ấp một quả trứng, cư xử với nhau như những cặp vợ chồng.
Những loài chim lớn thường sống ở những chỗ lạnh do chịu được thời tiết khắc nghiệt, còn những loài chim bé hay sống ở chốn ôn hòa, thậm chí là miền nhiệt đới.
Vì vậy, Nam Phi nằm giữa vùng cực nóng cũng có chim cánh cụt. Hiện nay, có 12 quốc gia nắm giữ những đàn chim chim cánh cụt vô cùng đông đảo.
Đó là Ecuador, với các đàn chim Humboldt và Galapagos chim cánh cụt tập trung tại quần đảo cùng tên. Mỗi con vật thường cao dưới 50 cm, nặng 2,5 kg, thích nước lạnh, nhưng chịu được nắng nóng.
Hiện nay, có 12 quốc gia nắm giữ những đàn chim chim cánh cụt vô cùng đông đảo.
Peru cũng có hai loại chim cánh cụt, trong đó loài chim cánh cụt vua có màu lông rất đẹp, gần giống với chim cánh cụt hoàng đế vì cơ thể có ba màu trắng đen và vàng.
Tiếp đến, một số quốc gia đang may mắn sở hữu nhiều loài của giống chim đáng yêu này như: Chile (10); Argentina (7); Uruguay (3); Brazil (1), Angola (1); Namibia (2), Nam Phi (4); Mozambique (1); Australia (11) và New Zealand (7).
Trong số 7 loài chim cánh cụt của New Zealand, chim cánh cụt mắt vàng (hoiho) là loài chim đặc hữu, hiếm có nhất với khoảng 500 con (chúng có một đặc điểm sinh học độc đáo, là cả phần mắt bao gồm con ngươi cùng có màu vàng hút hồn).
Ngược với loài chim trên đang có nguy cơ tiệt chủng, chim cánh cụt Macaroni lại có số lượng tới 24 triệu con, gồm 260 đàn rải khắp Nam Mỹ, Australia và đảo Marion. Riêng Chile đã có tới 18 triệu con chim cánh cụt Macaroni (bằng dân số cả nước). Các chú chim Macaroni sống được tới 12 năm trở lên, trong khi loài chim cánh cụt xanh chỉ sống được 6 năm và chim cánh cụt Magellan là 30 năm.
Mặc dù con người có thể là mối đe dọa lớn nhất nhưng cũng đồng thời là niềm hy vọng lớn nhất. Nhiều nghiên cứu và dự án bảo tồn đang được tiến hành để bảo vệ nơi sinh sống và khôi phục số lượng chim cánh cụt. Với sự giúp đỡ của chúng ta và vài thay đổi thực tiễn tác động đến môi trường, hy vọng rằng những chú chim cánh cụt đáng yêu sẽ sớm phục hồi.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut-a17733.html