Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa

Một trong những phương pháp tu từ mà các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 đó là chỉ từ. Nhưng phép tu từ này thường bị nhầm lẫn khiến các bạn không đạt được kết quả cao với phần này. Vậy chỉ từ là gì? Vai trò của chỉ từ, có các loại chỉ từ nào và sử dụng trong câu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn có hiểu nắm rõ hơn và đạt điểm cao hơn về phép tu từ này nhé!

Chỉ từ là gì? Khái niệm của chỉ từ

Chỉ từ là gì? Theo SGK Ngữ Văn lớp 6 thì chỉ từ là loại từ để chỉ sự vật hay hiện tượng giúp cho người nghe, người đọc xác định được sự vật hiện tượng đó trong khoảng thời gian hoặc không gian cụ thể.

Theo như lý thuyết thì chỉ từ được dùng để chỉ, trỏ nhưng trong một số trường hợp hay tùy vào ngữ cảnh diễn đạt mà chỉ từ có thể thay đổi vai trò và mang hàm nghĩa khác để phù hợp với biểu đạt của người nói.

Từ ngữ Tiếng Việt đa dạng không chỉ về nghĩa mà về cả chức năng nên khi sử dụng chỉ từ hay các loại từ khác cần phải biết đó là loại từ gì, đặt vào câu có chức năng gì và đặt như nào thì phù hợp để tránh bị hiểu sai ý.

Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa

Vai trò của chỉ từ trong câu

Sau khi tìm hiểu về chỉ từ là gì thì tiếp theo là vai trò của chỉ từ trong câu. Bạn cần nắm rõ vai trò của chỉ từ để có đủ cơ sở và nắm chắc ý nghĩa của chúng trong câu qua đó giúp hiểu chính xác được hàm ý mà câu nói muốn thể hiện cho người nghe, người đọc biết. Trong câu thì chỉ từ có thể đóng nhiều vai trò và đứng ở nhiều vị trí khác nhau nên cần cân nhắc khi sử dụng.

Vai trò của chỉ từ trong câu:

Ví dụ: Ngôi trường đó luôn được xem là lớn nhất huyện từ trước đến nay.

Chỉ từ trong câu trên là “đó” mang vai trò là phụ ngữ bổ nghĩa cho danh từ “ngôi trường”. Từ “đó” là chỉ vào ngôi trường và giúp xác định sự vật ngôi trường theo như không gian của câu nói.

Ví dụ: Bữa kia, tôi mua được một quyển sách rất hay tại hiệu sách.

Chỉ từ trong câu là “kia” và là trạng ngữ thời gian trong câu.

Ví dụ: Cuốn sách đấy không phải là loại chúng tôi tìm kiếm.

Chỉ từ trong câu trên là “đấy” đóng vai trò chủ ngữ trong câu và chỉ vào sự vật theo như không gian câu nói.

Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa

Các loại chỉ từ

Ngoài việc nắm được rõ vai trò của chỉ từ là gì thì bạn cần biết được có các loại chỉ từ nào để sử dụng cho đúng và phù hợp. Chỉ từ được phân loại làm 3 nhóm dựa trên phương thức sử dụng:

Nhóm thứ nhất - chỉ vị trí (đại từ chỉ vị trí):

Dùng để chỉ quan hệ không gian giữa người nói và sự vật hiện tượng được nhắc đến trong câu. Một số chỉ từ hay dùng ở nhóm này như: kìa, kia, đấy, đó, nọ, đây…

Chỉ từ chỉ vị trí có đặc điểm như sau:

Ví dụ: “Tôi không thích quyển sách này”. Qua câu cho thấy vị trí của người nói đang ở gần quyển sách được nhắc đến.

Ví dụ:

Tôi đã ăn ở nhà hàng này.

Tôi đi ra chỗ này một lát nhé.

Từ “này” ở 2 câu trên đều chỉ địa điểm nhưng câu trên thì được xác định còn câu dưới thì địa điểm không xác định được.

Nhóm thứ hai: chỉ thời gian (đại từ chỉ thời gian).

Đại từ chỉ vị trí cũng có thể là đại từ chỉ thời gian trong câu nên một số đại từ chỉ thời gian cũng giống như đại từ chỉ vị trí như là: nay, kia, kìa, ấy, đấy, nọ, đây, bây giờ…

Đặc điểm của đại từ chỉ thời gian:

Ví dụ: Ngày trước, đường phố đông vui hơn bây giờ.

Chỉ từ “bây giờ’ là thời điểm quy chiếu của sự vật được nhắc đến quá khứ hay tương lai.

Ví dụ: Một ngày kia họ sẽ trở về lại Thành Phố.

Nhóm thứ ba: chỉ hành động

Dùng thay thế cho sự kiện hay trạng thái được nhắc đến ở đơn vị ngôn ngữ như một câu, một vế câu, môt số câu và thường sử dụng các chỉ từ như thế, vậy.

Ví dụ: Anh ấy hành động như thế là không đúng.

Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa

Các chỉ từ thường gặp

Một số chỉ từ thường gặp và hay được sử dụng nhiều như này, nọ, đây, đấy, kia…

Ví dụ: Cây đa kia là bầu trời tuổi thơ của tôi

=> Chỉ từ trong câu là “kia”

Ví dụ: Một ngày nọ, tôi rất buồn khi bạn tôi phải đi nước ngoài định cư. Lần đó, tôi đã khóc rất nhiều.

=> Chỉ từ trong câu là “nọ”, “đó”

Ví dụ: Cô ấy và tôi rất hay nói chuyện với nhau. Đó là người mà tôi thân nhất.

=> Chỉ từ trong câu là “Đó” và làm chủ ngữ.

Hôm ấy, tôi thấy rất vui và hạnh phúc.

=> Chỉ từ trong câu là “ấy” và làm trạng ngữ.

Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa Ví dụ và bài tập về chỉ từ

Bài tập 1: Nhận xét về các cụm từ dưới đây, thay thế được không và thay thế như thế nào thì phù hợp?

Vào kỳ nghỉ lễ vào tuần trước, nhóm chúng tôi quyết định đi du lịch ở Đà Lạt. Đến Đà Lạt, chúng tôi đi đến những quán ăn và quán nước được review khá nhiều trên mạng để xem có đúng như lời khen của mọi người hay không.

Lời giải:

Cụm từ được in đậm “Đến Đà Lạt” có nghĩa giống với cụm từ đứng ở cuối câu trước nên có thể thay thế bằng các chỉ từ để không bị lặp nghĩa và rườm rà. Có thể thay thế cụm từ “Đến Đà Lạt” bằng “Đến đấy” hoặc “Đến đó”.

Bài tập 2: Tìm chỉ từ trong các câu dưới đây. Các chỉ từ đó có thể thay thế bằng từ hoặc cụm từ khác không? Giải thích?

Năm ấy, tôi cùng mọi người tham gia chương trình thiện nguyện. Lúc đó, đang là mùa mưa nên chúng tôi khá vất vả để trao quà đến mọi người. Đến nay, mỗi khi nhắc lại về chuyến thiện nguyện đó tôi không khỏi bồi hồi và xúc động.

Lời giải:

Các chỉ từ được sử dụng trong câu là: ấy, đó, nay. Không thể thay thế các chỉ từ trong câu bằng từ hoặc cụm từ khác vì các chỉ từ dùng để xác định chính xác sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian khi không gọi bằng tên cụ thể được.

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được chỉ từ là gì một cách chính xác. Chỉ từ không quá khó nhưng để xác định đúng vai trò và ý nghĩa thì bạn cần phải làm nhiều bài tập và tham khảo thêm nhiều ví dụ để đạt điểm cao như mong muốn đối với môn Ngữ Văn và sử dụng nhuần nhuyễn hằng ngày nhé.

Link nội dung: https://iir.edu.vn/chi-tu-la-gi-khai-niem-vai-tro-cac-loai-chi-tu-va-bai-tap-minh-hoa-a17717.html