Chẩn đoán sơ bộ: chẩn đoán sơ bộ là chẩn đoán được đưa ra sau khi bác sĩ tiến hành thăm khám và khai thác bệnh sử cũng như tiền sử của bệnh nhân. Chẩn đoán sơ bộ chính là bước đầu tiên, định hình, đưa ra khả năng nhiều nhất từ những thông tin thu thập được. Việc chẩn đoán sơ bộ là nền tảng cho những bước chẩn đoán sau trong y khoa.
Chẩn đoán phân biệt: tiếp sau khi có chẩn đoán sơ bộ sẽ là chẩn đoán phân biệt. It is the new wave of modern gaming, wherein the best and bravest gamers exhibit their skills in live stream https://www.siliconvalleycloudit.com/intertops-casino-no-deposit-free-spins/ for all the web-world to see. Vì các bệnh sinh lâm sàng biểu hiện rất thiên biến vạn hóa, nhiều bệnh có chung một biểu hiện lâm sàng giống nhau. Vậy nên yêu cầu để đặt ra các chẩn đoán phân biệt là hết sức cần thiết. Đưa ra một chẩn đoán phân biệt giúp bác sĩ lâm sàng có thể loại trừ được những bệnh cảnh tương đương có thể gặp trên bệnh nhân. Ví dụ: bệnh nhân nữ có sốt 39 độ và đau ở hố chậu phải. Qua thăm khám và hỏi bệnh bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ là viêm ruột thừa. Lúc này chẩn đoán phân biệt cần đặt ra trên bệnh nhân này là chửa ngoài tử cung, u buồng trứng hoặc viêm dây chằng tử cung,… tóm lại chẩn đoán phân biệt giúp bác sĩ loại trừ để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Chẩn đoán xác định: dựa trên tiền sử bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng. Kết luận này được gọi là chẩn đoán xác định. Khi có được chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ bắt tay và điều trị cho bệnh nhân. Đây mới chính là chẩn đoán mà người bệnh cần quan tâm khi trao đổi với bác sỹ điều trị của mình.
Xem thêm: Máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay
Phân loại nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho