50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

  1. Tổ điểu

Cây tổ điểu hay còn gọi là cây ổ phụng, cây ráng ổ phụng, cây tổ chim có tên khoa học là Asplenium nidus, thuộc họ Can Xỉ. Cây tổ điểu sống ở các vùng nhiệt đới.

+ Cây tổ điểu là cây thân thảo, cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm (trong nhà, văn phòng).

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Cây mọc phụ sinh trên các cây to hay trên đá, trên đất ẩm. Lá cây tổ điểu dày, to, mọc thành hình hoa thị nom như một tổ chim. Cuống lá rất ngắn, dày, phủ nhiều vẩy dài ở gốc; lá tổ điểu màu lục nhạt, có mép nguyên hơi gợn sóng.

Đất trồng: than bùn, chất mùn, tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt hoặc đất sét pha chất mùn. pH 5,5-6,5.

Ánh sáng: ánh sáng mặt trời đầy đủ nhưng dịu nhẹ, hứng ánh nắng buổi sáng và buổi chiều là tốt nhất.

Nhiệt độ: cận nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu 26ºC-30ºC, nhiệt độ tối thiểu 14ºC-16ºC

Độ ẩm: nhu cầu giữ ẩm liên tục

Nước: nhu cầu nước cao, tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày.

  1. Trầu bà cánh phượng

Trầu bà cánh phượng có nguồn gốc từ Nam Mỹ

+ Trầu Bà Cánh Phượng thân thảo, có bộ lá đẹp, cách điệu.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Cây Trầu cánh phượng có khả năng lọc không khí do có thể hút một số khí như ether, formaldehyde…

+ Lá cây Trầu Bà có mùi thơm đặc trưng, có tác dụng cho những không gian kín.

+ Chỉ cần tưới nước vài lần trong một tuần, đảm bảo đất luôn được ẩm là được.

+ Loài cây có sức sống rất khỏe, hiếm khi bị sâu bệnh. Không cần phải bón phân hoặc phun thuốc, cây vẫn luôn xanh tươi quanh năm.

+ Đặt cây này trong nhà hoặc trồng bên dưới những cây bóng mát là tốt nhất. Không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời.

+ Vào mùa thu, mùa xuân, mùa hè thì không sao nhưng vào mùa hè, ánh nắng rất mạnh, cường độ cao có thể khiến lá cây bị cháy nắng.

  1. Trúc bách hợp

Trúc Bách Hợp hay còn được gọi là Phất Dụ Trúc, có tên khoa học là Dracaena reflexa, thuộc họ Dracaenaceae. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, Trúc Bách Hợp xuất phát từ Bắc Ấn, Ceylon.

+ Cây có thân cứng, màu nâu, sần sùi nhiều vết hõm do lá rụng để lại. Lá Trúc Bách Hợp mọc sum sê như thành bụi, xếp hoa thị ở chính giữa và tua tủa ra xung quanh. Lá dạng thuôn nhọn ở đầu, mép nguyên, màu xanh bóng xen lẫn dải màu vàng tươi kéo dài từ gốc tới ngọn.

+ Trúc Bách Hợp ngoài tự nhiên thường mọc thành bụi, cao đến 2m, cây trồng kiểng trong chậu thì thấp hơn. Cây nở những cụm hoa nhỏ màu trắng khá thu hút.

+ Theo NASA thì loại cây này có thể lọc bỏ nhiều khí độc, đem lại môi trường trong lành. Do đó, cây được ưa chuộng trồng làm cây nội thất, ngoại thất sân vườn để thanh lọc không khí.

Ánh sáng và nhiệt độ:

+Cây Trúc Bách Hợp thích ánh sáng gián tiếp, được lọc qua màn che, lưới che. Kể cả khi thiếu ánh sáng, cây vẫn phát triển khá tốt. Do đó, việc bạn trồng cây trong nhà không có ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng của Trúc Bách Hợp. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cần mang cây ra phơi sáng khoảng 2 tiếng một tuần để cây quang hợp tốt hơn.

+Trúc Bách Hợp nên được trồng trong môi trường duy trì ở nhiệt độ từ 18 °C đến 25 °C. Cây không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nếu trồng cây ngoài trời khô hạn và nhiều nắng thì phải là những cây có chiều cao, kích thước lớn để hút được chất dinh dưỡng và nước từ đất thông qua bộ rễ lớn. Cây con, nhỏ chỉ có thể sống dưới bóng râm.

Đất trồng và tưới nước:

Trúc Bách Hợp không kén đất trồng. Dù thế, nếu bạn trồng cây trong chậu để làm cảnh thì lại cần đầu tư đất trồng thích hợp. Vì với môi trường chật hẹp của chậu cây, đất thiếu dinh dưỡng có thể khiến cây bị héo úa, hoặc còi cọc, nhanh chết. Bạn nên trộn hỗn hợp đất bao gồm: đất cát, xơ dừa, tro trấu (trấu hun), phân hữu cơ để trồng cây.

Dinh dưỡng cây:

Phân bón cho cây Trúc Bách Hợp là phân chứa nhiều dinh dưỡng như NPK đồng thời cũng cung cấp các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Cr, Mg, Fe, Các chuyên gia làm vườn khuyên nên bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, có thể dùng Compomix hoặc NPK 20-10-10.

Để kết hợp một cách hài hoà giữa lan tỏi với các loại cây khác trong sân vườn, mời bạn tham khảo qua các yếu tố ảnh hưởng đến một sân vườn đẹp:

  1. Tùng thông

Tên khoa học của cây tùng thơm là Cupressus macrocarpa thuộc họ tùng, có nguồn gốc từ khu vực phía Nam Châu Mỹ.

+ Lá cây tùng thơm có dạng lá kim, màu xanh nõn chuối nhìn rất tươi.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Lá cây tùng thơm có dạng lá kim, màu xanh nõn chuối nhìn rất tươi.

+ Rễ của cây tùng thơm thuộc loại rễ chùm, bò ngang. Bộ rễ sinh trưởng mạnh và phân ra nhiều rễ con nên khả năng hút nước của cây rất tốt.

+ Chỉ cần không đặt trực tiếp cây tùng thơm dưới ánh sáng mặt trời, bạn có thể trồng cây tùng thơm tại nhiều nơi khác nhau. Nếu trồng cây trong bóng râm ít ánh sáng, bạn chỉ cần mang cây ra ngoài buổi sáng khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày là đủ để cây xanh tốt. Thông thường các vị trí gần cửa sổ và ban công là phù hợp nhất cho cây tùng thơm trồng trong nhà.

+ Dù trồng cây trong chậu hay trực tiếp tại đất thì cũng nên lưu ý không bón quá nhiều phân hóa học sẽ làm xấu đất và có thể gây xót cho cây. Kiểm tra độ tơi xốp của đất thường xuyên để đảm bảo khả năng thoát nước.

+ Cây tùng thơm có kích thước nhỏ nên dùng vòi xịt phun sương để tưới là hợp lý. Các loài lá kim ít bị thoát hơi nước nên nhu cầu nước không cao. Vì vậy tránh tưới nhiều nước để không làm thối rễ cây.

  1. Vạn lộc

Vạn lộc hay còn được người ta biết đến với cái tên cây thiên phú. Tên khoa học của nó là Aglaonema rotundum pink, cây vạn lộc thuộc họ thực vật một lá mầm - họ Ráy. Xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia, cây được nhân giống và trồng tại nhiều quốc gia châu Á.

Vạn lộc có lá mọc từ gốc, có lá màu hồng nhạt và đậm dần theo thời gian, viền xung quanh màu xanh, lá dày, gân nổi rõ.

Cây vạn lộc

Phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, lại dễ chăm sóc nên cây phát triển, lan bụi khá nhanh. Dù vậy cây có kích thước khá nhỏ, chỉ cao khoảng 60cm, nếu mọc ngoài tự nhiên có thể cao hơn.

Hoa Vạn lộc có màu trắng, rễ chùm, các lá mọc đan xen nhiều tầng, pha trộn sắc xanh đỏ mang lại vẻ đẹp cuốn hút.

Cây có thể sống được trong môi trường thủy sinh, nhờ vậy mà cây Vạn lộc rất được yêu thích, thường dùng làm cảnh trong không gian sống.

Đất: Vạn lộc sinh trưởng tốt nhất trên nền đất tơi xốp và thoáng khí. Loại đất thường sử dụng là xơ dừa + tro trấu + đất thịt.

Nước: Cây có nhu cầu nước cao, cần giữ ẩm cho đất liên tục. Tưới nước 2 ngày/lần để giữ ẩm cho đất, không nên tưới quá nhiều nước.

Ánh sáng: Vạn lộc là loại cây ưa bóng bán phần. Tránh trồng cây nơi có quá nhiều ánh sáng mặt trời. Với những cây chưng nội thất văn phòng nên phơi nắng cho cây mỗi tuần 120 phút.

Nhân giống: Cây chủ yếu được nhan giống bằng phương pháp tách bầu.

  1. Vạn niên thanh

Cây Vạn Niên Thanh thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, có nguồn gốc từ Colombia.

+ Vạn Niên Thanh thuộc loại cây thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập.

+ Lá cây đặc biệt với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh của lá. Lá mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây. + Cây sống lâu năm thân khá cúng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

Cách tưới nước: Một tuần chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần. Với những cây lớn nên tưới 500-800 ml nước một lần. Với những cây để bàn chỉ cần khoảng 200 ml nước. Với những cây cảnh sống trong môi trường máy lạnh. Chỉ nên tưới cho cây mỗi tuần 1 lần.

Ánh sáng: Vạn Niên Thanh là cây ưa bóng vì vậy nên đặt cây ở những nơi mát mẻ thoáng đãng. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng vừa phải như phòng khách, hành lang, cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào. Nếu cây sống trong phòng máy lạnh có ánh sáng đèn huỳnh quang thì một tuần nên mang cây ra phơi nắng 1 lần để cây tươi xanh hơn.

Đất trồng: Nên trồng cây trong đất tơi xốp. Khoảng 2 năm nên thay đất một lần để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây.

  1. Lưỡi hổ

Cây có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, Loài cây này có nguồn gốc từ Nigeria

Cây mọc thành từng bụi lá cây có màu xanh bóng, cứng và dày và nhọn về phía hai đầu. Viền lá có màu vàng, kéo dài từ gốc đến ngọn lá. Cây xuất phát từ vùng nhiệt đới nên có khả năng chịu khô hạn rất tốt. Ngoài ra cây còn sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu sáng.

Cây có chiều cao trung bình từ 0,3 - 1m nên rất thích hợp làm chậu cây để bàn, cây trang trí nội thất văn phòng.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

Cây lưỡi hổ có hoa màu trắng nhạt ngà vàng, 6 cánh mềm mại. Hoa nở biểu hiện cho sự may mắn, phát tài cho năm đó của bạn.

Ánh sáng: lưỡi hổ khá nổi tiếng khi sống được với ánh sáng trực tiếp lẫn điều kiện ánh sáng yếu, vậy nên điều kiện sáng vừa đủ kèm một tí bóng râm thì trên cả tuyệt vời.

Nước: cực kỳ cẩn thận khi tưới nước nhé, cố gắng để đất không quá ướt, tưới nhiều nước có thể làm hư hại bộ rễ. Cây có thể sống hàng tuần mà không cần nước nên chỉ cần tưới vừa đủ trên bề mặt đất thôi, thường 2-3 tuần hãy tưới một lần, chờ đất ráo nước rồi hãy tưới, không cần vội. Khi tưới cũng chỉ tưới phần đất xung quanh, không tưới thẳng nước vào lá hoặc toàn thân cây.

Nhiệt độ: dù chịu nóng giỏi, nhưng cây sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ 15-27 độ C, cũng cần chú ý nếu cây bị vàng lá (do lạnh) thì chuyển sang khu vực ấm hơn. Nói cách khác, lá chính là phong vũ biểu cho thấy tình trạng nước, quá nhiều nước cây sẽ rũ xuống, thiếu nước thì lá nhăn, trông héo úa.

Phân bón: có thể sử dụng các loại phân thông thường để bón cho cây lưỡi hổ.

Mời bạn tham khảo thêm về cách bố trí cây trong sân vườn:

  1. Lan Ý

Tên khoa học của cây lan ý là Spathiphyllum wallisii, cây thuộc họ ráy. Cây có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số quốc gia ở Đông Nam Á. Ở nước ta, cây lan ý hay được gọi là cây bạch môn, cây vỹ hoa trắng hoặc cây ý lan, cây huệ hòa bình.

+ Cây lan ý là loại cây thân thảo có kích thước nhỏ, cao không quá 50cm. + Cây mọc thành bụi với các cuống lá dài, nhỏ và hướng lên trên.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+Lá cây màu xanh đậm có hình bầu dục, thon dài và nhọn ở đỉnh.

+ Hoa lan ý màu vàng, có một bắc hoa bọc bên ngoài màu trắng như vỏ sò nhìn rất đẹp. Hoa lan ý nở rất lâu, có thể kéo dài từ 3-4 tháng.

+ Lan như ý có khả năng sinh trưởng mạnh và lan bụi nhanh. Vì thế thông thường người ta nhân giống lan bằng cách tách bụi. Cây có thể sống trong cả môi trường râm mát lẫn ngoài sáng, trồng được cả trên đất lẫn thủy sinh.

Đất trồng: Đất trồng cây lan ý nói riêng và hầu hết các loại cây nói chung cần đảm bảo hai yếu tố là dinh dưỡng và độ tơi xốp. Trộn đất với các loại phân bón hữu cơ như xơ dừa, mùn cưa và xới đất tơi xốp để cây phát triển. Tiến hành bón phân định kỳ nửa năm một lần cho cây.

Ánh sáng: Cây lan ý là loài ưa bóng râm, vì vậy cây phù hợp để trong nhà hơn là ngoài trời. Những vị trí gần cửa sổ và ban công có ánh sáng nhẹ sẽ thích hợp để cây phát triển tốt và nhanh ra hoa.

Cách tưới nước: Không phải là loài quá ưa ẩm, cây lan ý không cần được tưới nước quá nhiều. Bạn chỉ cần tưới cho cây khoảng một tuần một lần với lượng nước vừa phải. Những mùa mưa ẩm hoặc hanh khô thì bạn nên quan sát tình trạng cây và đất để tưới nước hợp lý.

  1. Mai vạn phúc

Tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Có nguồn gốc từ Châu Á.

+ Đây là loài cây nhỏ nhắn được trồng thành những bụi, khóm nhỏ.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Mai vạn phúc thuộc loại cây thân gỗ, phân nhiều cành nhiều nhánh. Cây được trồng thành từng bụi, tán lá hình cầu rộng khoảng 1 - 1,5m. Cây mai tiểu thư trưởng thành có thể có chiều cao đạt tới 0,4 - 1m hoặc hơn. Trong thân cây có chứa nhựa mủ trắng.

+ Lá cây thuộc dạng lá đơn, mọc đối thành dạng xoắn dọc theo thân cây nhìn khá ấn tượng. Lá có màu xanh bóng và cuống lá ngắn. Hình dạng của lá như hình mũi mác hoặc elip thuôn, thu hẹp dần về phía hai đầu. Kích thước chiều dài trung bình lá đạt được thường là khoảng 5 - 12cm.

+ Hoa mai vạn phúc có màu trắng kết thành những chuỗi hình ống mảnh, dài khoảng 1,7cm. Mỗi hoa gồm 5 cánh nhỏ như hình lưỡi liềm, phiến cánh hoa có đường kính từ 2 - 2,5cm. Các đài hoa dạng hình trứng, ngắn và có màu xanh lá cây. Hoa thường mọc ra ở đầu cành hoặc dưới nách lá, tạo thành từng cụm nhỏ. Hoa mai tiểu thư thường nở quanh năm và có mùi thơm dịu nhẹ.

+ Quả mai vạn phúc là dạng quả nang thuôn, có nếp theo chiều dọc. Quả có màu đỏ và kích thước với chiều dài khoảng 2 - 4cm.

  1. Muống Nhật

Cây muống nhật còn gọi là cây thiên thanh Thái, cây ráy đốm.

Tên khoa học: Aglaonema muntifolium

Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Châu Á.

Thân, Tán, Lá: Cây thảo bò, cao 30-40 cm, thân mọng nước, có nhiều sợi bó mạch. Lá đơn mọc cách, cuống lá dài 15-20cm, bẹ lá ôm thân. Lá hình trứng, đuôi lá hình tim, đầu lá nhọn, lá nhẵn coc điểm nhiều vết loang lổ màu hồng, trắng hay viền. Từ vùng lá rụng cây ra rễ phụ bám vào đất hay giá thể để vươn lên.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

Hoa, Quả, Hạt: Hoa đơn tính cùng mo, quả mọng thuôn dài trên mặt quả có nhiều điểm chấm trắng.

+ Cây muống nhật thuộc loại cây khỏe, phát triển nhanh, cực dễ trồng, dễ chăm. Thiên thanh có thể chịu nắng hoặc trồng dưới bóng râm, chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém.

+ Việc chăm sóc muống nhật khá đơn giản chỉ cần tưới nước cho cây nếu trồng chậu và ít phải bón phân, nếu trồng dưới đất hầu như chúng ta không phải chăm sóc nhiều cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Khi cây nhiều lá héo khô nên cắt tỉa, nếu cây có cành cao quá thì cắt bớt những cành cao sát gốc tạo điều kiện chồi mới mọc lên.

  1. Ngân hậu

Tên thường gọi: Cây ngân hậu

Tên gọi khác: Cây ngân hậu còn được biết đến với những tên gọi khác như cây minh ty rằn hay cây vạn niên vạch.

Tên khoa học: Aglaonema marantifolium

Họ thực vật: cây ngân hậu thuộc họ Araceae (họ Ráy)

Nguồn gốc: Cây ngân hậu có nguồn gốc từ Đảo Molucca và Philippin

+ Ngân hậu thuộc vào họ cây trồng mọc thành bụi dày sống lâu năm và có thân cao khoảng 20 - 40cm.

+ Lá cây ngân hậu có hình dáng thuôn dài hai đầu, gốc có cuống dài mở thành bé ở dưới đáy và om lấy thân. Phiến lá của cây rất dày có màu xanh đậm điểm nhiều đốm trắng dọc theo phần gân bên trên. Mặt dưới của lá có phần gân hình xương cá nổi lên rất rõ trông rất đẹp mắt và lôi cuốn. Tán cây xòe rộng ra xung quanh xếp theo từng lớp tạo ra hình dáng rất đẹp. Các bụi cây ngân hậu có thể được nhân giống bằng việc tách bụi thành các cây mới rất đơn giản.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Hoa cây ngân hậu được mọc ra ở phần đỉnh được bao bọc bởi một chiếc mo nhỏ màu trắng. Quả cây ngân hậu thuộc vào loại quả mọn hình trái xoan với chiều dài khoảng 1 - 2 cm. Mỗi quả sẽ có một hạt xếp sát nhau tạo thành chùm và có chung một cuống mập.

  1. Ngọc ngân

Cây ngọc ngân có tên khoa học Dieffenbachia Picta, thuộc họ Araceae (Ráy) và có tên gọi khác là Valentin, có nguồn gốc từ Châu Á.

+ Cây ngọc ngân thuộc loại cây thân thảo, họ ráy.

+ Phần lá cây có hình bầu dục thon dài và nhọn dần về phía đỉnh. Cây được lai tạo từ cây phú quý từ năm 1982 bởi một nhà thực vật học. Ngoài ra cây ngọc ngân còn có cái tên khác là cây valentine nên hay được sử dụng làm quà tặng vào những dịp lễ tình nhân. Có thể trồng cây ngọc ngân thủy sinh hoặc trồng chậu đất.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Giống như cây vạn lộc, cây ngọc ngân cũng có hai màu xanh và đỏ. Cây ngọc ngân màu xanh phổ biến hơn với sự kết hợp hài hòa giữa hai màu xanh và trắng. Lá cây có viền xanh, mặt lá trắng tạo cho người nhìn cảm giác mát mẻ, thoải mái và có phần thanh tao. Cây ngọc ngân đỏ cũng mang đường viền xanh nhưng lại phần mặt lá màu đỏ rực rỡ.

Ánh sáng: Ngọc ngân là loài ưa bóng râm nên không được đặt câu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Bạn có thể lựa chọn đặt cây tại các nơi có bóng râm hoặc ánh sáng dịu nhẹ để cây phát triển tốt.

Đất trồng: Nên ưu tiên lựa chọn loại đất có độ tơi xốp cao để đảm bảo thoáng khí và cây dễ hút nước. Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây khá dễ dàng với phân bón hóa học hoặc mùn cưa.

Cách tưới nước: Là loài thân thảo nên cây ngọc ngân có xu hướng ưa ẩm. Tuy nhiên cây có khả năng trữ nước kém nên chú ý không tưới quá nhiều gây thối rễ. Vào mùa lạnh, bạn có thể giảm lượng nước tưới xuống bởi nhu cầu của cây trong mùa này không cao.

Nhiệt độ: Sinh trưởng tại vùng nhiệt đới nên cây ngọc ngân khá khó phát triển trong môi trường có nhiệt độ thấp. Vì vậy không đặt cây trong phòng lạnh hoặc gần nhà bếp, lỗ thông hơi.

Sâu bệnh: Cây ngọc ngân bị vàng lá khi thiếu dinh dưỡng. Bạn nên chú ý quan sát và bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể giúp bạn loại trừ sâu bọ bám trên cây.

  1. Ngũ da bì

Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngay cả vùng đồng bằng cũng trồng tốt. Gần đây, ngũ gia bì chân chim được xem là cây cảnh đẹp thuộc loại cao cấp, đắt tiền.

+ Cây Ngũ gia bì là loài cây thân gỗ, có kích thước nhỏ, tùy vào nơi trồng và cách chăm sóc mà cây có thể cao từ 30cm - 2m.

+ Ngũ gia bì có nhiều cành nhánh, mỗi cành nhỏ sẽ có từ 6 - 8 lá, các lá sẽ có dạng kép xòe chân vịt.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Hoa của cây Ngũ gia bì có màu trắng và mọc thành chùm tán, khi ra quả sẽ có hình cầu với đường kính khoảng 3 - 4mm. Dạng quả mọng, khi chín thì có màu tím đen, bên trong có từ 6 - 8 hạt.

Đất và dinh dưỡng: Trộn đất bùn than, đất mùn và đá trân châu với nhau, thêm một lượng nhỏ phân trộn tổng hợp là được.

Nước và độ ẩm: Thích hợp với môi trường có độ ẩm không khí cao, độ ẩm của đất tốt, nhưng cây cũng có khả năng chịu đựng khí hậu khô.

Nhiệt độ: Cây Ngũ Gia Bì - Cây Chân Chim không chịu được quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp trong khoảng 20°C - 30°C, mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 5°C, nếu không cây sẽ bị rụng lá.

Ánh sáng: Ưa bóng bán phần, chỉ cần đảm bảo trong nhà có đầy đủ ánh sáng, mỗi ngày nếu được chiếu sáng khoảng 4 tiếng thì cây sẽ phát triển tốt.

Phân bón: Mùa hè là thời gian sinh trưởng, nên bón phân cho cây vào thời điểm này để cây phát triển tốt.

14. Ngọc trai

Cây Ngọc Trai tên thường gọi là Sò Huyết hay Lẻ Bạn. Tên khoa học là Tradescantia spathacea, thuộc họ nhà Thài Lài - Commelinaceae, có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Mỹ (Mehico) và phân bổ rộng khắp ở Việt Nam.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)
Cây ngọc trai

+ Thân cây rất ngắn chừng 30-50cm, lá mọc sát đất. Lá không có cuống, chỉ có bẹ, phiến lálõm, đầu thuôn dài. Lá còn non có màu xanh và có lông non, khi lá phát triển được 3 -4 ngày sẽ chuyển sang màu tím hồng. Mặt trên của lá màu lục, mặt dưới thì màu đỏ tím.

+ Hoa Ngọc Trai màu trắng vàng, mọc thành cụm hoa nhỏ ở nách lá, ngoài có 2 mo úp vào nhau. Quả Ngọc Trai mọc thành nang dài thuôn.

+ Cây Ngọc Trai là loại cây chịu được nắng và độ ẩm thấp nên thường được trồng thành những bụi, khóm nhỏ, làm hàng rào trang trí. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh vì vậy rất thích hợp làm cây ngoại thất cho khuôn viên cây xanh và các công trình giao thông công cộng.

Cây Ngọc Trai ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Nên trồng ở những nơi có đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, nhu cầu nước trung bình. Khả năng chịu hạn cao. Nhân giống bằng cách tách bụi.

  1. Phát tài núi nhỏ

Nguồn gốc cây phát tài núi chính là từ trên vùng núi cao. Đây là loại cây chuyên sống ở những vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hạ và lạnh giá vào mùa đông. Chính vì thế mà cây phát tài núi có thể sống ở trong những môi trường đa dạng như trong nhà hoặc trời đông giá rét.

+ Cây Phát Tài Núi thuộc loại cây thân gỗ với nhiều phân cành và thân cây mọc ra nhiều rễ phụ. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 1 - 1,7m nhưng chúng sẽ bị hạn chế hơn ở mức dưới 1,5m khi được trồng trong chậu cảnh.

+ Lá cây giống hình giáo uốn cong dạng thuôn, phiến lá khá bóng và có màu xanh lục đậm. Lá Phát Tài Núi tập trung chủ yếu ở ngọn cây, và phía gốc có bẹ ôm thân. Kích thước lá khá lớn với chiều dài khoảng 15 - 20cm và chiều rộng từ 5- 8cm. Dáng cụm lá không rậm rạp giúp cây có dáng vẻ uốn lượn tự nhiên, thân cây uyển chuyển.

+ Vốn có dáng đẹp nên khi cây Phát Tài Núi nở hoa sẽ còn đẹp hơn rất nhiều. Hoa phát tài màu vàng nhẹ và mọc thành từng cụm nhỏ nối tiếp nhau thành từng chùm hoa. Cây Phát Tài Núi có quả màu đỏ cam và có dạng hình cầu nhỏ.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

Ánh sáng: Phát Tài Núi ưa nắng nhưng cũng có thể chịu bóng bán phần. Cây trồng ngoài trời dưới nắng gắt dễ bị héo lá, cháy lá và nhìn có vẻ hơi khô khốc. Do đó, nếu bạn muốn trồng cây làm cảnh trong chậu thì nên đặt ở nơi có bóng râm. Hàng tuần chỉ cần cho cây tắm nắng 1-2 lần là được.

Tỉa lá: Trong quá trình trồng cây Phát Tài Núi, bạn cần thường xuyên cắt tỉa những chiếc lá héo úa. Đấy là cách để giữ cho cây được sạch sẽ, các vi khuẩn, nấm và sâu bọ không xâm nhập tấn công cây. Đồng thời, tỉa lá thường xuyên giúp hạn chế sự um tùm của cây, tạo nên hình thù cây gọn gàng xinh xắn hơn.

Bón phân: Cũng giống như các loại cây cảnh khác, Phát Tài Núi không yêu cầu cao về lượng phân bón. Tuy nhiên, định kỳ nửa năm một lần, người trồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng phân bón lá hòa loãng tưới, bón phân NPK hoặc sử dụng phân hữu cơ để bón quanh gốc cho cây.

  1. Phú quý

Cây Phú Quý có tên khoa học là Aglaonema Hybrid. Cây Phú Quý có nguồn gốc từ “xứ sở vạn đảo” Indonesia. Đây là loài cây phong thủy mang đến nhiều tài lộc, may mắn và phú quý cho chủ nhân.

+ Là loài thân thảo, rễ chùm, cây phú quý cao từ 30-70cm. Lá cây mỏng, phiến lá lớn, nhẵn có đường viền đỏ hồng và bề mặt xanh đậm.

50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn (P3)

+ Loài cây này có bộ rễ khá phát triển, nhiều rễ, rễ mọc thành chùm dài khoảng 4 - 5cm. Khi cây non rễ có màu trắng ngà đến lúc cây trưởng thành bộ rễ của Phú Quý chuyển dần sang màu xanh non vô cùng đẹp mắt, đặc biệt là khi trồng theo phương pháp thủy sinh.

Ánh sáng: Cây phú quý thuộc nhóm cây lá màu nên cần ánh sáng mặt trời để sinh trưởng tốt và màu sắc đẹp. Tuy nhiên phú quý không ưa sáng nên không thể đặt cây dưới ánh mặt trời trực tiếp. Bạn có thể đặt cây trong nhà và mang ra ngoài ánh nắng lúc sáng sớm.

Môi trường đất/nước:

+ Đất trồng cây phú quý cần đảm bảo dinh dưỡng. Khi thấy chất lượng đất kém đi, nên dùng các loại phân bón tự nhiên như xơ dừa, mùn cưa hay trấu để cây sinh trưởng tốt.

+ Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh đơn giản hơn rất nhiều. bạn chỉ cần bơm thêm dịch dinh dưỡng vào chậu cây là xong.

Cung cấp nước:

+ Đối với cây chậu đất, chỉ cần tưới ẩm đất là đủ. Duy trì mỗi tuần tưới cây từ 2-3 lần là đã đảm bảo cây phát triển tốt.

+ Nếu trồng cây thủy sinh thì cần chú ý thay nước hàng tuần, nhất là khi thấy nước chuyển màu.

Sâu bệnh: Với các loại thuốc bảo vệ thực vật, bạn có thể bảo vệ cây trước đa số các loại sâu hại. Trong trường hợp các lá bị bệnh, héo hoặc thôi, ta chỉ cần dùng kéo cắt bỏ những phần này đi là được.

Trên đây Cayplus đã chia sẻ những loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin để sử dụng và lựa chọn cây trồng cũng như chăm sóc để cây luôn được xanh tốt.

Hãy đăng ký ngay và theo dõi kênh Youtube Cảnh quan sân vườn Cayplus để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về sân vườn và hồ cá Koi nhé!

Cayplus chuyên thiết kế, thi công sân vườn, hồ cá koi, tiểu cảnh non bộ…

Hotline: 0866 640 820

2 bài trước trong loạt bài này:

Link nội dung: https://iir.edu.vn/50-loai-cay-ua-bong-ram-thuong-duoc-trong-trong-san-vuon-p3-a17656.html