Toàn bộ về 4 cấu trúc “Should” và “Shouldn’t”, phân biệt với “Ought to”

Chúng ta hẳn đã biết rằng, khi muốn khuyên nhủ ai đó làm gì bằng tiếng Anh thì sử dụng cấu trúc “should” là sự lựa chọn đơn giản nhất. Thế nhưng, ngoài dùng để khuyên nhủ động từ này còn có thể được áp dụng trong những trường hợp nào nữa nhỉ? Không phải ai có thể tự tin trả lời được câu hỏi này đâu nhé. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng FLYER tìm hiểu cách sử dụng của động từ đặc biệt này nhé!

1. Nghĩa của từ “Should”?

Theo từ điển Cambridge, “should” là một động từ khuyết thiếu có nghĩa là “nên”. Gọi nó là động từ khuyết thiếu bởi vì should không bao giờ đứng độc lập mà phải đi kèm và bổ trợ nghĩa cho một động từ khác.

Ví dụ:

Tất cả khách tham quan phải báo cho tiếp viên biết là họ đến.

Tôi có nên học luật không?

Tuy nhiên, should còn có thể dùng nhiều trong trường hợp khác với các nghĩa và thái độ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các cách dùng của should trong phần tiếp theo nhé!

Lưu ý: Cách viết tắt của “should not” là “shouldn’t”.

2. Cách dùng cấu trúc “should”

Trường hợp 1: Cấu trúc “should” được dùng để khuyên ai đó làm gì hoặc đưa ra một lời gợi ý.

Ví dụ:

John nên bỏ thuốc.

Tôi có nên để con gái mình tiếp tục cuộc hành trình nguy hiểm này không?

Trường hợp 2: Dùng để nhắc nhở ai đó về nghĩa vụ của họ.

Ví dụ:

Chúng ta không nên uống rượu rồi lái xe.

Anh ta đã nên nói với tôi về sự thay đổi trong kế hoạch trước khi bắt đầu nó.

Mặc dù, “should” có thể dùng để nhắc nhở ai đó về nghĩa vụ nhưng sắc thái không mạnh như “must”, và không có tính bắt buộc cao.

Trường hợp 3: Dùng để mô tả kết quả/ hậu quả của một hành động/ sự kiện tưởng tượng

Ví dụ:

Tôi nên chuyển đến sống ở một ngôi nhà to hơn nếu tôi có tiền.

Nêu anh đi đúng những chỉ dẫn đó thì anh đã không gặp phải những rắc rối khi tìm nhà tôi.

Trường hợp 4: Dùng để diễn tả mục đích (thường dùng sau in order that/ so that)

Ví dụ:

Cô ấy xếp sẵn va li vào xe ô tô để có thể xuất phát sớm.

Cô ta chậm rãi nhắc lại các lời hướng dẫn để anh ta có thể hiểu.

Trường hợp 5: Dùng để diễn tả sự ngạc nhiên

Ví dụ:

Tôi quay lại nhìn quanh trong xe buýt và người ngồi đằng sau tôi không ai khác hơn là giáo viên của tôi.

Tôi đang nghĩ đến việc đi thăm ông nội thì lúc đó không ai khác ngoài ông lại xuất hiện.

Trường hợp 6: Dùng để diễn tả một kết quả của một sự việc đã lường trước

Ví dụ:

Bạn nên cảm thấy cuốn sách này có ích nhỉ.

Tôi đang tự hỏi là chuyện gì xảy ra với Lyly. Cô ấy đáng ra nên ở đây lúc này.

Trường hợp 7: Cấu trúc “should” dùng trong câu hỏi để thể hiện sự thờ ơ, không quan tâm hoặc không tin.

Ví dụ:

Làm sao tôi biết điều đó được?

Tại sao tôi phải quan tâm nhỉ?

Trường hợp 8: Dùng sau “why” để đưa ra hoặc hỏi lý do về cái gì đó

Ví dụ:

Tại sao mọi người muốn ăn cái gì đó đáng sợ?

Tại sao ông ấy không mua nó khi hoàn toàn có thể thanh toán được?

3. Cấu trúc “should”

Có 4 cấu trúc “should” phổ biến nhất trong tiếng Anh, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Mời các bạn cùng khám phá chi tiết!

3.1. Cấu trúc “Should (not) + V”

Cấu trúc:

S + should (not) + V-inf

Đây là cấu trúc “should” cơ bản nhất, người viết/ nói sẽ sử dụng cấu trúc này khi muốn đưa ra lời khuyên, kiến nghị,…

Ví dụ:

Đáng nhẽ nên có một cuộc nghiên cứu lý do gây nên bệnh dịch.

Bạn nên đi bằng tàu - đây là cách nhanh nhất để đi đến đó.

Chú ý: Trong cách dùng này thì mọi động từ theo sau Should luôn ở dạng nguyên thể, cả kể chủ ngữ là ngôi ba số ít.

Toàn bộ về 4 cấu trúc “Should” và “Shouldn’t”, phân biệt với “Ought to”
Cấu trúc “Should (not) + V”

Bài tập: Hoàn thành câu dựa vào cấu trúc vừa học

3.2. Cấu trúc “Should + be V-ing”

Toàn bộ về 4 cấu trúc “Should” và “Shouldn’t”, phân biệt với “Ought to”
Cấu trúc “Should + be V-ing”

Cấu trúc:

S + should (not) + be + V-ing

Cấu trúc này có hai cách dùng:

Cách 1: Dự đoán về một hành động có thể xảy ra tại thời điểm nói

Ví dụ:

Bây giờ là 8 giờ tối rồi. Chắc anh ta đã đến đó rồi.

Bây giờ đã qua giờ ăn tối, jame chắc hẳn là đang làm việc bây giờ.

Cách 2: Ám chỉ ai đó đang không hoàn thành nghĩa vụ của họ hay đang hành động không hợp lý.

Ví dụ:

Họ đáng ra phải nên làm việc đó để nuôi dưỡng và cổ vũ con cái họ.

Cô ấy đứng lảng vảng ở đây làm gì vậy? Cô ấy không có việc phải làm sao?

Bài tập: Chọn đáp án đúng với cấu trúc vừa học và phù hợp với ngữ nghĩa của câu

3.3. Cấu trúc “Should have”

Cấu trúc:

S + should (not) have + VII

Đây là một trong những dạng cấu trúc “should” nâng cao. Cấu trúc này được sử dụng nhằm để diễn tả về điều gì đó đã nên xảy ra trong quá khứ tuy nhiên đã không xảy ra trên thực tế.

Khi chúng ta thêm “not” vào phía sau “should”, cấu trúc “should” này lại được dùng để diễn tả về sự việc không nên xảy ra nhưng đã xảy ra. Cấu trúc “should not have” thông thường sẽ diễn tả sự tiếc nuối tuy nhiên nó được sử dụng giống như một phép lịch sự chứ không phải chỉ trích.

Ví dụ:

Anh ta đã nên giúp mẹ xách đồ.

Họ đáng lẽ không nên sa thải anh ấy, anh ấy là người sáng tạo nhất trong đội của họ.

Ông ấy lẽ ra không nên che dấu sự thật; nó chỉ làm cho tôi thêm nghi ngờ.

Bài tập: Chọn đáp án đúng dựa vào cấu trúc vừa học

3.4. “Should” trong câu đảo ngữ

Toàn bộ về 4 cấu trúc “Should” và “Shouldn’t”, phân biệt với “Ought to”
Cấu trúc “Should” trong câu đảo ngữ

Cấu trúc:

Should + S + V, S + will/should/may/shall + V…

Cấu trúc “should” đảo ngữ này có nghĩa “nếu như…thì”. Dùng để đưa ra một giả thuyết có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai (câu đảo ngữ của điều kiện loại 1).

Ví dụ:

Nếu thời tiết ngày mai tốt chúng ta sẽ đi trượt tuyết.

Nếu chúng ta rảnh chúng ta có thể chơi trò chơi điện tử.

Bài tập: Viết lại các câu sau dựa vào cấu trúc đảo ngữ vừa học

4. Phân biệt “Should” với “Ought to

Trong tiếng Anh còn có một động từ khuyết thiếu có nghĩa gần tương tự với “should” đó là “ought to”, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng không thể thay thế nhau. Hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây để thấy sự khác nhau của hai từ này nhé!

ShouldOught to
Phân biệt “Should” với “Ought to

Một số ví dụ:

Họ cần rời đi vào tối nay, ngay khi chuông reo.

Họ nên rời đi vào tối nay, ngay khi chuông reo.

-> Trong trường hợp này ought to và should có thể thay thế nhau, chỉ có khác một chút về ngữ điệu sắc thái.

Tôi nghĩ bạn nên xin lỗi mẹ mình.

-> Không dùng: I think you ought to apologize to your mom. Vì “I think” mang tính chủ quan.

Có lẽ trời sẽ đổ tuyết ngày hôm nay.

-> Không dùng:It ought to be snowing today. Vì “ought to” không dùng để dự đoán.

Bài tập: Điền “should” hoặc “ought to” vào chỗ trống

Tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc “Ought to” cùng cách dùng chi tiết + bài tập áp dụng

5. Thành ngữ với “should

Bạn đã tìm hiểu về cách dùng một số cấu trúc “should” phổ biến nhất trong tiếng Anh. Vậy bạn có biết động từ khiếm khuyết này được ứng dụng khá nhiều trong các câu thành ngữ. Dưới đây là một số thành ngữ với “should”, mời bạn cùng tìm hiểu để nâng cao vốn từ của mình:

I should think not/so (too)!: Được sử dụng khi bạn tin một điều gì đó là đúng hoặc không đúng.

Ví dụ:

“Tôi mua một chút hoa cho cô ấy để cảm ơn” - “Tôi thấy thế là đúng đấy”

“Dài như thế này đã đủ chưa?” - “Tôi thấy đủ rồi”

I shouldn’t wonder: thành ngữ này có nghĩa là “có thể”

Ví dụ:

“Mark dạo này thế nào rồi nhỉ?” - “Tốt, có thể thế”

I should be so lucky!: Dùng để nói khi một chuyện gì đó vô cùng khó để xảy ra

Ví dụ:

“Bạn có thể sẽ thắng giải nhất” - “Chuyện này khó đấy”

Ước mơ của bạn lớn thật đấy. Khó để có thể thành công.

They should worry!: Dùng để nói về ai đó không phải lo lắng về cái gì.

Ví dụ:

Họ không cần phải lo lắng! Họ chả có lấy một vấn đề trên thế giới này.

6. Bài tập vận dụngcấu trúc “should”

Bài tập 1: Dùng should hoặc should not/ shouldn’t và các từ trong ngoặc để hoàn thành câu văn

Bài tập 2: Dùng should hoặc shouldn’t để diễn tả lại quan điểm của bản thân trong những trường hợp sau:

Ví dụ:

Jame and Cathy are planning to get married. You think it’s a bad idea.

-> I don’t think they should get married.

-> I think they shouldn’t get married

1. Anne has a bad cold but plans to go out this evening. You don’t think this is a good idea.

2. This guy needs a job. He’s just seen an advertisement for a job which you think would be ideal for him, but he’s not sure whether to apply or not.

3. Our government wants to increase taxes, but I don’t think this is a good idea.

4. I think your friend spends a lot of money on clothes. They were too expensive.

5. Your mother is always doing the housework alone. You think it’s a bad idea.

Đáp án tham khảo:

1. I think Anne shouldn’t go out this evening.

2. I think this guy should apply for this job.

3. I don’t think our government should increase taxes.

4. My friend shouldn’t spend a lot of money on clothes anymore.

5. I think I should help my mother do the housework.

Bài tập 3: Viết lại câu đảo ngữ với “should”

Bài tập 4: Chọn đáp án chính xác

Bài tập 5: Điền “shouldn’t”, “should”, “ought to” vào chỗ trống

7. Tổng kết

FLYER tin rằng qua phần lý thuyết và bài tập về cấu trúc “should” bên trên, bạn có thể tự tin dùng chúng trong giao tiếp hàng ngày cũng như giải quyết nhanh chóng các bài tập, đề thi. Nhưng để có thể sử dụng linh hoạt như người bản xứ thì các bạn vẫn phải ôn tập lại hằng ngày và củng cố các kiến thức ngữ pháp liên quan nhé.

Cùng ôn luyện với FLYER về “should” cũng như vô vàn chủ đề tiếng Anh khác thông qua Phòng luyện thi ảo FLYER. Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản và nhanh chóng, bạn đã có thể tha hồ truy cập và sử dụng bộ đề thi “khủng”, thường xuyên được FLYER bổ sung và cập nhật. Việc ôn luyện tiếng Anh cũng sẽ không còn nhàm chán nhờ những tính năng mô phỏng game hấp dẫn và hình ảnh đồ họa cực bắt mắt, vui nhộn.Các bạn sẽ có những giờ học tiếng Anh không những vô cùng hiệu quả mà còn vô cùng thú vị. Hãy nhanh tay khám phá thôi nào!

Cùng tham gia nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật những kiến thức và tài liệu ôn luyện tiếng Anh mới và đầy đủ nhất nhé.

>>>Xem thêm

Link nội dung: https://iir.edu.vn/toan-bo-ve-4-cau-truc-should-va-shouldnt-phan-biet-voi-ought-to-a17637.html