Công thức tính khối lượng tải và 3 cách tính trọng lượng vật nâng

Đối với hoạt động nâng hạ hàng hóa, việc cẩu quá tải là vấn đề nghiêm trọng và tuyệt đối cấm vì nó gây nguy hiểm cho người vận hành cũng như thiết bị. Vì vậy người vận hành cần biết rõ khối lượng, công thức tính khối lượng, công thức tính khối lượng riêng của vật thể trước khi nâng.

Tổng khối lượng của tải phải kể đến mọi bộ phận của thiết bị nâng có liên quan đến cầu trục bao gồm cả móc và mọi thứ khác bên dưới: khối móc, dây cáp cẩu, các phụ kiện dưới móc, vật thể cần nâng. Công thức tính khối lượng của tải sẽ bao gồm khối lượng của tất cả các thành phần này

Công thức tính khối lượng tải và 3 cách tính trọng lượng vật nâng
Vật nâng dạng khối thép

3 cách phổ biến xác định trọng lượng tải nâng

Xác định khối lượng của tải dựa trên các thông tin có sẵn

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể dễ dàng xác định khối lượng của tải trọng mà không cần thực hiện bất kỳ loại tính toán nào hoặc sử dụng các cảm biến tải trọng hoặc lực kế.

Công thức tính khối lượng tải và 3 cách tính trọng lượng vật nâng
Vật được nâng là thiết bị, máy móc

Sử dụng công thức tính khối lượng của tải

Nếu không có thông tin về khối lượng tải nào được cung cấp, thì bạn sẽ cần thực hiện một số phép tính và công thức tính khối lượng của tải mà bạn sẽ nâng. Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số tính toán cơ bản để tính khối lượng của các tải trọng có kích thước khác nhau thuộc các loại vật liệu khác nhau.

Công thức tính khối lượng tải và 3 cách tính trọng lượng vật nâng
Vật nâng dạng thép tấm

Bước 1: Tính thể tích của vật cần nâng

Hình chữ nhật/Hình vuông: Thể tích = Dài x Rộng x Cao

Trụ rỗng: Thể tích = 3.14 x Dài x Độ dày thành x (Đường kính - Độ dày thành)

Hình dạng phức tạp: Trong một số trường hợp, hãy tưởng tượng toàn bộ đối tượng được đặt trong một hình chữ nhật và sau đó tính thể tích của hình chữ nhật đó. Hoặc, chia đối tượng thành hai hoặc nhiều hình chữ nhật nhỏ hơn rồi tính khối lượng của từng phần và cộng chúng lại với nhau.

Bước 2: Xác định loại vật liệu cần nâng và khối lượng riêng của nó

Cần làm rõ vật liệu bạn sẽ nâng là vật liệu gì và xác định khối lượng riêng của nó.

Bảng dưới là ví dụ về khối lượng riêng của 5 loại vật liệu.

STT Tên vật liệu Khối lượng riêng 1 Thép 7.85 Tấn/m3 2 Inox 304, Inox 201 7.93 Tấn/m3 3 Nhôm 2.7 Tấn/m3 4 Bê tông cốt thép 2.50 Tấn/m3 5 Carton 0.50 Tấn/m3

Bước 3: Tính khối lượng của vật thể nâng

Khối lượng = Khối lượng riêng của vật liệu x Thể tích vật thể

Ví dụ #1: Lập công thức tính khối lượng và tính khối lượng của một khối thép hình chữ nhật có chiều dài là 3m, chiều rộng 2m, chiều cao 1m

Khối lượng khối thép = Khối lượng riêng của thép x Thể tích khối thép= Khối lượng riêng x Dài x Rộng x Cao = 7.85 x 3 x 2 x 1 = 47.1 tấn

Ví dụ #2: Lập công thức tính khối lượng và tính khối lượng của một ống thép có độ dài 6m, đường kính 0.3m, độ dày thành 0.01m

Khối lượng ống thép = Khối lượng riêng của thép x thể tích = Khối lượng riêng x 3,14 x Chiều dài x Độ dày thành X (Đường kính - Độ dày thành)

Khối lượng ống thép = 7.85 x 3,14 X 6 x 0.01 x (0.3-0.01) = 42.88 tấn

Công thức tính khối lượng tải và 3 cách tính trọng lượng vật nâng
Tải trọng nâng dạng ống thép

Sử dụng cảm biến tải trọng hoặc lực kế để xác định khối lượng tải

Ngày nay, có rất nhiều thiết bị cảm biến tải trọng hoặc lực kế giúp người sử dụng biết được khối lượng tải khi nó được nhấc nhẹ lên khỏi mặt đất. Các thiết bị này được gắn thẳng hàng với móc cẩu, cáp treo. Tải được gắn vào cảm biến tải trọng và cảm biến tải trọng thực hiện tính khối lượng của tải bằng cách đo lực tác dụng lên nó bằng máy đo biến dạng hoặc áp suất thủy lực hoặc khí nén bên trong thiết bị.

Các thiết bị này có thể hiển thị khối lượng đo được của tải theo nhiều cách khác nhau. Một số là loại cơ với màn hình kim và mặt số. Một số loại khác có màn hình kỹ thuật số ngay trên chính thiết bị và một số loại hoạt động với thiết bị kỹ thuật số cầm tay hoặc phần mềm máy tính để gửi kết quả đọc cho người vận hành.

Nhiều cảm biến tải trọng và lực kế đi kèm với cảm biến quá tải để cảnh báo cho người vận hành, người quản lý an toàn hoặc nhân viên được chỉ định khác nếu cần trục bị quá tải.

Công thức tính khối lượng tải và 3 cách tính trọng lượng vật nâng
Cảm biến trọng lượng tải gắn móc

Kết luận

Việc hiểu rõ công thức tính khối lượng và biết rõ khối lượng của vật cần nâng là vô cùng quan trọng trong an toàn thiết bị nâng. Hiểu rõ khối lượng của tải giúp quản lý việc cẩu quá tải, tránh xảy ra sai sót, tai nạn trong quá trình nâng hạ. Bài viết ngắn trên chúng tôi đã trình bày các phương pháp đơn giản để tính tải trọng của các vật thể. Nếu cần tìm hiểu thêm về các thiết bị cân, đo khối lượng hãy liên hệ chúng tôi, Công ty cổ phần thiết bị nâng hạ Hà Nội nhận được tư vấn miễn phí.

>>> Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn kiểm soát tải trọng nâng cầu trục, cổng trục

Link nội dung: https://iir.edu.vn/cong-thuc-tinh-khoi-luong-tai-va-3-cach-tinh-trong-luong-vat-nang-a16598.html