Công thức tính điện trở mạch gia đình và 3 cách mắc điện trở

Điện trở là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động và truyền tải điện năng của các mạch điện. Để sử dụng được điện trở một cách hiệu quả, đòi hỏi bạn phải tính được công suất của nó thông qua công thức tính điện trở. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng TAHICO đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến điện trở thường gặp như chức năng, phân loại điện trở và công thức tính điện trở của mạch điện gia đình là gì nhé.

https://tahico.com/wp-content/uploads/2021/07/cong-thuc-tinh-dien-tro-mach-gia-dinh.mp3
Công thức tính điện trở mạch gia đình và 3 cách mắc điện trở
Ảnh minh hoạ

Điện trở là gì?

Điện trở là một một bộ phận quan trọng trong mạng lưới điện. Nó được thiết kế với 2 đầu tiếp xúc để kết nối với hệ thống điện. Điện trở được làm từ các chất liệu cách điện hoặc dẫn điện kém. Có nhiều loại điện trở với công suất khác nhau để lắp vào các mạch điện phù hợp tuỳ theo nhu cầu sử dụng và để chọn được loại phù hợp bạn cần áp dụng công thức tính điện trở. Điện trở được làm bằng vật liệu có tính cách điện càng cao thì điện trở càng lớn.

Chức năng của điện trở

Chức năng chính của điện trở khi tham gia vào mạch điện là làm giảm cường độ của dòng điện (CĐDĐ) đi qua nó. Cụ thể nó có khả năng phân tán bớt năng lượng điện khi đi qua nó bằng việc chuyển hoá nó thành nhiệt năng.

Ví dụ, khi bạn mua một thiết bị điện có CĐDĐ định mức là 9A (am-be) nhưng cường độ dòng điện mạch điện gia đình là 12A vì thế nếu sử dụng trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến thiết bị đó. Và lúc này, điện trở có chức năng giúp giảm CĐDĐ đi qua thiết bị đó để bạn sử dụng một cách an toàn.

Công thức tính điện trở mạch gia đình và 3 cách mắc điện trở
Ảnh minh hoạ điện trở

Công thức tính điện trở mạch điện gia đình

Như ví dụ ở trên, mỗi thiết bị điện sẽ có một hiệu điện thế (HĐT) định mức và cường độ dòng điện định mức. Ở nước ta, các sản phẩm điện điều có HĐT định mức quy định là 220V và có CĐDĐ khác nhau tuỳ sản phẩm. Và điện trở là thiết bị giúp bạn thay đổi CĐDĐ trong mạch gia đình cho phù hợp với sản phẩm đó. Để tính được điện trở có công suất phù hợp, bạn phải áp dụng công thức tính điện trở như sau:

R= U/I

Trong đó:

Cách mắc điện trở phổ biến

Trong mỗi mạch điện, chúng ta sẽ có 3 cách nối điện trở đó là nối song song, nối nối tiếp và nối hỗm hợp. Mỗi cách nối sẽ khác nhau đôi chút và cách nối này cũng sẽ tác động 1 phần đến đến công thức tính điện trở.

Cách nối song song

Ở cách nối song song, các điện trở sẽ được nối song song với thiết bị điện trong mạch điện. Cụ thể 2 đầu tiếp nối của điện trở sẽ được kết nối với mạch điện mà không xen vào mối nối của thiết bị điện.

Công thức tính điện trở mạch gia đình và 3 cách mắc điện trở
Cách nối điện trở song song và công thức tính điện trở mạch song song

Cách nối nối tiếp

Ở cách nối nối tiếp, điện trở sẽ được nối trực tiếp vào mạch điện để tạo thành một dòng điện liện tục nối nguồn điện, điện trở và thiết bị sử dụng điện thành một mạch kín hoàn chỉnh.

Công thức tính điện trở mạch gia đình và 3 cách mắc điện trở
Cách mắc nối tiếp và công thức tính điện trở mạch nối tiếp

Cách nối hỗn hợp

Đây là cách nối có sự kết hợp giữa 2 cách nối phía trên. Trong cùng một mạch điện, người ta kết hợp cách nối song song và nối tiếp để tạo ra một điện trở có sức cản phù hợp với nhu cầu sử dụng

Trên đây là những thông tin về khái niệm, vai trò, công thức tính điện trở và các cách mắc điện trở trong một mạch điện. Hy vọng những thông tin TAHICO vừa cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn.

>>>>> Tham khảo các công thức tính công suất

Link nội dung: https://iir.edu.vn/cong-thuc-tinh-dien-tro-mach-gia-dinh-va-3-cach-mac-dien-tro-a16582.html