Both and là một cấu trúc vô cùng hiệu quả khi bạn muốn diễn tả việc mình vừa thích uống trà sữa lại vừa thích trà chanh, hoặc khi bạn muốn nói về cuốn truyện bạn đọc hôm qua vừa hài hước lại vừa hấp dẫn. Để có thể sử dụng nhuần nhuyễn cấu trúc “both…and” và miêu tả những mẫu câu tương tự như vậy, hãy cùng FLYER tìm hiểu tổng quát về cách sử dụng của cấu trúc này ngay sau đây.
Cấu trúc “both…and” là cấu trúc được dùng trong tình huống miêu tả 2 sự lựa chọn đồng vị, ngang bằng nhau khi người nói muốn nhấn mạnh hai đối tượng xuất hiện trong cùng một câu.
“Both…and” có thể được dịch nghĩa như là “cả…và…”, “vừa…vừa…” hoặc “cả…lẫn…”
Cấu trúc “both…and” có thể áp dụng khi nói về hai đối tượng nào đó (danh từ) hoặc hai tính chất nào đó (tính từ).
Ví dụ:
Tôi rất ngưỡng mộ anh ấy, anh ấy vừa tài năng lại vừa tốt bụng.
→ Trong ví dụ này, cấu trúc “both…and” dùng để nhấn mạnh hai tính chất của chủ thể là “tài năng” và “tốt bụng”.
Diana là một người nghiện mua sắm, hôm qua cô ấy đã mua cả một đôi giày mới và một chiếc túi xách.
→ Ở trường hợp này, chúng ta sử dụng cấu trúc “both..and” để nối hai danh từ là “đôi giày mới” và “túi xách” lại với nhau.
Tương tự với những ví dụ chúng ta đã cùng tìm hiểu ở phần trước, trong cấu trúc này thì “both…and” thường mang ý nghĩa “cả cái gì và cái gì”.
Công thức:
S + V/to be + both + Noun/Adjective + and + Noun/Adjective
Trong đó:
Lưu ý: Nếu sau “both” là một danh từ thì sau “and” cũng phải là một danh từ. Tương tự, nếu sau “both” là một tính từ thì sau “and” cũng phải là một tính từ.
Ví dụ:
Thông tin này vừa hữu ích vừa thú vị.
Tôi có cả một anh trai và một chị gái.
Chúng ta có thể dùng cấu trúc “Both” đi với giới từ “of” để chỉ về việc gộp cả hai chủ thể đồng vị lại thành một cụm chủ ngữ trong câu. Trong trường hợp này chúng ta sẽ không sử dụng “and”.
Công thức:
Both + (of) + danh từ số nhiều + V/to be (số nhiều)
Lưu ý: với cấu trúc này chúng ta có thể bỏ giới từ “of” mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
Ví dụ:
Cả 2 căn nhà này đều là của tôi
→ Cả hai câu trên mang ý nghĩa không đổi dù có “of” hay không.
Ngoài ra, khi chúng ta sử dụng cấu trúc “both of” mà theo sau đó là đại từ hoặc tân ngữ số nhiều thì bắt buộc phải có “of” trong câu.
Công thức:
Both + of + đại từ/tân ngữ số nhiều + V/to be (số nhiều)
Ví dụ:
Cả hai chúng tôi đều thích xem phim khoa học viễn tưởng.
Cả hai bạn nên học chăm chỉ hơn cho kì thi sắp tới.
Khi muốn đảo ngữ “both” lên đầu câu thì đi kèm với cấu trúc này bắt buộc phải là hai danh từ hoặc cụm danh từ. (không sử dụng giới từ sau “both” và “and” trong cấu trúc này)
Công thức:
Both + noun + and + noun + V/to be (số nhiều)
Ví dụ:
Cả tôi và bố tôi đều lái xe giỏi.
Cả bơi lội và quần vợt đều giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Qua những ví dụ trên chúng ta có thể tổng kết được các vai trò của cấu trúc “both…and” trong câu như sau:
Chúng ta có thể chuyển đổi một câu với cấu trúc “not only but also” thành cấu trúc “both…and” mà không làm thay đổi nhiều về mặt ngữ nghĩa.
Công thức:
S + V + not only + danh từ/tính từ + but also
Chuyển thành:
S + V + both + danh từ/tính từ + and + danh từ/tính từ
Ví dụ:
→ This house is both big and beautiful.
Căn nhà này vừa lớn lại vừa đẹp.
→ Mike ate both a pizza and a burger for yesterday’s dinner.
Mike đã ăn cả một cái bánh pizza lẫn một cái burger cho bữa tối hôm qua.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc Not only but also.
Tương tự, chúng ta có thể chuyển từ một câu có cấu trúc “as well as” thành câu với cấu trúc “both…and”
Công thức:
S + V/to be + danh từ/tính từ + as well as + danh từ/tính từ
Chuyển thành:
S + V + both + danh từ/tính từ + and + danh từ/tính từ
Ví dụ:
→ They are both humorous and kind.
Họ vừa vui tính lại vừa tốt bụng.
→ My parents gave me both a new smartphone and a bicycle because of my good exam result.
Bố mẹ tôi đã tặng cho tôi cả điện thoại thông minh mới và một chiếc xe đạp vì kết quả thi tốt của tôi.
Cấu trúc “either or” và “neither nor” có nhiều điểm tương đồng trong cách sử dụng so với cấu trúc “both and”:
Tuy nhiên, giữa ba cấu trúc này vẫn có một số điểm khác biệt đấy, bạn hãy theo dõi bảng sau đây để nắm rõ hơn:
Bài viết trên vừa tổng hợp cho bạn những kiến thức cơ bản cần biết để có thể sử dụng cấu trúc “both…and”. Ngoài ra, giờ đây việc chuyển đổi từ cấu trúc “not only but also” hay “as well as” sang cấu trúc “both…and” không còn có thể làm khó bạn nữa rồi. Tuy nhiên, để củng cố thêm những kiến thức có trong bài viết thì bạn nên làm bài tập và áp dụng chúng thường xuyên nhé.
Bạn có thể ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER và sở hữu ngay cho mình bộ đề thi “khủng” với đa dạng chủ đề do chính FLYER biên soạn chỉ với vài bước đăng ký. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm phương thức học tiếng Anh kết hợp các tính năng mô phỏng game vô cùng hấp dẫn mà cũng thật hiệu quả!
Tham gia nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để cập nhật những kiến thức và tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!
>>>Xem thêm
Link nội dung: https://iir.edu.vn/cau-truc-bothand-dung-nhu-nao-cho-dung-tuong-don-gian-nhung-cuc-ki-de-mac-loi-a15923.html