Biện pháp tu từ là gì? Cách sử dụng như thế nào trong tiếng Việt? Những câu hỏi này được rất nhiều phụ huynh quan tâm trong quá trình dạy con em học tập. Nắm được tâm lý đó, bài viết dưới đây, KidsUp đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng để ba mẹ có thể tham khảo.
Biện pháp tu từ là một khái niệm trong văn chương, ngôn ngữ học để chỉ việc sử dụng từ ngữ một cách đặc biệt. Từ đó tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật, để gợi lên hình ảnh, cảm xúc hoặc tạo ấn tượng cho người đọc.
Các biện pháp tu từ được sử dụng trên nhiều đơn vị ngôn ngữ khác nhau như từ, câu, đoạn văn hay cả tác phẩm. Phương pháp này bao gồm cả việc sử dụng từ ngữ đặc biệt, các câu văn dí dỏm hoặc diễn đạt một cách khác biệt để gợi lên sự tưởng tượng cho người đọc.
Thông qua khái niệm tu từ nghĩa là gì, chúng ta cũng đã thấy được vai trò của biện pháp này trong tiếng Việt, cụ thể như:
Các phép tu từ trong tiếng Việt đa dạng trong cách sử dụng cũng như ý nghĩa và tác dụng mang lại. Tùy vào hoàn cảnh và mục đích của tác giả mà có thể kết hợp các biện pháp này lại với nhau.
Biện pháp tu từ về âm thanh là những cách sử dụng các yếu tố âm thanh của ngôn ngữ để tăng khả năng biểu đạt, gợi hình, gợi cảm. Tùy vào khía cạnh được dùng mà chúng ta có phương pháp điệp âm, điệp vần, chơi chữ,…
Biện pháp tu từ điệp âm
Đây là phương pháp lặp lại các âm đầu, vần hoặc thanh điệu để tăng khả năng minh họa, sự diễn cảm và nhạc tính trong câu văn. Theo đó, có 3 loại chính mà bạn sẽ thường gặp gồm điệp phụ âm đầu, điệp vần và điệp thanh.
Ví dụ: Câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp tu từ chơi chữ
Phương pháp này sử dụng sự đặc sắc về âm, nghĩa của từ để tạo ra sự dí dỏm, hài hước giúp câu văn trở lên hấp dẫn và thú vị hơn. Các lối chơi chữ thường được sử dụng như dùng từ đồng âm, nói nhại âm, điệp âm, nói lái,…
Ví dụ:
“Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp tu từ này có sự linh hoạt trong sử dụng các từ ngữ để tăng sự đặc sắc khi miêu tả, diễn đạt ngữ nghĩa. Trong đó bao gồm so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa.
Biện pháp tu từ so sánh là gì?
Đây là biện pháp đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc có nét tương đồng khác để tăng sự lôi cuốn. Qua đó, hình ảnh được miêu tả sinh động, trực quan và giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng và hình dung hơn.
Ví dụ: Trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng tính gợi hình, gợi cảm. Theo đó, có dạng khác nhau gồm ẩn dụ hình thức, cách thức, phẩm chất và chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ của biện pháp ẩn dụ hình thức:
“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp tu từ hoán dụ
Là phương pháp dùng tên của sự vật hiện tượng này để gọi tên cho sự vật hiện tượng khác dựa trên những điểm tương đồng, gần gũi. Có 4 hình thức hoán dụ trong tiếng Việt gồm lấy bộ phận chỉ toàn thể, dùng dấu hiệu đặc điểm, sử dụng cái cụ thể để chỉ cái vô hình hoặc dùng vật chứa đựng để gọi sự vật bị chứa đựng.
Ví dụ: Trong bài thơ của Tố Hữu có câu:
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp tu từ nhân hóa
Biện pháp này là cách để gọi hoặc miêu tả một hoặc nhiều sự vật bằng cách dùng từ ngữ sử dụng cho ngon người. Từ đó giúp các hình ảnh đó trở nên sống động và gần gũi hơn. Có 3 hình thức nhân hóa phổ biến gồm dùng từ ngữ miêu tả, đại từ nhân xưng hoặc cách xưng hô.
Ví dụ: Có cô chim sẻ xinh đẹp bay đến ban công hót líu lo.
Các biện pháp tu từ về ngữ pháp của câu thường gặp gồm đảo ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ,…
Biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?
Đây là phương pháp thay đổi trật tự của cấu tạo ngữ pháp thông thường để nhấn mạnh ý nghĩa, đặc điểm của đối tượng. Các này cũng giúp âm thanh thêm sinh động và hài hòa về âm thanh hơn.
Ví dụ: Trong tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan có câu:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp tu từ liệt kê là gì?
Đây là biện pháp mà tác giả sẽ sắp xếp các từ, cụm từ trong cùng một câu, đoạn để gây ấn tượng, tạo nên hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ cảm xúc.
Ví dụ: Trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
“Con vẫn đinh ninh khắc ghi công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
Biện pháp dùng câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ được đặt ra không nhằm để tìm kiếm câu trả lời mà nhấn mạnh vào ý nghĩa khác.
Ví dụ:
“Có ai trên đời này không từng mắc sai lầm?”
Đây là biện pháp sử dụng từ ngữ để thay đổi một phần ý nghĩa của vấn đề nhằm nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ. Trong đó thường dùng nhất là nói quá và nói giảm nói tránh.
Biện pháp tu từ nói quá
Đây là biện pháp sử dụng các từ ngữ để phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của vấn đề, sự vật, hiện tượng. Điều này nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng hoặc tăng tính biểu cảm.
Ví dụ: Mệt đứt hơi, khóc như mưa hay tức sôi máu,…
Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
Biện pháp này sử dụng các từ ngữ, cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để giảm mức độ, tránh gây cảm giác đau buồn quá độ hoặc giảm sự nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Thay vì nói “chết” thì dùng các cách diễn đạt khác như không qua khỏi, khuất núi,…
Với các bé mới học khả năng tiếp thu và hiểu được ẩn ý phía sau thường hạn chế nên ba mẹ cần lưu ý khi dùng các biện pháp tu từ.
Khi sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong cùng một câu, đoạn văn sẽ gây ra sự thiếu liền mạch trong ý nghĩa cũng như khó hiểu. Với các bé mới học thì có thể dẫn tới hiểu sai ý nghĩa mà người nói, viết muốn truyền tải.
Do đó, khi sử dụng tu từ, chúng ta nên dùng độc lập một biện pháp trong một câu, đoạn. Tần suất sử dụng cũng không quá dày, chỉ tập trung vào nội dung muốn nhấn mạnh hoặc tạo ấn tượng.
Tu từ của tiếng Việt rất đa dạng về cách sử dụng cũng như khả năng diễn đạt. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn phương pháp phù hợp cho từng hoàn cảnh và đối tượng. Bởi vì không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa mà bạn muốn nhấn mạnh hay truyền đạt. Đôi khi, việc dùng với đối tượng không đúng còn gây ra cảm giác khó chịu hay hiểu lầm.
Qua bài viết trên của KidsUP chắc hẳn mọi người đã có thể hiểu biện pháp tu từ là gì và cách để sử dụng. Đây là một nội dung rất quan trọng trong tiếng Việt nên các bậc phụ huynh cũng cần chú ý để chỉ dạy cho bé. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức về giáo dục khác, bạn hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi nhé.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/bien-phap-tu-tu-la-gi-cac-bien-phap-tu-tu-quan-trong-trong-tieng-viet-a15847.html