QMI Education - Trong bài viết này, Tiếng Việt Online sẽ giới thiệu với các bạn phép tu từ nhân hóa được sử dụng nhiều trong văn nói và văn học!
- Nhân hóa là biện pháp gọi hoặc miêu tả sự vật, cây cối, con vật bằng những từ ngữ được dùng cho con người.
- Ví dụ:
+ Ba chú mèo con đang nằm ngủ say sưa => từ “chú” là từ được dùng cho con người, ở đây lại được dùng cho mèo con.
+ “Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” => từ “ơi” được dùng với người (khi gọi một người nào đó), ở đây được dùng cho con trâu.
+ Trải qua bao mùa mưa nắng, cây đa vẫn hiên ngang đứng đó => cụm từ “hiên ngang đứng đó” được dùng cho con người, ở đây thì được dùng cho cây đa.
Thường có 3 kiểu nhân hóa chính:
- Sự vật, cây cối, con vật được gọi bằng những đại từ dùng để gọi con người như em, cô, chị, chú, bác, ông, bà…
- Ví dụ:
+ Những chú bò đang gặm cỏ ngoài đồng => dùng “chú” để gọi con bò.
+ Ông trời mà khóc thì sẽ đổ mưa => dùng “ông” để gọi trời
Ví dụ:
+ Những con kiến đang chăm chỉ làm việc => tính từ “chăm chỉ” và động từ “làm việc” thường được dùng để miêu tả tính cách và hoạt động của con người, trong câu này thì được dùng cho loài kiến.
+ Nhà của ông nằm nép mình trong một ngõ nhỏ => động từ “nằm nép mình” thường được dùng cho con người, trong câu này thì được dùng cho nhà.
+ Buổi tối, dòng sông khoác lên mình một chiếc áo màu đen => động từ “khoác” được dùng cho con người, ở đây thì được dùng cho dòng sông.
- Ví dụ:
+ “Núi cao chi lắm núi ơi / Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!” => gọi núi như gọi người (“núi ơi”), coi núi như một người bạn để tâm sự.
Để có thêm nhiều bài học thú vị, vui lòng liên hệ:
QMI EDUCATION
->>> Đăng ký tư vấn
Inbox: m.me/YeutiengViet154
Tel: 024 3869 1999
Hotline: 0914 154 668
Mail: [email protected]
Address: số 14 Trung Yên 3, Cầu Giấy, Hà Nội
Link nội dung: https://iir.edu.vn/ngu-phap-tieng-viet-phep-nhan-hoa-du-hoc-quang-minh-a15833.html