Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp đó

Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp đó

Trong văn học, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật giúp bài văn trở nên thú vị và phong phú hơn. Có rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau và được sử dụng với mục đích khác nhau trong câu. Để tìm hiểu kĩ hơn về các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Có tất cả bao nhiêu biện pháp nghệ thuật

Biện pháp nghệ thuật là những nguyên tắc thi pháp được sử dụng trong tổ chức một phát ngôn nghệ thuật. Biện pháp nghệ thuật được dùng để khiến câu văn thêm phong phú, thể hiện mục đích của người nói. Cụ thể, hiện nay các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng gồm 8 loại:

Xem lại tác dụng của biện pháp tu từ

Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng

các biện pháp nghệ thuật và tác dụng - tài liệu văn học

Tác dụng của biện pháp so sánh

So sánh là biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến nhất, dùng để đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác mà trong đó 2 sự vật, hiện tượng đó có nét tương đồng. Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hiện tượng được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần thú vị, thu hút người đọc.

Các từ ngữ thường gắn liền với biện pháp so sánh gồm: “như”, “giống như”, “là”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,… Trong một số trường hợp, các từ ngữ biểu thị so sánh có thể bị ẩn đi.

Ví dụ: Trẻ em như ibúp trên cành. Biết ăn,i.biết ngủ, biết học hành là ngoan.

Biện pháp so sánh ở câu trên dùng 2 hình ảnh “trẻ em” và “búp trên cành” với mục đích cho người đọc cảm nhận được sự non nớt của trẻ em, do đó chúng cần được che chở, bao bọc và chăm sóc.

Xem lại so sánh là gì

Tác dụng của biện pháp nhân hóa

Nhân hoá là biện pháp sử dụng những từ ngữ chỉ hành động, tính cách, suy nghĩ của con người để gán vào con vật, đồ vật, sự vật,… nhằm làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người hơn.

Xem lại nhân hóa là gì

Ví dụ: Trong tác phẩm “Rừng xà nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành có đoạn sau:

“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóngi.lành như trên một thân thể cường tráng.”

Trong đoạn văn trên, phép nhân hoá đã gọi cây xà nu với một thân thể cường tráng. Mục đích của tác giả là muốn khiến cho thiên nhiên gần gũi với con người hơn, từ đó giúp con người phải biết quý trọng và có ý thức giữ gìn thiên nhiên.

Tác dụng của biện pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng bằng cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Trong câu ca dao trên, hình ảnh thuyền và bến được dùng để đại diện cho người đàn ông và người phụ nữ. “Thuyền” là người đàn ông buôn ba ngược xuôi, còn “bến” là người phụ nữ vẫn ở nhà chờ đợi, thể hiện sự chung thuỷ, sắt son trong tình yêu nam nữ.

Xem lại ẩn dụ là gì

Tác dụng của biện pháp hoán dụ

Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm này để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác mà chúng có quan hệ gần gũi với nhau. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ giúp tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

Hình ảnh áo nâu tượng trưng cho những người nông dân ở nông thôn, còn hình ảnh áo xanh đại diện cho công nhân ở thành thị, cùng nhau đứng lên để đấu tranh cho giai cấp của mình.

Xem lại hoán dụ là gì,

Tác dụng của biện pháp nói quá

Nói quá là biện pháp nghệ thuật phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng thêm sức biểu cảm cho câu văn đó.

Ví dụ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu ca dao trên thể hiện sự phóng đại của dòng chảy thời gian, khi mà mùa hè (tháng 5) thì trời sáng nhanh hơn, còn mùa đông (tháng 10) thì trời thường tối sớm hơn.

Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh

Trái ngược với biện pháp nói quá là biện pháp nói giảm nói tránh. Biện pháp nghệ thuật này sử dụng cách diễn đạt khác để nói về sự vật, hiện tượng một cách tế nhị, lịch sự hơn.

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp đó
Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh

Câu thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sử dụng từ “đi” thay cho từ “chết” nhằm giảm bớt đi sự đau thương, mất mát, để câu văn trở nên mềm mại, nhẹ nhàng hơn.

Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng nhiều trong các câu thơ, câu văn. Biện pháp này sẽ lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần nhằm tăng hiệu quả cho diễn đạt, khiến người đọc cảm thấy hứng thú và ấn tượng hơn. Điệp từ, điệp ngữ cũng giúp câu văn có vần điệu, có cảm xúc hơn.

Ví dụ: “Học, học nữa, học mãi” hoặc “Tiên học lễ, hậu học văn”

Cả 2 câu trên đều được lặp từ “học” với mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong xã hội hiện nay, dù là học văn hoá hay học lễ nghĩa.

Xem lại điệp ngữ là gì

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng trong văn học Việt Nam. Hy vọng rằng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích bạn trong quá trình học tập môn Ngữ Văn và đồng thời ứng dụng các biện pháp này vào cuộc sống hàng ngày để câu văn, câu nói thêm thú vị.

Anh ngữ AMA

Link nội dung: https://iir.edu.vn/cac-bien-phap-nghe-thuat-va-tac-dung-cua-cac-bien-phap-do-a15832.html