Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối cho xã hội, nhà trường và gia đình, là thách thức ngày càng trầm trọng tại nhiều nước trên thế giới. Bạo lực học đường không dừng lại ở những tác động vật lý lên cơ thể người khác, nó bao gồm các hành vi bạo hành cả về tâm lý, tinh thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.
Vậy bạo lực học đường là gì, biểu hiện bạo lực học đường và cách phòng chống như thế nào? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu các thông tin chi tiết trong nội dung tiếp theo nhé.
Bạo lực học đường là một hiện tượng đáng lo ngại, ngày càng lan rộng, có cách thức phức tạp và gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của học sinh không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Nhiều người cho rằng bạo lực học đường để chỉ những hành động tác động nghiêm trọng đến thân thể người khác nhưng không dừng lại ở đó, nó bao gồm việc lăng mạ, bắt nạt học sinh, nghiêm trọng hơn là bạo lực với giáo viên. Hành động này thực hiện trên thực tế và cả ở môi trường mạng, gây ra hậu quả lâu dài về tinh thần cho các nạn nhân.
Bạo lực học đường bao gồm 2 yếu tố chính là bạo lực và học đường. Trong đó bạo lực là cụm từ để chỉ việc sử dụng sức mạnh thể chất thực hiện các hành vi thô bạo, đánh đập, xúc phạm, vi phạm quy tắc và chuẩn mực xã hội với người khác gây nên tổn thương cả về tinh thần và thể chất. Học đường là môi trường quan trọng nơi giáo viên, học sinh tiếp xúc với kiến thức, kỹ năng, được đào tạo về giáo dục, văn hóa và xã hội. Đây là nơi rèn luyện cho học sinh về các mặt như kiến thức, kỹ năng, đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.
Thế nào là bạo lực học đường? Khái niệm bạo lực học đường là để diễn tả tập hợp hành vi ngang ngược, thô bạo gây tổn thương về tinh thần và thể xác với người khác, diễn ra trong bối cảnh trường học. Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau như bạo lực có vũ khí, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục… Những hình thức này đều đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn, phát triển toàn diện của học sinh. Cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hành động từ các bên liên quan để ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là hành vi gây tổn thương cho người khác về thể chất và tinh thần
Một số hình thức bạo lực học đường phổ biến:
Vấn nạn bạo lực học đường đang nhức nhối và tồn tại trong mọi ngóc ngách của trường học, có thể hiểu hiện để chúng ta nhìn thấy hoặc diễn biến trong âm thầm nhưng đều gây ảnh hưởng tiêu cực. Nó gây tổn hại đến thể chất, tinh thần ảnh hưởng đến học tập, sự phát triển, tương lai của trẻ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống
Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Theo nhiều thống kê từ các nhà nghiên cứu, nước ta là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường. Những hành vi bạo lực chủ yếu bắt nguồn từ những mâu thuẫn, xô xát rất nhỏ nhưng hậu quả lại trở nên nghiêm trọng.
Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không chỉ xuất hiện ở 1 cá nhân mà còn lan rộng đến nhiều trường học từ nông thôn đến thành thị. Đối tượng bạo lực cũng phức tạp, đa dạng đến từ nhiều lứa tuổi, nhiều cấp học từ tiểu học đến đại học. Vấn đề bạo lực học đường không chỉ diễn biến với những đối tượng là nam giới mà còn xảy ra với trẻ là nữ giới, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và cả trường hợp giáo viên với học sinh.
Trong khi đó, tại nhiều trường học, không phải tất cả các trường hợp bạo lực bị phát hiện đều được xử lý để hỗ trợ và ngăn chặn. Nhà trường có thể vì bảo vệ danh tiếng mà che dấu khiến nhiều đối tượng bạo lực không còn e ngại bị trừng phạt, nạn nhân bị đả kích, mất lòng tin dẫn đến tình trạng càng ngày càng phát triển mạnh.
Việt Nam là một trong các nước có thực trạng bạo lực học đường đáng nghiêm trọng
Theo số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc, trong 1 năm học có khoảng 5 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong vào ngoài trường (khoảng 1.600 vụ việc/ năm học). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh có 1 vụ đánh nhau, tương đương cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Trong đó có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng trong độ tuổi học sinh và sinh viên. Đây là những con số đáng báo động, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm để có các biện pháp đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường.
Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường đang có dấu hiệu trẻ hóa với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức tác động thể chất, mà còn đa dạng với nhiều hành vi tấn công về tinh thần làm ảnh hưởng đến tâm lý, quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này.
Hiện nay, bạo lực học đường thường xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trên thực tế bất cứ học sinh nào cũng có thể là người bạo lực hay trở thành nạn nhân của bạo lực. Trong khi đó phụ huynh hay thầy cô giáo không thể theo dõi trẻ 24/7 để kịp thời hỗ trợ. Điều đáng lo ngại là đa số trẻ bị bạo hành có xu hướng lo sợ, không dám chia sẻ tình trạng tồi tệ của mình với người lớn.
Thấu hiểu được biểu hiện của bạo lực học đường với trẻ, chủ động quan sát, giúp cha mẹ kịp thời nhìn nhận sự bất thường của con. Những biểu hiện đó là gì?
Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi, trò chuyện, quan sát những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường học, để nhận biết biểu hiện bất thường:
Việc trẻ trở nên bạo lực, bắt nạt người khác không phải là hành động dũng cảm để cha mẹ cổ vũ, động viên. Bạo lực là tâm lý bất ổn, có thể khiến trẻ trở nên mất kiểm soát hành vi, ảnh hưởng đến học tập và tương lai sau này. Do đó, ngoài việc bảo vệ con để không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường phụ huynh cũng cần quan sát biểu hiện của trẻ là người bạo lực.
Trường hợp phát hiện con mình là người bạo lực học đường cha mẹ nên bình tĩnh xem xét nguyên nhân, có hành động, biện pháp phù hợp để ngăn chặn hành vi sai trái. Trẻ là người bạo lực học đường có thể có những dấu hiệu sau:
Những biểu hiện của bạo lực học đường mọi người cần chú ý
Tham khảo: Các hình thức bạo lực học đường mà học sinh có thể gặp phải
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan, cụ thể:
Bước vào giai đoạn dậy thì từ 12 - 17 tuổi trẻ có những biến đổi nhất định về thể chất, tâm lý. Giai đoạn này trẻ học hỏi để hình thành tính cách, tâm lý trẻ nhạy cảm và có nhiều bất ổn. Bởi vậy khi chịu kích thích hay tác động từ các đối tượng xấu hay nhân tố độc hại trẻ dễ dàng học theo, hình thành tâm lý bắt nạt bạn bè.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi chính là 1 trong những nguyên nhân phổ biến làm hình thành bạo lực học đường. Nếu không có những biện pháp tác động hữu hiệu, giai đoạn dậy thì nhiều trẻ gây ra những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng.
Người lớn nên quan tâm hơn đến những học sinh có nguy cơ cao trở thành người bạo lực học đường:
Gia đình cũng được xem là một trong nguyên nhân phổ biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, gây ra bạo lực học đường.
Gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ
Vai trò của nhà trường là nơi giáo dục, đào tạo, hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức, tính cách, thái độ cho học sinh. Vì vậy nếu môi trường giáo dục không lạnh mạnh có thể dẫn đến bạo lực học đường:
Cộng đồng, xã hội nơi sinh sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng bạo lực học đường. Các cộng đồng bị suy giảm kinh tế, không có nhà ở và môi trường sinh hoạt đạt tiêu chuẩn khiến trẻ sinh ra cảm giác chán nản, cảm thấy như cả xã hội “quay lưng”. Từ đó trẻ thể hiện sự tức giận, bất mãn thông qua bạo lực để giải tỏa.
Những cộng đồng ít có sự giao lưu, gắn kết khiến trẻ không có cảm giác thân thuộc. Sự thờ ơ và lạnh nhạt của xã hội có thể dẫn đến gia tăng bạo lực, tội phạm. Hoặc những khu phố thường xuyên có bạo lực, thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực dễ bị ảnh hưởng trở nên bạo lực và có thể trở thành người phạm tội.
Ngoài ra, trẻ chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa, sự bạo lực từ không gian mạng, phim ảnh, sách báo, điện tử, đồ chơi… mang tính bạo lực. Những thông tin không qua kiểm duyệt nhưng rất dễ để tìm kiếm trên internet đã khiến nhiều học sinh tò mò khám phá, từ đó gây ra xu hướng bạo lực với người khác ngoài đời thực.
Chi tiết: 4 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể bạn không biết
Vấn nạn bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở đời thực mà còn xuất hiện trên mạng trực tuyến gây ra tình trạng báo động trên toàn cầu. Trong những năm gần đây tỷ lệ bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo nhiều khảo sát cho thấy lứa tuổi từ 10 - 18 tuổi có nguy cơ cao và phần lớn nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến, 64% học sinh từng bị bắt nạt trong đó 40% học sinh không báo cáo để được hỗ trợ giải quyết hậu quả.
Hậu quả của bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại của học sinh và cả tương lai sau này. Chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc các mặt tối mà bạo lực học đường gây ra.
Bạo lực học đường gây tổn thương đến thân thể cho học sinh từ những tổn thương nhẹ đến các thương tích nghiêm trọng trên cơ thể. Trong đó đáng tiếc có không ít trường hợp đã cướp đi cuộc sống của trẻ vô tội, để lại thiệt hại về người, những mất mát về thể xác, tinh thần cho học sinh và gia đình.
Bên cạnh đó hậu quả của hiện tượng bạo lực học đường còn thể hiện ở mặt làm tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý. Những học sinh bị bạo lực tinh thần, bạo lực lời nói sẽ cảm thấy tự ti. lo lắng, buồn rầu, trầm cảm và bị cách ly. Nhiều trẻ có thể thấy mặc cảm, suy sụp luôn sống trong ám ảnh và sự sợ hãi. Đặc biệt tình trạng này có thể kéo dài đến suốt đời, làm cho các em sống cách biệt với thế giới, không dám hòa nhập vào môi trường xung quanh, học tập sa sút. Nhiều trẻ khó mở lòng kể về sự đe dọa, áp lực từ bạo lực học đường với người lớn nên không thể giải tỏa hay tự xử lý được tình trạng tồi tệ.
Bên cạnh đó không chỉ những nạn nhân trực tiếp, những học sinh chứng kiến bạo lực cũng bị ảnh hưởng đến tâm lý khiến các em sợ hãi, e ngại. Nếu những kẻ bạo lực không bị trừng phạt, trẻ có thể bị ảnh hưởng, lâu dần hình thành khuynh hướng và hành vi bạo lực, trở thành người bạo lực trong tương lai.
Học sinh thực hiện hành vi bạo lực nếu không nhận ra những sai trái của bản thân sẽ trở thành người xấu, mất khả năng tự kiểm soát, lạm dụng quyền hành. Trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, có nguy cơ mắc phải những tình huống tệ hơn nếu không có sự can thiệp kịp thời. Trường hợp tồi tệ, bạo lực có thể khiến trẻ bị đình chỉ học tập, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tạo tác động tiêu cực đến tương lai sau này.
Bạo lực học đường để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với các em học sinh
Hiện tượng bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ mà còn gây ra sự căng thẳng, lo lắng và xáo trộn cho gia đình. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự lo lắng không biết trẻ có chịu cảnh bạo lực học đường, tổn thương về thể chất, tinh thần không. Nhiều trường hợp gia đình phải thay đổi môi trường học tập cho con để bảo vệ sự an toàn cho trẻ.
Vấn đề bạo lực học đường không chỉ làm ảnh hưởng đến học sinh, gia đình mà còn gây ám ảnh, nặng nề và căng thẳng cho những học sinh khác. Trẻ em xung quanh bạo lực luôn có nỗi lo lắng, sợ hãi đe dọa về những cuộc ẩu đả, xung đột về thể chất và bạo hành về tâm lý, tinh thần. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình học tập, chất lượng giảng dạy và ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.
Hành vi bạo lực học đường của học sinh nếu không được quản lý, xử lý tốt sẽ khiến phụ huynh mất lòng tin với nhà trường. Môi trường giáo dục trẻ nên mất ý nghĩa quan trọng của nó, nhà trường không còn là nơi để học sinh học tập hiệu quả, môi trường học không còn lành mạnh và trong sáng nữa.
Không dừng lại ở hậu quả tới môi trường giáo dục, nhà trường, bạo lực học đường còn làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống, chuẩn mực đạo đức. Những học sinh bạo lực thường không tuân thủ quy tắc, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Thậm chí những đứa trẻ này còn cãi lại cha mẹ vì thói quen bạo lực của mình.
Xung đột, bạo lực xảy ra giữa những học sinh, giữa học sinh với thầy cô giáo hay giáo viên với học sinh tạo nên môi trường căng thẳng. Mỗi ngày nhiều người sẽ phải chứng kiến những cuộc ẩu đả, những từ ngữ, lời nói xúc phạm, bôi nhọ người khác. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo nên một bộ phận người sống trong xã hội không còn duy trì giá trị truyền thống tốt đẹp. Những hành vi xấu đã và đang tạo nên sự suy đồi đáng báo động về đạo đức, hành vi, gây mất trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
Tham khảo: 7 hậu quả của bạo lực học đường đối với trẻ em và xã hội
Cách phòng chống nạn bạo lực học đường được quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP. Để phòng chống bạo lực học đường cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó mỗi học sinh cũng cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để nói không với bạo lực học trường. Cụ thể:
Mỗi học sinh nên tích cực rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống cho bản thân. Các em nên học cách kiềm chế cảm xúc, hòa đồng với bạn bè, ngoan ngoãn và lễ phép với người lớn. Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động tình nguyện do lớp học và nhà trường tổ chức, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của lớp và trường.
Học sinh cần nhận thức rõ hành vi bạo lực về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, tránh xa và nói không với bạo lực đường. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra, học sinh cần phải kịp thời thông báo cho gia đình, thầy cô giáo, nhà trường hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp, xử lý.
Cách phòng chống bạo lực học đường cho học sinh hiệu quả
Đội ngũ giáo viên, nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo, đưa vào giảng dạy kỹ năng sống và chương trình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường. Nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thể dục thể thao, các chương trình tình nguyện mang đến giá trị cho cộng đồng, xã hội để học sinh tham gia. Những hoạt động này góp phần định hướng nhân cách, hướng thiện và giúp trẻ phát huy được những đức tính tốt đẹp của chính mình.
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, trao đổi với học sinh nên cần chủ động quan tâm và theo dõi tình hình của trẻ. Giáo viên là cầu nối giữa gia đình và nhà trường kịp thời nhận biết những thay đổi tâm sinh lý, tính cách để có định hướng phù hợp cho các em học sinh. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, giao dục kịp thời những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể để tăng cường sự gắn bó, tinh thần đoàn kết của học sinh trong cùng 1 lớp, trường học để tạo môi trường học tập lành mạnh.
Đối với những trường hợp học sinh gây ra bạo lực giáo viên, nhà trường cần có hình thức giáo dục nghiêm khắc, đối với nạn nhân cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để phòng chống hiệu quả bạo lực học đường.
Xem thêm:
Ngăn chặn bạo lực học đường là quá trình dài, cần chú trọng và phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Tại gia đình, cha mẹ cần xây dựng cho con một mái ấm yêu thương, lành mạnh và không có bạo lực. Phụ huynh nên trở thành những tấm gương tốt cho trẻ noi theo, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường không có bạo lực, các em sẽ không có xu hướng bạo lực với người khác.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên dạy trẻ nhận diện nguy cơ bạo lực và cách thức tự bảo vệ an toàn cho bản thân. Khi cần thiết cha mẹ nên can thiệp một cách chừng mực và đúng cách nếu phát hiện trẻ có liên quan đến bạo lực học đường. Can thiệp bằng các biện pháp mạnh, nóng giận khi chưa tìm hiểu nội tình sự việc sẽ dễ làm trẻ tổn thương và gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè.
Cha mẹ đừng quên thường xuyên tương tác, nói chuyện chia sẻ, gần gũi để xây dựng niềm tin cho con cái. Như vậy, trong trường hợp trẻ bị bắt nạt con sẽ tin tưởng tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình.
Sự thờ ơ của cộng đồng, xã hội là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng bạo lực học đường lên ngôi. Do một số người coi việc học sinh đánh nhau là chuyện bình thường tại trường lớp, dẫn đến việc nhiều nạn nhân không dám lên tiếng. Chúng ta cần loại bỏ suy nghĩ trẻ đánh nhau không phải là vấn đề lớn để ngăn chặn bạo lực, tránh tình trạng không giải quyết kịp thời sự việc khi con nhỏ khiến, dẫn đến hậu quả nặng nề.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, không ít vụ việc bạo lực đi quá xa vì bị phát tán, lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Sự tò mò, lôi kéo đám đông chỉ trích, lăng mạ, làm nhục người khác đã khiến nhiều trẻ mất đi tương lai phía trước. Vì vậy hãy tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ khi giải quyết bạo lực học đường, đừng để vì hành động bộc phát khiến sự việc mất kiểm soát và đi quá xa.
Bạo lực học đường - câu chuyện không mới nhưng luôn là vấn đề nhức nhối đặt ra thách thức cho mọi trường học. Vừa qua, Học sinh The Dewey Schools Cầu Giấy đã tổ chức Workshop “Phòng chống bắt nạt học đường - Nói không với bắt nạt” để có những chia sẻ, giải pháp về vấn đề này.
Một khảo sát về bạo lực học đường được thực hiện bởi DSC (Hội đồng Học sinh) trong cộng đồng trường Dewey Cầu Giấy đã chỉ ra 83.1% học sinh nhận biết được bắt nạt và quấy rối là gì. Thông qua các câu hỏi về cách ứng xử khi chứng kiến việc bắt nạt, quấy rối, đa số Học sinh tham gia khảo sát đã lựa chọn: đề nghị người thực hiện hành vi bắt nạt dừng lại; không tham gia; kể lại chuyện đó cho người lớn. Cùng với đó, các Học sinh cho biết sẽ hỏi han, quan tâm nạn nhân bị bắt nạt, quấy rối.
Học sinh tại Dewey luôn nhận thức được bắt nạn và quấy rối là như thế nào
Cô Nguyễn Thương Huyền - Nhân viên tâm lý Nhà trường đã sử dụng các tình huống cụ thể để làm rõ khái niệm và các hình thức của bắt nạt học đường. Qua đó, TDSers sẽ nhận thức đúng về nguy cơ, tình huống có thể gặp phải để lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhằm bảo vệ sự an toàn cho chính mình và bạn bè xung quanh. Các kỹ năng để bảo vệ bản thân, cách điều tiết cảm xúc trong các tình huống xảy ra căng thẳng với bạn bè hay cách chia sẻ câu chuyện, cảm xúc với những người tin cậy… cũng được cô Huyền hướng dẫn tận tình, cụ thể.
Đại diện cho tiếng nói Học sinh, bạn Lê Vũ Ngọc Hà - Phó chủ tịch DSC cũng đưa ra những đề xuất: “Vấn đề bạo lực học đường cần có sự đồng hành của cả các thầy cô và các bạn Học sinh. Các thầy, cô chủ nhiệm nên có những buổi sinh hoạt lớp để kết nối học sinh và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Từ phía gia đình, sự quan tâm và chia sẻ kịp thời của ba mẹ cũng là việc vô cùng cần thiết. Về phía Học sinh, cần chấp hành tốt nội quy trường lớp, khi nhận diện các tình huống bạo lực học đường phải kịp thời báo ngay cho Nhà trường, thầy cô hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.”
Workshop về bạo lực học đường tại The Dewey Schools
The Dewey Schools Cầu Giấy tin tưởng rằng mỗi TDSers với sự thấu cảm, văn hoá tôn trọng sự khác biệt và hiểu biết sâu sắc về vấn nạn bắt nạt học đường… sẽ cùng nhau tạo nên một cộng đồng với những ứng xử văn minh, nhân ái.
=> Tìm hiểu thêm về triết lý giáo dục và phương pháp dạy học tại The Dewey Schools TẠI ĐÂY
Trên đây là tất cả các thông tin bạo lực học đường là gì, hậu quả và cách phòng chống mà The Dewey Schools đã tổng hợp chi tiết. Vấn nạn bạo lực học đường diễn biến phức tạp và ngày một gia tăng cần sự phối hợp nghiêm túc giữa nhà trường, gia đình, học sinh và xã hội đến cùng phòng ngừa, giải quyết và ngăn chặn. Chúng ta cần nhận thức tính chất nghiêm trọng của vấn đề để cùng chung sức xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn cho học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/bao-luc-hoc-duong-la-gi-bieu-hien-hau-qua-va-cach-phong-chong-a15637.html