Axit amin là gì? Tính chất, phân loại và tác dụng của axit amin

Có rất nhiều loại axit amin và không phải axit amin nào cơ thể cũng có thể tự tổng hợp. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về axit amin và có phương án bổ sung hiệu quả giúp hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường tổng hợp, hình thành các protein.

Thế nào là axit amin?

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về axit amin, bạn cần nắm được axit amin là gì. Axit amin là một thành phần quan trọng cấu tạo nên nhiều loại protein khác nhau, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, những vai trò cụ thể trong hoạt động sống của cơ thể.

Axit amin là gì? Tính chất, phân loại và tác dụng của axit amin
Axit amin có cấu tạo từ các nguyên tố chính là carbon (C), hydro (H) và oxy (O)

Bên cạnh đó, các axit amin còn có công dụng tổng hợp nên rất nhiều loại nội tiết tố và chất dẫn truyền xung thần kinh quan trọng, góp phần không hề nhỏ trong quá trình sinh hóa của cơ thể.

Các axit amin kết hợp với nhau theo một trình tự nhất định được quy định từ trước và giữa những axit amin này có những liên kết khác nhau để tạo thành nhiều phân tử khác biệt cả về tính chất và thành phần. Từ đó, giá trị dinh dưỡng của các phân tử protein được xác định dựa trên những mối liên kết về số lượng và chất lượng của nhiều loại axit amin cấu thành nên những phân tử protein đó.

Tính chất của các axit amin

Các nguyên tố chính cấu thành nên axit amin gồm có carbon (C), hydro (H), oxy (O) và nitơ (N) cùng một số nguyên tố khác tham gia trong cấu tạo của axit amin theo từng loại axit amin khác nhau.

Tính chất vật lý của axit amin gồm:

Tính chất hóa học của các loại axit amin:

Phân loại các axit amin

Cơ thể người cần khoảng hơn 20 loại axit amin khác nhau để có thể hỗ trợ quá trình phát triển và đảm bảo các hoạt động sống. Các loại axit amin được phân thành 2 loại chính là axit amin thiết yếu (cơ thể người không có khả năng tự tổng hợp) và axit amin không thiết yếu (cơ thể người có thể tự tổng hợp được).

Các loại axit amin thiết yếu

Đây là nhóm axit amin mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp mà nhờ hoàn toàn vào việc bổ sung từ bên ngoài nhằm phục vụ sự phát triển và đảm bảo hoạt động sống của cơ thể. Những axit amin này được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và những nguồn axit amin thiết yếu dồi dào nhất gồm có thịt động vật, trứng và thịt các loại gia cầm.

Axit amin là gì? Tính chất, phân loại và tác dụng của axit amin
Các axit amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được mà nạp từ thịt động vật, trứng, thịt gia cầm

Có tổng cộng 9 loại axit amin thiết yếu gồm:

Các axit amin không thiết yếu

Có 11 loại axit amin cơ thể có thể tự tổng hợp được mà không cần bổ sung từ thực phẩm, bao gồm:

Tác dụng của axit amin

Axit amin quan trọng với cơ thể vì có vai trò nhất định với quá trình trao đổi chất và các hoạt động sống hàng ngày.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng: Loại axit amin Tryptophan cần thiết cho việc tổng hợp nên hormone serotonin - loại hormone có vai trò dẫn truyền xung thần kinh, điều chỉnh trạng thái tâm lý, tạo cảm giác buồn ngủ và điều chỉnh các hành vi. Nồng độ serotonin được tạo nên từ axit amin ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng mệt mỏi, chán nản, rối loạn giấc ngủ.

Axit amin là gì? Tính chất, phân loại và tác dụng của axit amin
Bổ sung đầy đủ các axit amin giúp tinh thần thoải mái và giấc ngủ ngon hơn

Tăng hiệu suất khi tập thể dục: Bộ 3 các axit amin chuỗi nhánh có vai trò chính trong việc tái tạo cơ bắp, hỗ trợ giảm mệt mỏi, cải thiện tốt hơn hiệu suất tập luyện thể dục thể thao và giảm đau cơ bắp sau các buổi tập.

Ngăn ngừa tình trạng mất cơ: Bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu có thể giảm thiểu tình trạng mất cơ ở bệnh nhân nằm lâu ngày, đặc biệt là người cao tuổi.

Thúc đẩy quá trình giảm cân: Bộ 3 loại axit amin chuỗi nhánh có tác dụng tăng cường tốc độ giảm cân, giảm béo, giảm trọng lượng cơ thể, đồng thời giảm tỷ lệ mỡ.

Qua bài viết trên cho thấy, axit amin là những thành phần cần thiết mà tất cả mọi người đều cần bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Axit amin thiết yếu có nhiều trong thịt động vật, thịt gia cầm và trứng nên bạn hãy thường xuyên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn nhé.

Link nội dung: https://iir.edu.vn/axit-amin-la-gi-tinh-chat-phan-loai-va-tac-dung-cua-axit-amin-a15465.html