Mô hình ASK là gì? Đánh giá năng lực nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là những quyết định mang tính chủ quan và một chiều từ phía nhà quản lý. Vì thế các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng hoàn thiện khung năng nghề nghiệp và có những mô hình đánh giá phù hợp. Trong bài viết ngày hôm nay, TestCenter mời bạn cùng tìm hiểu về mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế ASK nhé!
Hiện nay, ASK (viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge) là một trong những mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom, ASK ngày nay đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 yếu tố chính như sau:
>> Xem thêm: 4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản cần có của mọi nhân sự
Nếu không có một mô hình đánh giá năng lực, doanh nghiệp thường lơ là và chủ quan với việc đánh giá thực lực làm việc của nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có một quy trình onboarding và đào tạo nội bộ chuẩn hoá. Nhưng nếu áp dụng các tiêu chí rõ ràng, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai hàng loạt quy trình trong quản trị nhân sự.
Trong mô hình ASK, sẽ có một hoặc một số kiến thức, kỹ năng và thái độ được coi là bắt buộc đối với vị trí tuyển dụng. Ví dụ: Nhân viên CSKH luôn đi kèm với đánh giá khả năng giải quyết vấn đề hay số điểm IELTs dành cho chuyên viên biên phiên dịch luôn phải từ 6.5 trở lên thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
>> Tham khảo thêm: 5 bước xây dựng khung năng lực nhân sự dành riêng cho nhà quản lý
Bộ phận nhân sự - tuyển dụng hãy cùng thống nhất để xây dựng khung năng lực cho từng vị trí tuyển dụng và đề cập rõ ràng trong tin tuyển dụng để hạn chế các ứng viên không phù hợp. Doanh nghiệp sẽ rút gọn được thời gian và quy trình phỏng vấn ứng viên ở các vòng sau. Đồng thời không bị bỏ lỡ các ứng viên trông hồ sơ có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại đáp ứng được yêu cầu công việc.
Mô hình ASK đặc biệt hữu ích trong Talent Acquisition - cách thức “săn đầu người” kiểu mới. Với tiêu chí “săn” ít mà chất lượng, bộ phận HR cần dựa vào kênh tham chiếu này để xác định đâu là ứng viên tiềm năng nên tiếp cận.
Nếu đã có một mô hình ASK để lọc CV rồi, hãy tận dụng đó làm tiêu chí đánh giá trong vòng phỏng vấn. Tất cả ứng viên đều công bằng nên việc đặt họ lên chung một bàn cân sẽ cho bạn kết quả đánh giá minh bạch và khách quan nhất.
Ở quy trình này, hãy chú ý làm rõ hơn về biểu hiện hành vi và mức độ đạt điểm của từng tiêu chí trong khung năng lực từng vị trí. Thông thường, mỗi năng lực sẽ bao gồm 5 mức biểu hiện hành vi từ 1-5 tương ứng với các mức độ thông thạo về năng lực: Cơ bản, trung bình khá, khá, tốt và rất tốt.
>> Đọc thêm: 5 yếu tố đo lường thái độ làm việc nhân viên dành cho doanh nghiệp
Bộ phận tuyển dụng nhân sự càng định nghĩa chi tiết về từng mức độ này thì ứng viên càng được đánh giá sát với thực tế. Quy trình đánh giá này giúp chuẩn hóa việc tuyển dụng của doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Nó càng hữu ích hơn nữa với doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng hoặc muốn tiếp cận các ứng viên ngoại quốc - những người có cách thể hiện năng lực bản thân khác với người Việt.
Muốn phát triển một doanh nghiệp chuyên nghiệp - hiện đại - bền vững, bộ phận tuyển dụng nhân sự không thể bỏ qua việc đánh giá nhân viên định kỳ. Bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng mô hình ASK đã dùng trong buổi phỏng vấn, chấm điểm lại cho nhân viên và xem xét cách họ đã thay đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
Theo đó, bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận được sai lầm trong quyết định tuyển dụng một ứng viên tiềm năng nhưng thiếu kinh nghiệm, hay sự đúng đắn khi dự định chuyển công tác cho một nhân viên,… Đây là một phương pháp đánh giá khá hiệu quả. Thay vì so sánh với mặt bằng chung, hãy so sánh với chính họ trong quá khứ để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi.
Để bất kỳ nhân viên mới nào cũng nắm được yêu cầu công việc, sẽ rất phù hợp khi bạn dùng luôn những tiêu chí khi tuyển dụng làm nội dung giáo án để onboarding nhân viên mới.
Mở rộng hơn nữa, quy trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp cũng cần một mục đích cụ thể. Điều đó giúp mỗi cá nhân tiến gần hơn tới chân dung nhân viên lý tưởng được vẽ lên từ mô hình ASK.
Trong mô hình tam giác năng lực ASK, với mỗi tiêu chí Attitude, Skill và Knowledge sẽ có một thang đo đánh giá từ mức độ thấp nhất đến cao nhất.
>> Đọc thêm: Cách xác định năng lực nghề nghiệp theo ngành nghề là gì?
Đối với Attitude (Thái độ/Phẩm chất) sẽ có 5 mức độ đánh giá như sau:
Đối với Skill (Kỹ năng) sẽ có 5 mức độ đánh giá như sau:
>> Tham khảo thêm: Cẩm nang quản trị nhân sự thời đại số hiệu quả dành cho nhà quản lý
Đối với Knowledge (Kiến thức): Có 5 mức độ đánh giá như sau:
Hy vọng những thông tin mà hệ thống đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.vn chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn và mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế ASK. Chúc bạn và doanh nghiệp sẽ áp dụng chúng một cách hiệu quả và mang lại những kết quả tối ưu nhất.
Testcenter.vn - Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn - Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Link nội dung: https://iir.edu.vn/ask-la-gi-tam-quan-trong-cua-ask-trong-danh-gia-nhan-su-a15428.html