Ancol Anlylic là một loại Ancol. Do đó chúng có nhóm OH và mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất của một Ancol.
Ancol là các hợp chất hữu cơ mà trong cấu tạo phân tử của chúng có chứa nhóm -OH liên kết ᴠới nguуên tử C no (C sp3) trong gốc hiđrocacbon. Ancol là ѕản phẩm thu được khi thaу thế nguуên tử H liên kết ᴠới C ѕp3 trong hiđrocacbon bằng gốc -OH.
Ancol Anlylic là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C3H5OH hay viết cách khác là C3H6O.
Ancol Anlylic có công thức cấu tạo là CH2=CH-CH2-OH.
Dựa theo quy ước quốc tế IUPAC, Ancol Anlylic còn có tên thay thế khác là 2-propen-1-ol. Ngoài ra, tên gọi thông thường được nhiều người biết đến của Ancol Anlylic là rượu anlylic.
Để hiểu rõ hơn về Ancol Anlylic, các em cần phải nắm vững các tính chất đặc trưng của chúng như sau:
Ancol Anlylic là một chất lỏng không có màu. Ở nồng độ cao, hợp chất này có mùi mù tạt. Ở nồng độ thấp hơn, hợp chất này sẽ có mùi tương tự như rượu etanol.
Nhiệt độ sôi của Ancol Anlylic: 97°C.
Nhiệt độ nóng chảy Ancol Anlylic: -129°C.
Ancol anlylic có khả năng phản ứng với Na và các loại kim loại mạnh thuộc nhóm kiềm khác như K, Ca,...
Ancol anlylic + Na: Ancol anlylic tác dụng với Na theo phương trình
CH2=CHCH2OH + Na → CH2=CHCH2ONa + ½ H2
Ancol anlylic + K: Ancol anlylic tác dụng với K theo phương trình:
CH2=CHCH2OH + K → CH2=CHCH2OK + ½ H2
Ancol anlylic có khả năng phản ứng với axit HCl và các axit khác (kí hiệu chung các axit này là HX)
Ancol anlylic + HCl: Ancol anlylic tác dụng với HCl theo phương trình
CH2=CHCH2OH + HCl → CH2=CHCH2Cl + H2O
Ancol anlylic tác dụng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa) theo phương trình:
CH2=CHCH2OH + CH3COOH → CH2=CHCH2OOCCH3 + H2O
Ancol anlylic tác dụng với các chất oxy hóa gây ra phản ứng oxy hóa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Ancol anlylic tác dụng với O2 (là chất oxy hóa mạnh) gây ra phản ứng oxy hóa hoàn toàn theo phương trình:
CH2=CHCH2OH + 4 O2 → 3 CO2 + 3 H2O
Ancol anlylic tác dụng với CuO hoặc (là chất oxy hóa yếu) gây ra phản ứng oxy hóa không hoàn toàn theo phương trình:
CH2=CHCH2OH + CuO → CH2=CHCHO + Cu + H2O
(Ancol anlylic là ancol bậc 1 - nghĩa là nhóm -OH liên kết với C bậc 1 nên khi tác dụng với CuO xảy ra phản ứng oxy hóa không hoàn toàn sẽ tạo ra andehit)
Có 4 phương pháp chính được sử dụng để điều chế Ancol Anlylic:
Khử nước propan - 1 - ol.
Thủy phân propen chloride.
Oxy hóa propylene oxide và kali alum (KAl(SO4)2.12H2O) ở điều kiện nhiệt độ cao.
Cho glycerol phản ứng với acid formic.
Ancol Anlylic là một hợp chất khá nguy hiểm, có độc tính. Do đó chúng thường được ứng dụng để sản xuất thuốc trừ sâu và các chất hữu cơ khác.
Câu 1: Ancol anlylic có khả năng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây?
A. CH3COOH, Cu(OH)2, NaOH, Na
B. CH3COOH, Cu(OH)2, H2, Na
C. NaOH, Na, CuO, Br2
D. C2H5OH, H2, Na, CuO
→ Đáp án đúng là: D
Giải thích: Ancol anlylic có công thức là CH2=CH-CH2OH, do đó ancol anlylic không tác dụng với Cu(OH)2, không tác dụng với NaOH ⇒ Loại ý A, B và C
Câu 2: Hỗn hợp X gồm hidro, ancol anlylic, propanal và propen. Đốt cháy 1 mol hỗn hợp X ở đktc thu được 40,32 lít khí CO2. Đun nóng hỗn hợp X với bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với X bằng 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y phản ứng với 0,25 lít dung dịch Br2 x mol/l thì vừa đủ. Giá trị của x là :
A. 0,2 B. 0,16 C. 0,3 D. 0,25
→ Đáp án đúng là A.
Giải thích:
Coi hỗn hợp X gồm H2; C3H6; C3H6O
nCO2 = 1,8 mol ⇒ nC3H6O + nC3H6 = 0,6 mol ⇒ nH2 = 0,4 mol
Do mX = mY ⇒ MY : MX = 1,25 ⇒ nX: nY = 1,25 ⇒ nY = 0,8 mol
⇒ nH2 pứ = 1 - 0,8 = 0,2 mol
Ta có: npi(X) = nC3H6O + nC3H6 = 0,6 mol
⇒ npi(Y) = npi(X) - nH2 pứ = 0,4 mol = nBr2
Vậy với 0,1 mol Y phản ứng thì số mol Br2 là: nBr2 = 0,4.0,1/0,8 = 0,05 mol
⇒ x = 0,2 lit
⇒ Chọn đáp án A
Câu 3: Hỗn hợp X gồm các chất ancol anlylic, ancol metylic, etylen glicol, glyxerol. Cho m (g) X tác dụng với Na dư thu được 10,752 lít H2 (đktc). Đốt cháy m (g) hỗn hợp X cần 37,856 lít O2 (đktc) và thu được 30.6 g H2O. Phần trăm khối lượng của ancol anlylic có trong X là:
A. 24,70%.
B. 29,54%.
C. 28,29%.
D. 30,17%.
→ Đáp án đúng là: D
Giải thích:
nOH = 2.nH2 = 0.96 mol
Khi đốt X (bảo toàn): nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⇒ nCO2 = ½ (0.96 + 2. 1.69 - 1.7) = 1.32 mol
Các ancol no luôn có số C = số O
⇒ n (anlylic) = ½ (nC - nOH) = 0.18 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = mC + mH + mO = 34.6 (g)
⇒ %m (anlylic) = 30.17%
⇒ Chọn đáp án D
Đăng ký ngay để được thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình nắm chắc kiến thức 10 - 11
Câu 4: Cho 18,4 gam hỗn hợp Y gồm etylen glicol, ancol anlylic và ancol metylic tác dụng với kim loại Na (dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 18.4 g hỗn hợp Y, thu được 18,0 g H2O và 30,8 g CO2. Giá trị của V là
A. 3,36
B. 2,24
C. 4,48
D. 5,60
→ Đáp án đúng là: D
Giải thích:
- Cho 18,4 gam hỗn hợp Y tác dụng với kim loại Na (dư):
→ nO(X) = nOH(X) = 2nH2
mY = mC (trong CO2) + mH (trong H2O) + m O(trong OH) = nCO2.12 + nH2O.2 + 16nO
→ VH2(dktc) = ½nO(X).22,4 = 5,6 (l)
⇒ chọn đáp án D.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 45 g hỗn hợp X gồm ancol anlylic, ancol metylic, sorbitol, glixerol và etylen glicol, thu được 39,2 lít CO2 (đktc) và m (g) H2O. Mặt khác, khi cho 45 g hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 13,44 lít H2 (dktc). Giá trị của m là:
А. 46,8.
В. 21,6.
С. 43.2.
D. 23,4.
→ Đáp án đúng là: C
Giải thích:
Khi ancol phản ứng với Na: nOH (X) = 2 nH2 = 1,2 mol = nO(X) (do 1 nhóm OH chứa 1 nguyên tử O).
Bảo toàn C = nC = nco2 = 1,75 mol
Do X tạo nên từ các nguyên tố C, H, O nên: mX = mC + mH + mO
⇒ 45 = 1,75.12 + mH + 1,2.16
= mH = 4,8 gam
⇒ nH = 4,8 mol ⇒ nH2O = 2,4 mol
= mH2O = 43,2 gam.
Câu 6: Cho dãy các chất sau: etilen, vinylaxetilen, phenol axit fomic, axit metacrylic, axetandehit, ancol anlylic, anlen, toluen, axit acrylic, etan, cumen. Có bao nhiêu chất trong dãy làm mất màu được dung dịch Br2?
A. 8
B. 9
C. 7
D. 10
→ Đáp án đúng là B
Giải thích
CH2=CH2 (etilen), CH2=C(CH3)COOH (axit metacrylic), CH2=CH-CCH (vinylaxetilen), CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic), CH2=CH-COOH (axit acrylic), C6H5OH (phenol), HCOOH (axit fomic), CH3CHO (axetandehit) và CH2=C=CH2 (anlen) là những chất sở hữu khả năng làm mất màu nước brom.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm ancol anlylic, hex-1-in và axit acrylic. Cho khí hiđro đi qua a (g) hỗn hợp X đun nóng (có chất xúc tác là Ni), một thời gian sau thu được (a + 0,4) gam hỗn hợp Y gồm những hợp chất hữu cơ. Cho Y tác dụng với dung dịch Br2 dư thì có 0,25g Br2 cho phản ứng. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn a (g) X rồi cho sản phẩm cháy vào trong nước vôi trong dư thì sẽ thu được kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?
A. 130g B. 135g C. 140g D. 145g
→ Đáp án đúng là: B.
Giải thích:
Ta có:
nH2 = 2 0,4 = 0,2 (mol).
Bảo toàn liên kết pi, ta có:
2nC6H 10 + nC3H4O2 + nC3H6O = nH2 + nBr2 = 0.45 nCO2 = 6nC6H10 + 3nC3H4O2 + 3nC3H6O = 0.45 x 3 = 1.35
Ca(OH)2 dư nên ta suy ra nCaCO3 = 1,35.
⇒ mCaCo3 = 1,35.100 = 135 (g)
Từ đó khối lượng CaCO3 thu được sẽ bằng 135 gam.
⇒ Chọn đáp án B.
Câu 8: Công thức cấu tạo của Ancol anlylic là:
A. CH3 - CH2 - OH
B. CH2 = CH - CH2 - OH
C. CH3 - CH2 - OH
D. CH C - CH2 - CH2 - OH
→ Đáp án đúng là A.
Giải thích: Công thức cấu tạo của Ancol anlylic gồm mạch 3 Cacbon, 1 nhóm OH và 1 nối đối. Suy ra công thức cấu tạo đúng của Ancol anlylic là CH2 = CH - CH2 - OH.
Câu 9. Cho 2 chất hữu cơ kế tiếp trong dãy đồng đẳng ancol anlylic X, Y, Z là 1 axit no hai chức; T là một este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 13,9 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần có 17,024 lít Oxy (đktc), ta thu được 9,18 gam nước. Mặt khác, 13,9 gam E làm vừa đủ mất màu dung dịch chứa 0,11 mol Br2. Khi đốt cháy hoàn toàn lượng T ở trong hỗn hợp E thì số mol CO2 thu được là?
A. 0,33
B. 0,40
C. 0,36
D. 0,44
→ Đáp án đúng là: D
Giải thích:
Đốt cháy E có
nO2 = 17,024 / 22,4 = 0,76 (mol)
nH2O = 9,18 / 18 = 0,51 (mol)
Định luật bảo toàn khối lượng, ta có
mCO2 = mE + mO2 - mH2O
⇒ nCO2 = 0.66
⇒ nO trong E = 0.31
Đặt: n(X + Y) = a
nZ = b
nT = c
⇒ a + 2c = 0.11
a + 4b + 4c = 0.31
b + 3c = 0.66 - 0.51 = 0.15
Dồn chất và biện luận:
C3H5OH: 0.02
C4H7OH: 0.01
HOOC - CH2 - CH2 - COOH: 0.03
C3H5OOC - CH2 - CH2 - COOC4H7: 0.04
Đốt cháy hoàn toàn T được số mol CO2 là: 0.04 x 11 = 0.44
Câu 10: Ancol anlylic có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. CH3COOH, Cu(OH)2, NaOH, Na
B. CH3COOH, Cu(OH)2, H2, Na
C. NaOH, Na, CuO, Br2
D. C2H5OH, H2, Na, CuO
→ Đáp án đúng là D.
Giải thích: Ancol anlylic phản ứng được với tất cả các chất C2H5OH, H2, Na, CuO.
Ancol là phần kiến thức quan trọng trong chương trình hóa 11, bài giảng video dưới đây cô Kim Oanh sẽ cung cấp cho các em toàn bộ kiến thức về lý thuyết, các câu hỏi lý thuyết thường gặp và bài tập vận dụng. Các em chú ý theo dõi bài giảng cùng cô nhé!
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến ancol anlylic của chương trình hóa học hữu cơ. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình ôn thi đại học và đòi hỏi các em phải nắm thật kỹ. Chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay vào Vuihoc.vn để học thêm nhiều bài giảng hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để được hướng dẫn chi tiết nhé!
>> XEM THÊM:
Link nội dung: https://iir.edu.vn/ancol-anlylic-la-gi-cong-thuc-cau-tao-va-tinh-chat-dac-trung-a15341.html