Hiểu đúng về đài âm dương

Đài âm dương là gì? khi nào cần xin đài?

Khi chúng ta đi lễ, nhất là đi lễ các đền phủ, sau khi cúng lễ cầu xin xong. Chúng ta muốn biết những lễ vật, lời kêu tiếng khấn của chúng ta có được thánh chứng hay chưa. Hay còn sơ cơ, thiếu sót những gì. Khi đó chúng ta thực hiện việc xin đài hay xin âm dương. Việc xin đài và xin âm dương là hành động giao tiếp giữa thánh với những tín đồ đệ tử, Nó không khác gì câu hỏi, thánh có đồng ý với những lời con kêu tấu không a? Kết quả của việc xin âm dương cho chúng ta biết kết quả của việc đi lễ đạt hiệu quả ở mức độ nào. Nếu tâm thành của chúng ta sâu sắc, nghi lễ đúng phép, lời khấn thành khẩn, đúng đắn khi đó thánh sẽ vui vẻ chấp thuận thì xin đài sẽ nhất âm nhất dương. Ngược lại nếu trong quá trình hành lễ mà có sơ cơ lầm lỗi gì thì kết quả xin đài sẽ không tốt. Kết quả đó để những người đi lễ suy nghĩ lại tâm mình, hành động của mình xem còn tội lỗi hay nhầm lỡ gì thì thay đổi.

Theo quan niệm của đạo giáo. Vũ trụ hình thành bởi hai yếu tố âm và dương, đó là hai thái cực của vũ trụ. Âm -Dương vừa tương sinh lại vừa tương khắc. Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Cuộc sống của muôn loài muôn vật trù phú, phát triển và tươi tốt khi âm dương hòa hợp. Âm - Dương, Trời - Đất hòa hợp, đó là điều kiện quan trọng nhất để con người và muôn loài có cuộc sống tươi đẹp và phát triển. Do vậy, việc cầu xin Âm - Dương hòa hợp là ước mong muôn đời của con người.

Hiểu đúng về đài âm dương

Các hình thức xin đài âm dương

Xin đài, hay xin âm dương có rất nhiều hình thức.

Người ta có thể lấy một khúc tre hài khoảng 10 cm, đường kính khoảng 3 -5cm, trẻ làm đôi. Khi xin đài thì cầm hai mẩu tre đập vào nhau và tung lên. Để hai thanh tre rơi xuống đất và xem kết quả. Khi này mặt dương đó là mặt ngoài của thanh tre, mặt âm là mặt trong của thanh tre. Hiện nay một số đồng bào dân tộc cúng vẫn thực hiện cách này.

Trong miền Nam họ lấy hai miếng gỗ hình bán nguyệt, một mặt phẳng và một mặt lồi lên để tung lên. Miếng gỗ có thể rơi xuống đất, rơi lên đĩa hay rơi vào mâm. Mặt lồi quy ước là mặt dương. Mặt phẳng là mặt âm.

Nhưng hiện nay cách phổ biến nhất là dùng tiền xu. Tiền xu tròn tượng cho trời, lỗ đồng xu hình vuông tượng cho đất. Tròn - Vuông cũng đại diện cho âm và dương. Trời ngoài, Đất trong tương ứng với quẻ Thái trong Kinh Dịch mang ý nghĩa thịnh vượng. Đồng xu hiện nay chúng ta sử dụng là đồng xu Càn Long thông bảo nhà Thanh, đó là thời kỳ hưng thịnh và phát triển của trung quốc. Thời kỳ đó nhân dân giàu có hưng thịnh và thái bình, cho nên biểu tượng đồng xu thời kỳ đó thể hiện ước vọng và mong muốn của nhân dân về những điều tốt đẹp. Trên đồng xu có khắc 4 chữ Càn Long Thông bảo đó là mặt dương, còn mặt không có chữ là mặt âm. Có hai cách để xin đài đó là lấy tiền để lên hai ngón tay là tung lên, một tay cầm đĩa hứng lấy hai đồng tiền đài và xem kết quả, cách này phổ biến nhưng có nhiếu thầy kỹ thuật cao nên xin toàn nhất âm nhất dương. Cách thứ hai khách quan hơn là lấy một cái bát, úp vào cái đĩa hay cho hai đồng xu vào mọt cái hộp xóc lên và xem kết quả.

Cách đọc kết quả khi xin đài âm dương

Kết quả sẽ có 3 trường hợp xảy ra.

Thứ nhất tất cả đều có mặt âm ngửa lên. Đó là trường hợp không được, thánh không đồng ý và không chấp nhận.

Thứ hai là hai mặt đều có mặt dương ngửa lên, trường hợp đó dân gian hay nói là ngài cười, lúc này hiểu theo hai ý nghĩa thứ nhất là cười gượng, cười khẩy thể hiện vẫn còn sự thiếu sót, còn phải xem xét lại nhưng phần nào đó đã có sự đồng ý. Trường hợp hai là vui vẻ, hoan hỷ.

Còn lại là một mặt dương và một mặt âm nghĩa là nhất âm nhất dương = sự việc được chấp nhận, bề trên đồng ý theo sự kêu cầu.

Thường khi xin thẻ chỉ xin tối đa ba lần. Nếu lần 1 không được, xin tiếp lần 2 và 3 vẫn không được thì dừng lại. Còn lần thứ nhất không được, xin tiếp lần 2 và 3. Nếu được thì dừng lại. Còn nếu lần thứ nhất ngài cười, lần thứ 2 được thì đó là đài tốt nhất. Nếu trường hợp đầu tiên đã được thì đó là tốt, ngài đồng ý.

Sau mỗi lần xin đài nếu ngài cười hay toàn mặt âm thì nên xem lại có gì thiếu sót hay không, kêu cấu khấn vái lên thánh rồi sau đó mới xin lại. Không nên xin quá nhiều lần vì sẽ mất linh.

Xin đài âm dương chỉ xin đúng 3 lần

Không nên xin đài âm dương quá nhiều lần vì sẽ mất linh, sự sai đúng nghĩa thành vô nghĩa, không còn chuẩn xác nữa.

Nhiều người gieo đài âm dương, lần thứ nhất thì thấy hai đồng đài đều ngửa lại xem là “Cười là tươi là tốt” mà không chịu tìm hiểu xem đã bị thiếu xót gì. Đến lần thứ hai cũng vẫn như thế, lại xin nữa đến lần thứ ba thì cả hai đài đều sấp cả. Cố van xin than vãn, cầu đảo đên lần thứ tư thì được đài “nhất âm nhất dương” lấy làm phấn khởi lắm mà không biết rằng quẻ đó vô ích “quá tam ba bận, sai đúng bằng không”.

Ngoài ra, người vô tín, vô tâm xin đài vô ích dẫu cả ba lần xin quẻ đều nhất âm nhất dương, cũng giá trị chỉ là con số 0 mà thôi.

Theo xác suất thì nhất âm nhất dương chiếm 0.5, hai mặt dương chiếm 0.25 và hai mặt âm chiếm 0.25.

Link nội dung: https://iir.edu.vn/hieu-dung-ve-dai-am-duong-a15201.html