Trong suốt lịch sử nghìn năm kháng chiến đấu tranh, đất nước ta đã sản sinh ra rất nhiều vị anh hùng tiêu biểu. Trong số đó, có 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Anh hùng dân tộc vào năm 2013.
Hùng Vương (hay còn gọi Vua Hùng) là vua nước Văn Lang của người Lạc Việt xưa. Hùng Vương được tương truyền là con của vua Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 TCN, lấy quốc hiệu là Văn Lang và chia đất nước làm 15 phần, trở thành tổ quốc Việt Nam. Để tưởng nhớ vị vua Hùng Vương, nhân gian có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, Hai Bà Trưng chính là thủ lĩnh của đội quân chiến đấu chống lại sự thống trị tàn bạo và tàn ác của nhà Đông Hán Trung Quốc. Đồng thời, hai nữ anh hùng cũng là người đã lập nên đất nước mới lấy Mê Linh làm thủ đô và tự xưng là Nữ Vương.
Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên lập nên triều đại Tiền Lý và khai sinh ra nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa và giành chiến thắng khi chống lại thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai của Nhà Lương, Lý Nam Đế đã được xướng danh trong danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Ngô Quyền sinh năm 898 tại làng Đường Lâm, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nghĩa quân ta đánh tan quân Nam Hán bằng cách đặt cọc trên sông Bạch Đằng, giành thắng lợi vẻ vang với trận đánh lừng danh kéo dài hàng nghìn năm và làm tấm gương sáng cho nhiều thế hệ mai sau.
Chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng giúp đất nước ta chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm phong kiến phương Bắc. Đồng thời, trận chiến này cũng thể hiện sự thông minh và tài trí của ông. Bởi vậy, khi nhắc tới những vị vua tiêu biểu của Việt Nam không thể nào bỏ sót nhân vật Ngô Quyền.
Đinh Tiên Hoàng hay còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh, là người sáng lập nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông nổi tiếng với tài năng lãnh đạo và được biết đến qua cuộc dẹp loạn sự nổi dậy của 12 sứ quân. Sau đó, ông lên ngôi vua vào năm 968.
Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn, là quan nhà Đinh, giữ chức Thập Đạo tướng quân. Khi quân Tống xâm lược, ông đã dẫn quân kháng chiến và thay nhà Đinh làm vua. Ông đã có công diệt trừ nội giặc để giành lại chính quyền nhà Đinh lúc bấy giờ, đánh đuổi giặc ngoại xâm và trấn an nhân dân, miền Bắc thái bình, miền Nam vô sự.
Lý Thái Tổ hay Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên của nhà Lý nước ta. Ông lên ngôi vua vào năm Đinh Dậu (1009), mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ cho Việt Nam về nhiều mặt, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Cuộc đời vua Lý Thái Tổ bao trùm nhiều tin đồn huyền ảo với những tình tiết ly kỳ và thú vị, đặc biệt là về lai lịch của ông. Tuy nhiên, điều này không phải là sự cản trở trong thời gian ông lên ngôi. Sự anh minh và sáng suốt của ông đã cho thấy vị trí quan trọng trong danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Lý Thường Kiệt (tên thật là Ngô Tuân) là vị tướng có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 1075 - 1077. Theo sử sách được ghi lại, Lý Thường Kiệt là một người văn võ song toàn, nên ông luôn được triều đình nhà Lý tin tưởng và kính trọng. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt là người đã viết bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam “Nam Quốc Sơn Hà”.
Trần Nhân Tông là hoàng đế thứ ba của nhà Trần, trị vì 15 năm và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông là người lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Mông Cổ và quân Nguyên. Nổi tiếng là vị vua thông thái trong lịch sử, ông còn thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và cũng là nhà thơ xuất sắc thời Trần với nhiều tác phẩm để đời như Đại Lãm Thần Quang tự, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca,...
Trần Hưng Đạo hay còn gọi là Trần Quốc Tuấn, là một vị tướng tài ba, ông đã ba lần chỉ huy cuộc khởi nghĩa đánh bại quân Nguyên và quân Mông. Đây được xem là một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử thế giới. Bởi vậy, Bộ Văn hóa, Bộ Thể thao và Du lịch đã bầu chọn ông có tên trong danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn là một chính trị gia và nhà văn nổi tiếng, trong đó có cả bài thơ đình đám “Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm chan chứa tinh thần yêu nước nồng nàn và động viên những chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến.
Lê Thái Tổ hay còn gọi là Lê Lợi, là người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh và thành lập triều đại Hậu Lê. Trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước của nhà Hậu Lê, Lê Lợi đã có nhiều nỗ lực trong chính trị đối nội và ngoại giao nhằm khôi phục, củng cố và phát triển đất nước về mọi mặt. Ông cũng là nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm, một câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con trai của Nguyễn Phi Khánh và bà Trần Thị Thái, là cháu nội của Trần Nguyên Đán. Xuất sắc thi đỗ Trạng Nguyên vào năm 1400, Nguyễn Trãi có cơ hội làm quan dưới thời nhà Hồ. Sau khi Việt Nam rơi vào tay nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống ách đô hộ và lập được công lớn.
Năm 1442, Nguyễn Trãi bị vu oan trong án giết vua ở Lệ Chi Viên và lãnh án tru di tam tộc. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông tìm ra bằng chứng để minh oan cho ông. Ngoài ra, ông còn được biết đến với bài thơ “Bình Ngô Đại Cáo”, đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam.
Vua Quang Trung (tên thật là Nguyễn Huệ) là vị anh hùng đã lật đổ cả hai ách thống trị phản động chúa Trịnh và chúa Nguyễn, giành thắng lợi vẻ vang trước quân Xiêm và Mãn Châu, giành lấy quyền tự do và chính thức thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ 18. Do đó, 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam luôn có tên Quang Trung, bây giờ và mai sau.
Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) là người lãnh đạo phong trào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Bác là người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương và người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, Bác còn tham gia lãnh đạo Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật, Pháp và Mỹ. Bởi vậy, Bác Hồ là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ, tôn kính và là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.
Người còn là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa thế giới và chính trị gia tài năng. Đến nay Bác Hồ có tổng cộng 152 bút danh. Người đã công tác ở nước ngoài 30 năm, đi khắp 4 châu, 3 đại dương, đặt chân đến gần 30 quốc gia và làm hàng chục ngành nghề khác nhau.
Không phải tự nhiên mà 14 vị anh hùng vừa chia sẻ ở trên được xướng danh thành vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, bởi họ có một điểm chung chính là có công lớn trong việc kháng chiến chống giặc, gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, điển hình như:
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đất nước Việt Nam chúng ta được coi là đất nước của những “địa linh nhân kiệt” khi xuất hiện nhiều nhân tài, anh hùng vẫn còn vang danh trong sử sách cho đến ngày nay, điển hình như 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Theo đó, trong số 14 vị anh hùng Việt Nam, chỉ có một nhân vật được tôn kính là Đức Phật Hoàng đế. Đó chính là vua Trần Nhân Tông - Vị anh hùng dân tộc đã đánh bại quân xâm lược Mông Cổ và cũng là người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và được tôn làm Phật Hoàng.
Theo sử sách, Trần Nhân Tông thoái vị ở tuổi 35 và sau đó xuất gia trở thành thành viên của Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ông lấy pháp hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà và tu hành theo thập nhị đầu-đà (có nghĩa là 12 điều khổ hạnh trong cuộc sống).
Thiền phái Trúc Lâm do ông khởi xướng không kêu gọi các tín đồ từ bỏ đời sống trần tục, không bắt buộc họ phải tu hành cực khổ mà đề cao tính nhân văn, giáo dục nhân tính, không phân biệt giàu nghèo và luôn nhớ nguồn cội. Sau khi Trần Nhân Tông qua đời, Thiền phái Trúc Lâm vẫn được xem là triết gia lớn của phật học.
Qua bài viết trên, chúng ta vừa mới điểm qua 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Những nhân vật này đóng góp rất lớn trong việc giữ gìn tổ quốc, trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/14-vi-anh-hung-tieu-bieu-cua-dan-toc-viet-nam-mot-long-yeu-nuoc-bao-ve-to-quoc-a15139.html