Sinh 12: Tiến Hoá Lớn Và Vấn Đề Phân Loại Thế Giới Sống

1. Khái niệm tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ

1.1. Tiến hoá lớn là gì?

Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên các loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành…) diễn ra trên quy mô lớn, trong thời gian lịch sử dài.

1.2. Tiến hoá nhỏ là gì?

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến hình thành loài mới.

2. Cơ sở nghiên cứu của tiến hóa lớn là gì?

- Từ nghiên cứu hóa thạch → lịch sử hình thành các loài cũng như nhóm loài trong quá khứ.

- Từ nghiên cứu phân loại sinh giới → các đơn vị phân loại như: loài, chi, bộ, họ,… dựa trên, hóa sinh và sinh học phân tử và đặc điểm hình thái → giúp ta phác họa nên cây phát sinh chủng loại.

3. Đặc điểm của tiến hóa lớn

3.1. Quá trình tiến hóa lớn diễn ra theo con đường phân li tính trạng

Theo quá trình tiến này thì từ một loài ban đầu sẽ hình thành thêm nhiều nòi khác nhau rồi tiếp đến là nhiều loài khác nhau. Và trong quá trình tiến hóa này sẽ có nhiều loài bị tiêu diệt.

Sinh 12: Tiến Hoá Lớn Và Vấn Đề Phân Loại Thế Giới Sống

3.2. Tốc độ tiến hóa diễn ra không đều ở các nhóm sinh vật

Với lọa cá thì phổi sẽ không thay đổi suốt 150 triệu năm. Trong khi đó thì ở động vật có vú lại tiến hóa rất nhanh và tạo nên nhiều loài khác nhau.

3.3. Chiều hướng tiến hóa

Do sự tác dụng của các nhân tố tiến hoá và sự chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng nên sinh giới sẽ tiến hoá theo một số hướng sau đây: tiến hoá hội tụ, tiến hoá phân ly.

Có thể thấy đại đa số nhóm loài tiến hoá theo kiểu sẽ tăng dần mức độ tổ chức cơ thể đi từ đơn giản đến phức tạp (loài động vật có xương sống). Và một số khác thì sẽ tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá tổ chức cơ thể và thích nghi với điều kiện môi trường ( như các loài kí sinh).

Trong khi đó nhóm vi khuẩn thì sẽ giữ nguyên cấu trúc cơ thể đơn bào và sẽ tiến hoá theo hướng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất để thích nghi cao độ với các ổ sinh thái khác nhau.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi sớm đạt hiệu quả tốt nhất

Sinh 12: Tiến Hoá Lớn Và Vấn Đề Phân Loại Thế Giới Sống

4. Kết quả của tiến hoá lớn

Kết quả của tiến hóa lớn mang lại đó là sự hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

5. Một số nghiên cứu về thực nghiệm tiến hoá lớn và ví dụ

- Năm 1988, Borax cùng cộng sự của mình đã làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào, Chlorella vulgaris. Họ tiến hành nuôi tảo ở môi trường có loài thiên địch chuyên ăn tảo.

Chỉ sau vài thế hệ thì trong môi trường đó xuất hiện các khối tế bào hình cầu và đến thế hệ 20 thì hầu hết các tập hợp hình cầu bao gồm 8 tế bào. Và đến thế hệ 100 các tập hợp 8 tế bào hình cầu sẽ chiếm tuyệt đại đa số.

Từ đó ta thấy dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các tế bào thì đã có khả năng tập hợp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù. Đây được đánh giá là bước đầu tiên để tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.

- Từ các thành tựu sinh học phát triển và về sinh học phân tử ta thấy chỉ cần đột biến ở một số gen điều hòa là có thể dẫn đến sự xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới.

Ví dụ: Các gen đóng mở nhầm thời điểm, nhầm vị trí do đột biến, cũng có thể tạo nên những đặc điểm hình thái bất thường (ruồi giấm 4 cánh, sự phát triển khác nhau của các cơ quan giống nhau trên cơ thể người và tinh tinh).

6. Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn

STT

Vấn đề cần phân biệt

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

1

Nội dung

Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới

Quá trình hình thành các đơn vị trên loài bao gồm: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

2

Quy mô, thời gian

Quy mô tương đối hẹp, thời gian tương đối ngắn

Quy mô lớn, thời gian dài

3

Phương pháp nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

Thường được nghiên cứu qua các bằng chứng tiến hóa

4

Phạm vi diễn ra

Trong phạm vi 1 loài

Phạm vi nhiều loài

5

Mức độ nghiên cứu

Đã nghiên cứu và hiểu được cơ chế tiến hóa hình thành loài mới

Chưa nghiên cứu sâu về tiến hóa lớn

7. Một số bài tập trắc nghiệm tiến hóa lớn

Câu 1: Để giải thích sự chung nguồn gốc của các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:

A. Quá trình đột biến

B. Quá trình giao phối

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên

D. Quá trình phân li tính trạng

Đáp án:

Theo con đường phân li tính trạng, từ một loài ban đầu sẽ hình thành nhiều nòi khác nhau rồi đến nhiều loài khác nhau. Quá trình tiến hóa diễn ra thì nhiều loài đã bị tiêu diệt.

Đáp án: D

Câu 2: Quá trình nào đóng vai trò quyết định trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài?

A. Hình thành loài mới

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Hình thành đặc điểm thích nghi

D. Đột biến

Đáp án:

Quá trình hình thành loài mới đóng vai trò quyết định trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài.

Đáp án: A

Câu 3: Tại sao có sự tồn tại song song các nhóm sinh vật có tổ chức thấp với các nhóm sinh vật có tổ chức cao?

A. Bởi những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng trong điều kiện xác định vẫn đảm sự thích nghi vẫn phát triển và tồn tại.

B. Bởi các sinh vật khi ở tổ chức thấp thì vẫn không ngừng phát triển.

C. Bởi các sinh vật có tổ chức thấp không cần nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.

D. Bởi các sinh vật có tổ chức thấp không cần nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.

Đáp án:

Ở điều kiện xác định, có những sinh vật đơn giản hoá tổ chức và duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng nhưng vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn phát triển và tồn tại.

Đáp án: A

Câu 4: Vì sao ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm sinh vật có tổ chức cao?

A. Bởi vì các nhóm nhịp điệu tiến hoá không đồng đều với nhau.

B. Tổ chức của cơ thể phức tạp hoặc đơn giản nếu thích nghi được với hoàn cảnh sống.

C. Trong từng hoàn cảnh sống thì cường độ chọn lọc tự nhiên thường không giống nhau.

D. Nhóm tổ chức thấp có nguồn thức ăn rất phong phú.

Đáp án: B

Nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm sinh vật có tổ chức cao ngày nay vẫn có sự tồn tại song song vì tổ chức của cơ thể phức tạp hoặc đơn giản nếu thích nghi được với hoàn cảnh sống.

Câu 5: Chiều hướng nào sau đây thể hiện chiều tiến hóa sinh giới?

A. Tiến hóa ngày càng đa dạng và phong phú

B. Có tổ chức ngày càng cao hơn.

C. Thích nghi ngày càng hợp lý hơn.

D. Chọn tất cả

Đáp án:

Sự tiến hoá sinh giới diễn ra theo cả 3 chiều hướng sau đây:

- Tiến hóa ngày càng trở nên đa dạng và phong phú

- Có tổ chức ngày càng cao hơn

- Sự thích nghi sẽ càng ngày càng hợp lý hơn.

Đáp án: D

Câu 6: Theo em, sinh giới không thực hiện tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?

A. Tiến hóa ngày càng đa dạng và phong phú

B. Ngày càng trở nên phức tạp

C. Thích nghi ngày càng hợp lý hơn

D. Có tổ chức ngày càng cao hơn

Đáp án:

Sự tiến hóa sinh giới diễn ra theo cả 3 chiều hướng sau đây:

- Tiến hóa ngày càng đa dạng và phong phú

- Có tổ chức ngày càng cao hơn

- Thích nghi ngày càng trở nên hợp lý

Đáp án: B

Câu 7: Tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể thường diễn ra ở nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Nhóm động vật có xương sống.

B. Nhóm sinh vật sống cộng sinh.

C. Nhóm sinh vật sống kí sinh.

D. Nhóm sinh vật nhân sơ.

Đáp án:

Tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể thường diễn ra ở nhóm sinh vật sống kí sinh.

Đáp án: C

Trên đây là toàn bộ kiến thức lý thuyết và bài tập về tiến hóa lớn. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn học sinh đã nắm được tổng quan thế nào là tiến hóa lớn, đặc điểm và cách phân biệt tiến hóa lớn với tiến hóa nhỏ. Để học nhiều hơn kiến thức về sinh 12, truy cập trang web vuihoc.vn ngay nhé!

>> Xem thêm:

Link nội dung: https://iir.edu.vn/sinh-12-tien-hoa-lon-va-van-de-phan-loai-the-gioi-song-a14501.html