Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

1. Quần thể sinh vật là gì?

Theo khoản 26 Điều 3 của Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 nêu rằng:

Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh sống và phát triển trong một khu vực nhất định

Quần thể sinh vật là một tập hợp những cá thể cùng một loài, được xác định sinh sống trong một khoảng không gian, thời gian, các cá thể đó có khả năng sinh sản, giao phối để tạo thành những thế hệ mới nối tiếp thế hệ cũ. Quần thể phân bố và sinh sống trong một phạm vi nhất định.

Ví dụ về quần thể sinh vật là đàn chó săn trong rừng, chúng thường sống thành một bầy, trải qua nhiều thế hệ cùng sống ở một nơi. Chúng thường đi săn theo bầy đàn, chia sẻ con mồi kiếm được cho nhau, chó con thì ở trong hang và được những con cái trong đàn chăm sóc.

Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bầy chó hoang thường đi săn theo bầy đàn (Ảnh minh hoạ)

Một ví dụ khác là đàn chim cánh cụt ở Nam Cực, chúng sống thành một đàn lớn lên đến hàng trăm, hàng nghìn con ở những tảng băng Nam Cực. Chúng đi kiếm ăn cùng nhau, các con non được sinh ra và lớn lên cùng đàn.

2. Đặc trưng của quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật có những đặc trưng riêng để dễ dàng nhận biết cũng như nghiên cứu.

2.1. Tỷ lệ giới tính

Tỷ lệ giới tính là tỉ lệ giữa đực/cái trong một quần thể. Trong tự nhiên, tỉ lệ này gần như là 1:1. Bên cạnh đó, chúng còn phụ thuộc vào điều kiện sống, môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lý và tập tính của từng loài mà mỗi một quần thể lại có một sự chênh lệch tỷ lệ giới tính khác nhau.

Ví dụ: Ở muỗi, con cái thường bay đi để tìm và hút máu. Nhưng với con đực, chúng chỉ sống tập trung với nhau ở những thân cây, bụi cây thành một nhóm. Muỗi đực hút nhựa cây, mật hoa để duy trì sự sống.

Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Muỗi đực hút nhựa cây còn muỗi cái phải hút máu để duy trì sự sống (Ảnh minh hoa)

2.2. Nhóm tuổi

Nhóm tuổi của sinh vật được chia làm 03 nhóm chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Ba nhóm tuổi này được thể hiện bằng dạng tháp tuổi như sau:

Nhóm tuổi (Ảnh minh hoạ)

2.3. Sự phân bố cá thể trong quần thể

- Phân bố không đồng đều (ngẫu nhiên): Các sinh vật trong quần thể không có sự cạnh tranh lẫn nhau. Tính lãnh thổ của các sinh vật thấp.

- Phân bố đồng đều: Tính lãnh thổ cao, các cá thể sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh nguồn sống của nhau.

- Phân bố theo nhóm: Các cá thể tập trung lại thành bầy, thành nhóm. Hỗ trợ lẫn nhau để tìm nguồn sống tốt nhất cho quần thể sinh vật đó.

2.4. Mật độ cá thể trong quần thể

Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật, cá thể sống trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ trong quần thể có thể không cố định, chúng thay đổi theo năm, theo mùa và tập tính của sinh vật.

Mật độ quần thể cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phát triển của sinh vật. Mật độ cao các cá thể sẽ phải cạnh tranh thức ăn, nguồn sống tạo ra sự giảm đi về số lượng của quần thể. Mật độ thấp các cá thể có xu hướng hỗ trợ lẫn nhau dẫn đến số lượng cá thể tăng.

Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Loài hươu cạnh tranh nhau để giành nguồn thức ăn (Ảnh minh hoạ)

2.5. Kích thước của quần thể

Kích thước của quần thể là khối lượng, kích thước, số lượng hay năng lượng tuyệt đối của quần thể, thích hợp với không gian và nguồn sống mà các sinh vật trong quần thể đó. Kích thước thể hiện số lượng cá thể phân bố trong không gian của quần thể.

Công thức tính kích thước của quần thể:

Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Công thức tính kích thước của quần thể (Ảnh minh hoạ)

3. Phân biệt giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật và quần thể sinh vật đều là tập hợp của nhiều sinh vật, cá thể với nhau. Tuy nhiên, quần thể và quần xã mỗi bên sẽ có những khái niệm, đặc điểm khác nhau

3.1. Giống nhau

- Cả hai đều là sự tập hợp, chung sống của nhiều cá thể.

- Đều có mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh

- Đều được hình thành tại một thời điểm nhất định, mang tính ổn định tương đối

3.2. Khác nhau

4. Tác động của môi trường tới quần thể sinh vật

Môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống quần thể sinh vật. Là một trong những yếu tố chính tác động tới sự tử vong, sinh sản và phát triển của quần thể.

4.1. Môi trường ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể

Nếu quần thể sống trong một môi trường thuận lợi như thức ăn dồi dào, phong phú, có nguồn nước sạch, ít thiên tai, bão lũ thì số lượng cá thể trong quần thể đó sẽ tăng mạnh.

Ngược lại, nếu quần thể sống trong môi trường bất lợi như nguồn nước bẩn, thức ăn hạn chế, thường xuyên bão lũ, thiên tai, thì số lượng của quần thể đó chắc chắn sẽ giảm nhanh chóng.

4.2. Môi trường sẽ điều chỉnh số lượng cá thể về mức cân bằng

Môi trường tác động trực tiếp đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh sản của sinh vật trong quần thể. Khi mật độ cá thể quá dày, dẫn đến tình trạng nguồn thức ăn bị thiếu, mức sống hạn chế, một phần của cá thể sẽ chết, Do đó, mật độ quần thể lại được trở về mức cân bằng.

Ví dụ:

- Vào mùa mưa, số lượng ếch nhái sinh sản và phát triển nhiều.

- Thời tiết ấm áp, độ ẩm cao khiến lượng muỗi phát triển và sinh sôi cao.

Quần thể sinh vật góp phần tạo nên đa dạng sinh học cho hệ sinh thái, Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã hiểu quần thể sinh vật là gì? Quần thể sinh vật rất cần thiết cho các cá thể nói riêng và cho tự nhiên nói chung. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này!

Link nội dung: https://iir.edu.vn/quan-the-sinh-vat-la-gi-cac-dac-trung-co-ban-cua-quan-the-sinh-vat-a14387.html