Bài tập trắc nghiệm- Bài 27 Một số nghành CN trọng điểm- Địa Lý 12 | THPT Lê Thánh Tôn

Bài tập trắc nghiệm- Bài 27 Một số nghành CN trọng điểm- Địa Lý 12 | THPT Lê Thánh Tôn

Bài 27. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

1. Công nghiệp năng lượng

Câu 1. Công nghiệp năng lượng của nước ta gồm các phân ngành

A. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.

B. khai thác than, dầu khí và nhiệt điện.

C. nhiệt điện và thủy điện.

D. khai thác than, dầu khí và thủy điện.

Câu 2. Công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này

A. có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào.

B. mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

C. có vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa.

D. có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

Câu 3. Than antraxit có trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg tập trung ở khu vực

A. Đồng bằng sông Hồng. B. U Minh (ở ĐB sông Cửu Long).

C. Nông Sơn (Quảng Nam). D. Quảng Ninh (Đông Bắc).

Câu 4. Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là :

A. Trung du miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên.

Câu 5. Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở

A. Đồng bằng sông Hồng. B. U Minh (ở ĐB sông Cửu Long).

C. Nông Sơn (Quảng Nam). D. Quảng Ninh.

Câu 6. Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để

A. xuất khẩu thu ngoại tệ.

B. làm nhiên liệu cho nhà máy thủy điện.

C. làm nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất, luyện kim.

D. làm chất đốt cho các hộ gia đình.

Câu 7. Tốc độ tăng sản lượng từ năm 1995 đến 2005 nhanh nhất thuộc về

A. dầu khí. B. điện. C. than. D. dầu khí và than.

Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Có giá trị đóng góp hàng năm lớn. B. Là ngành có truyền thống lâu đời.

C. Có sự hợp tác chặt chẽ với nước ngoài. D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Câu 9. Bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là

A. Thổ Chu - Mã Lai. B. Hoàng Sa -Trường Sa.

C. Sông Hồng - Phú Khánh. D. Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Câu 10. Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là:

A. Hồng Ngọc. B. Rạng Đông. C. Rồng. D. Bạch Hổ.

Câu 11. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm:

A. 1986. B. 1990. C. 1991. D. 1996.

Câu 12. Việc khi thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để

A. dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

B. dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.

C. xuất khẩu thu ngoại tệ.

D. dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

Câu 13. Khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta nhằm mục đích là

A. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

B. xuất khẩu để thu ngoại tệ.

C. làm nguyên liệu cho sản xuất phân đạm.

D. tiêu dùng trong gia đình.

Câu 14. Khí tự nhiên hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu cho

A. nhà máy điện Phú Mỹ. B. nhà máy điện Cà Mau.

C. sản xuất phân đạm ở Phú Mỹ, Cà Mau. D. nhà máy điện Bà Rịa.

Câu 15. Công nghiệp điện lực của nước ta chủ yếu là

A. nhiệt điện, phong điện. B. nhiệt điện, thủy điện.

C. thủy điện, phong điện. D. thủy điện, điện nguyên tử.

Câu 16. Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là:

A. than, dầu khí, thủy năng. B. sức gió, năng lượng mặt trời, than.

C. thủy triều, thủy năng, sức gió. D. than, dầu khí, địa nhiệt.

Câu 17. Điểm nào không đúng với tình hình phát triển ngành điện của nước ta hiện nay ?

A. Sản lượng điện tăng rất nhanh.

B. Thủy điện luôn chiếm hơn 70%.

C. Màng lưới điện đã thống nhất trong cả nước.

D. Đang sử dụng khí vào sản xuất điện.

Câu 18. Từ năm 2005 trở lại đây, trong cơ cấu điện, chiếm 70% sản lượng là

A. thủy điện. B. nhiệt điện. C. điện nguyên tử. D. phong điện.

Câu 19. Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do:

A. sự suy giảm trữ lượng nước của các dòng sông.

B. nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm.

C. đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn.

D. không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện.

Câu 20. Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung chủ yếu hệ thống sông

A. Hồng và Đồng Nai. B. Đồng Nai và Cửu Long.

C. Cửu Long và Tây Nguyên. D. Tây Nguyên và miền Trung.

Câu 21. Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là

A. Hệ thống sông Mê Công. B. Hệ thống sông Hồng.

C. Hệ thống sông Đồng Nai. D. Hệ thống sông Cả.

Câu 22. Khó khăn lớn nhất của tự nhiên trong việc khai thác thuỷ điện của nước ta là :

A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.

B. miền núi và trung du có cơ sở hạ tầng còn yếu.

C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.

D. các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ, lưu lượng nước sông nội địa nhỏ.

Câu 23. Hiện tại, nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta là

A. Y-a-li. B. Thác Bà. C. Hòa Bình. D. Trị An.

Câu 24. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

A. than. B. dầu. C. khí tự nhiên. D. nhiên liệu sinh học.

Câu 25. Các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu là dầu khí chủ yếu phân bố ở

A. Miền Nam. B. Miền Trung. C. Miền Bắc. D. Tây Nguyên.

Câu 26. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây không chạy bằng tuốc bin khí ?

A. Phả Lại. B. Bà Rịa. C. Phú Mỹ. D. Cà Mau.

Câu 27. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây không chạy bằng than ?

A. Uông Bí. B. Na Dương. C. Thủ Đức. D. Ninh Bình.

Câu 28. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng dầu ?

A. Bà Rịa. B. Hiệp Phước. C. Phả Lại. D. Phú Mỹ.

Câu 29. Hiện tại, nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất nước ta là

A. Phả Lại. B. Phú Mỹ. C. Hiệp Phước. D. Bà Rịa.

Câu 30. Nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là :

A. Phú Mỹ. B. Phả Lại. C. Hiệp Phước. D. Hoà Bình.

Câu 31. Ba nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất nước ta là :

A. Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mĩ B. Phả Lại, Cà Mau, Trà Nóc.

C. Phả Lại, Cà Mau, Phú Mĩ. D. Phú Mĩ, Bà Rịa, Cà Mau.

Câu 32. Nhà máy nhiệt điện thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Na Dương. B. Ninh Bình. C. Uông Bí. D. Cẩm Phả.

Câu 33. Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ

A. Hòa Bình đến Hà Tĩnh. B. Hòa Bình đến Đà Nẵng.

C. Hòa Bình đến Plây Ku. D. Hòa Bình đến Phú Lâm.

Câu 34. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.

A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.

B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

C. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.

D. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Câu 35. Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên của nước ta có đặc điểm chung là :

A. gần các khu công nghiệp tập trung. B. nơi dân cư tập trung đông.

C. gần nguồn nguyên nhiên liệu. D. gần các cảng biển.

Câu 36. Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện ở nước ta là

A. chủ động vận hành được quanh năm. B. giá thành sản xuất rẻ.

C. không gây ô nhiễm môi trường. D. phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu.

Câu 37. Một trong những ưu điểm của nhà máy thủy điện so với nhà máy nhiệt điện ở nước ta là

A. chủ động vận hành được quanh năm.

B. giá thành sản xuất rẻ.

C. giá thành xây dựng nhà máy thấp hơn.

D. có khả năng xây dựng tại bất cứ địa điểm nào.

Câu 38. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phân bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do

A. miền Nam không thiếu điện. B. gây ô nhiễm môi trường.

C. vị trí xa vùng nhiên liệu. D. việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

Câu 39. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các khu tập trung công nghiệp. B. gần các cảng biển.

C. xa khu dân cư. D. đầu nguồn các dòng sông.

Câu 40. Dựa vào bảng số liệu :

SẢN LƯỢNG KHAI THÁC DẦU THÔ VÀ THAN SẠCH CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM

(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB năm 2012)

Để thể hiện thích hợp nhất trên biểu đồ sản lượng dầu thô và than sạch cả nước trong giai đoạn 2005 - 2011, cần dùng

A. biểu đồ kết hợp cột và đường. B. biểu đồ cột ghép.

C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Câu 1. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm bao gồm các ngành

A. chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi; chế biến cá, nước mắm.

B. chế biến sản phẩm chăn nuôi; chế biến cá, nước mắm; xay xát, đường mía.

C. chế biến tôm, cá, nước mắm; chế biến sản phẩm trồng trọt; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

D. chế biến hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Câu 2. Cơ sở phân chia ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản thành 3 phân ngành chế biến sản phẩm ngành trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản chủ yếu dựa vào:

A. đặc điểm sử dụng lao động. B. nguồn gốc nguyên liệu.

C. công dụng của sản phẩm. D. giá trị kinh tế.

Câu 3. Đặc điểm phân bố không phải của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phầm nước ta là

A. rộng rãi, có mặt khắp các vùng lãnh thổ đất nước.

B. gắn với vùng nguyên liệu (khu vực nông nghiệp, thủy sản).

C. gắn với thị trường tiêu thụ.

D. phân bố ở đầu nguồn các lưu vực sông.

Câu 4. Nguyên nhân làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phân bố rộng rãi là

A. nguyên liệu chủ yếu của ngành là sản phẩm từ nông nghiệp và từ ngành thủy sản, khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém.

B. nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp tất cả các vùng lãnh thổ.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp LTTP nước ta rộng lớn, đặc biệt ở các thành phố, thị xã và các trung tâm dân cư ở các đồng bằng.

D. nguồn nguyên liệu trong nước phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng với sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ?

A. Phần lớn xí nghiệp sơ chế đều gắn với vùng nguyên liệu.

B. Các xí nghiệp chế biến thành phẩm có xu hướng phân bố gần nơi tiêu thụ.

C. Hầu hết các xí nghiệp vừa ở nơi có nguyên liệu, vừa ở nơi tiêu thụ.

D. Các cơ sở chế biến đều gắn với nơi cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.

Câu 6. Điểm nào sau đây không đúng với vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế đất nước ?

A. Làm cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản vừa có chất lượng cao, vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc vận chuyển.

B. Làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế do vốn đầu tư xây dựng ít, thời gian quay vòng nhanh, thu hồi vốn nhanh.

C. Có tác động quan trọng đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo cho các ngành khác phát triển.

D. Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

Câu 7. Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là

A. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

B. làm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

C. thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

D. tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Câu 8. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì

A. đòi hỏi ít lao động.

B. có giá trị sản xuất lớn.

C. có công nghệ sản xuất hiện đại.

D. có lợi thế lâu dài (nguyên liệu, lao động, thị trường).

Câu 9. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Cơ cấu ngành đa dạng.

B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ.

C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 10. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành là

A. chế biến chè, cà phê, thuốc lá, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thủy hải sản.

B. chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản.

C. chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến lâm sản.

D. rượu, bia, nước ngọt, chế biến thủy, hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Câu 11. Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt. B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

C. Chế biến lâm sản. D. Chế biến thủy, hải sản.

Câu 12. Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản là dựa vào

A. công dụng kinh tế của sản phẩm.

B. nguồn nguyên liệu.

C. tính chất tác động đến đối tượng lao động.

D. đặc điểm sử dụng lao động.

Câu 13. Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

A. phân bố chủ yếu ở thành thị. B. chỉ phân bố ở vùng đồng bằng.

C. phân bố rộng rãi. D. cách xa vùng đông dân.

Câu 14. Công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15. Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt của nước ta thường phân bố chủ yếu ở

A. các đô thị lớn. B. các tỉnh miền núi. C. vùng ven biển. D. vùng nông thôn.

Câu 16. Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do

A. đây là các vùng nuôi bò sữa lớn.

B. đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển.

C. đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn.

D. đây là nơi có nhiều lao động có trình độ.

Câu 17. Cà Ná là nơi sản xuất muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh :

A. Nam Định. B. Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận. D. Kiên Giang.

bai_tap_trac_nghiem_bai_27_232202118.docx

Link nội dung: https://iir.edu.vn/bai-tap-trac-nghiem-bai-27-mot-so-nghanh-cn-trong-diem-dia-ly-12-thpt-le-thanh-ton-a14384.html