Hệ thống đánh lửa là một bộ phận cốt yếu của ô tô (động cơ xăng). Nếu hệ thống đánh lửa không hoạt động, phương tiện sẽ không di chuyển được và đó là lý do vì sao hệ thống đánh lửa vô cùng quan trọng. Ngược lại ở động cơ diesel, chúng ta không thấy sự góp mặt của hệ thống này. Hãy cùng tìm hiểu vì sao động cơ diesel lại không có hệ thống đánh lửa, chúng hoạt động dựa vào gì?
VÌ SAO ĐỘNG CƠ DIESEL KHÔNG CÓ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA NHƯ ĐỘNG CƠ XĂNG?
Một bugi đánh lửa có nhiệm vụ mồi sự cháy bằng tia lửa bằng dòng điện từ hệ thống đánh lửa đến buồng cháy thông qua dây phin để đốt cháy hòa khí bằng tia điện, từ đó hòa khí sẽ bốc cháy và giãn nở tạo áp suất lớn bên trong động cơ. Bugi có vỏ bọc bằng kim loại, điện từ điện cực trung tâm được ngăn cách bởi lớp cách điện bằng sứ. Điện cực trung tâm (cấu tạo bởi 1 điện trở) được kết nối với bộ chia điện (delco) thông qua dây phin.
Cấu tạo Bugi đánh lửa
Phần vỏ bugi được chế tạo theo dạng xoắn ốc ăn khớp với nắp máy thông qua đó được nối trực tiếp xuống mass. Phần điện cực trung tâm nằm trong buồng đốt thông qua lớp sứ cách điện với nắp máy.
Cấu tạo hệ thống đánh lửa động cơ xăng
Diesel được sử dụng trong động cơ có áp suất cao. Không khí được nén cho đến khi nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ tự bốc cháy của diesel. Sau đó nhiên liệu được phun vào với áp suất cao ở dạng sương. Không có giai đoạn đánh lửa. Kết luận, diesel cần có điểm chớp cháy cao và nhiệt độ tự bốc cháy thấp.
Khái niệm “flash-point” (điểm chớp cháy) của nhiên liệu là điểm nhiệt độ thấp nhất mà ở đó nó có thể hòa trộn với không khí tạo thành một hỗn hợp dễ cháy. “High flash point” trong nhiên liệu diesel có nghĩa nó không cháy dễ dàng như xăng, đó là một điều kiện an toàn. Điểm chớp cháy quá thấp cũng sẽ gây nguy hại cho động cơ bởi vì sự đốt cháy nhiên liệu vẫn tiếp tục diễn ra và nhiên liệu cháy trước kì nổ - sinh công.
Tại sao không có bugi đánh lửa trong động cơ diesel?
Một bugi đánh lửa được sử dụng ở động cơ sử dụng xăng và ngược lại ở động cơ diesel không sử dụng chúng. Xăng và diesel có đặc tính khác nhau, một trong số đó là tự động bốc cháy (nhờ áp suất và nhiệt độ). Diesel có nhiệt độ tự cháy thấp. Nhiệt độ tự cháy có nghĩa là nhiên nhiên bắt đầu cháy một cách tự động ở nhiệt độ xác định. Bởi vì nhiệt độ tự cháy thấp, diesel có thể dễ dàng bốc cháy.
Ở động cơ diesel, không khí có áp suất cao (tỷ số nén 18...25) được nạp vào buồng đốt, lượng khí này qua quá trình nén làm tăng nhiệt độ của lượng diesel nạp vào lên cao nhất, và vì vậy hỗn hợp tự bốc cháy.
Nhưng, để đưa vào tỷ lệ áp suất cao như vậy, giá thành động cơ sẽ tăng cao, vì vậy để giữ tính thương mại, các nhà chế tạo đã đưa ra giải pháp về việc làm tăng nhiệt độ nhiên liệu cũng như buồng đốt nhờ bugi xông (bugi sấy). Nó cũng mang lại sự tiện lợi, trong khi nhiệt độ khởi động thấp hoặc ở những nước có không khí lạnh, bugi xông sẽ cũng cấp một nhiệt lượng vào thành xylanh và buồng đốt. Diesel có độ bốc hơi thấp và vì vậy nó không thể như hỗn hợp xăng và không khí để được đánh lửa bởi bugi.
CÙNG TÌM HIỂU BUGI SẤY TẠI ĐÂY
Link nội dung: https://iir.edu.vn/vi-sao-dong-co-diesel-khong-co-he-thong-danh-lua-nhu-dong-co-xang-a14030.html