Khái quát về cảm ứng ở sinh vật SVIP

I. Khái niệm và vai trò của cảm ứng

1. Khái niệm cảm ứng

Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.

Cảm ứng của thực vật thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, biểu hiện bằng các vận động dinh dưỡng như hướng nước, hướng hóa, hướng sáng,.. hoặc sinh trưởng như mọc chồi cây theo mùa.

Cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng. Mức độ, tính chính xác, hình thức cảm ứng ở động vật thay đổi tùy thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng.

Ví dụ: khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin (tủy sống và não bộ), thông tin từ bộ phận xử lí thông tin truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại.

2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật

Cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Ví dụ:

Khái quát về cảm ứng ở sinh vật SVIP

II. Cơ chế cảm ứng ở sinh vật

Cảm ứng ở sinh vật được thực hiện thông qua các bộ phận:

Cảm ứng ở thực vật khởi đầu bằng thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích, thông tin kích thích từ thụ thể được truyền qua tế bào chất dưới dạng dòng điện tử hoặc chất hóa học đến bộ phận xử lí thông tin và đáp ứng rồi gây ra đáp ứng. Cả ba bộ phận tham gia vào cảm ứng ở thực vật đều là rễ, thân hoặc lá,...

Ở động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ, trong đó, thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trug ương, từ đây xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạo ra đáp ứng phù hợp.

1. Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.

2. Ở thực vật, bộ phận tiếp nhận thu nhận kích thích. Thông tin kích thích được truyền qua tế bào chất đến bộ phận xử lí thông tin. Bộ phận này xử lí thông tin và đưa ra đáp ứng

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dựa trên phản xạ, trong đó thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương, từ đây xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạo ra đáp ừng phù hợp.

Link nội dung: https://iir.edu.vn/khai-quat-ve-cam-ung-o-sinh-vat-svip-a13956.html