Có khá nhiều loại cảm biến trên ô tô ngày nay được tân tiến, với đa dạng chức năng giúp kiểm soát, nâng cao hiệu suất vận hành, tiết kiệm nhiên liệu và an toàn cho người lái xe. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể từng loại cảm biến trên ô tô thông dụng cho bạn, cùng theo dõi nhé.
Hệ thống cảm biến động cơ cho ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiên liệu cung cấp cho động cơ vận hành mạnh mẽ, tiết kiệm nguyên liệu và an toàn cho môi trường. Các loại cảm biến động cơ gồm:
Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP) là một trong hai loại cảm biến quan trọng nhất ở động cơ, được bố trí ở gần puly trục khuỷu hoặc phía dưới bánh đà.
Trong đó cảm biến trục khủy có nhiệm vụ là xác định tốc độ vòng tua động cơ và vị trí piston sau đó gửi tiến hiệu đến ECU. Kết hợp tín hiệu từ trục cam, bộ điều khiển có thể nhận biết piston và xupap để điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu, đánh lửa xilanh thích hợp.
Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP)
Cảm biến vị trí trục cam (CPS) có chức năng là xác định vị trí chính của cốt cam hay xupap và gửi tiến hiệu đến bộ xử lý ECU. ECU sẽ phân tích dữ liệu để xác định điểm chết của máy số 1 hay các máy khác, nó cũng giúp bạn tính toán thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu hợp lý.
Cảm biến vị trí trục cam (CPS)
Cảm biến kích nổ (Knock Sensor) là một thiết bị có khả năng phát hiện những rung động bất thường hay âm thanh phát ra từ động cơ và còn được gọi là cảm biến tiếng gõ KNK.
Cảm biến kích nổ giúp phát hiện và khắc phục hiện tượng kích nổ sớm để hạn chế nguy hiểm cho các chi tiết máy của động cơ, đảm bảo động cơ hoạt động ổn định. Khi cảm biến KNK bị lỗi, đèn kiểm tra động cơ sẽ bật sáng để thông báo cho người điều khiển xe biết và khắc phục.
Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) thường có vị trí trục đầu của bướm ga. Với nhiệm vụ đo góc mở cũng như vị trí của bướm ga để truyền tín hiệu về ECU. ECU sẽ đánh giá dữ liệu, tính toán mức độ tải của động cơ và điều chỉnh thời gian, lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt sao tối ưu nhất. Cảm biến TPS cũng giúp hệ thống kiểm soát lực kéo sử dụng để tự điều chỉnh góc mở bướm ga, bù ga cầm chừng hoặc kiểm soát quá trình chuyển số để mang lại khả năng vận hành ổn định.
Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)
Cảm biến khí nạp có vai trò ghi nhận và gửi tín hiệu liên quan đến lượng khí nạp đưa vào động cơ bao gồm nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,…
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECT) sẽ được lắp đặt trên thân động cơ, gần bộ điều nhiệt và tiếp xúc với nước làm mát. Với nhiệm vụ chính của ECT là đo nhiệt độ nước làm mát động cơ, truyền tín hiệu tới ECU để từ đó hiệu suất vận hành động cơ được nâng cao, xe chạy ổn định hơn.
Bên cạnh đó, tín hiệu từ ECT còn được dùng để kiểm soát khí thải, điều khiển thống phun nhiên liệu, chạy quạt làm mát.
Cảm biến oxy (Oxygen Sensor) được gắn trên các ống thải, tiếp xúc với dòng khí thải từ động cơ xe ô tô. Bộ cảm biến chủ yếu dùng để đo lượng oxy thừa trong khí thải và gửi tín hiệu tới ECU. Dựa vào đó ECU sẽ đánh giá nồng độ oxy để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào đạt mức tối ưu. Ngoài ra, ECU có thể kéo dài việc cung cấp nhiên liệu hạn chế tối thiểu nồng độ hóa chất trong khí thải để bảo vệ môi trường không khí.
Khác với hệ thống các cảm biến động cơ với chức năng chính là tối ưu hiệu suất vận hành và nhiên liệu thì hệ thống cảm biến điều khiển vận hành lại tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Các cảm biến có khả năng hỗ trợ điều khiển vận hành bao gồm:
Cảm biến tốc độ bánh xe (WSS) là thiết bị điện tử dùng để đo tốc độ quay của bánh xe. Cảm biến này được bố trí ở đồng hồ công-tơ-mét đầu ra của hộp số. Ngoài ra, WSS giúp nhận biết tốc độ xe trong thời gian thực, xác định quãng đường di chuyển (km) và hiển thị trên đồng hồ đo. Người lái xe có thể dựa vào đó để kiểm soát tốc độ lái và hành trình di chuyển.
Cảm biến tốc độ bánh xe (WSS)
Cảm biến áp suất lốp xe ô tô (TPMS) được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. Có 2 loại cảm biến áp suất lốp gồm TMMS và TPMS. Trong đó, TPMS sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về áp suất, nhiệt độ từng lốp xe theo thời gian thực và hiển thị trên màn hình trong khoang lái. Từ đó, người lái xe sẽ biết được tình trạng của lốp xe để có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
Loại cảm biến được trang bị ở các dòng xe sử dụng hộp số tự động (AT). Bộ cảm biến bao gồm cảm biến tốc độ đầu vào (ISS) và cảm biến tốc độ đầu ra (OSS) hoạt động cùng nhau.
Nhiệm vụ của cảm biến hộp số là ghi nhận tốc độ đầu vào và đầu ra của hộp số nhằm cung cấp chính xác dữ liệu đến PCM. Khi đó, hệ thống sẽ tính toán và lựa chọn tỷ số truyền (bánh răng) và đồng thời điều chỉnh áp suất dầu, đóng mở các solenoid giúp việc sang số lái xe diễn ra mượt mà hơn.
Gồm một hoặc nhiều dây cảm biến dưới dạng riêng lẻ hoặc tích hợp giúp hỗ trợ hệ thống phanh xe. Loại cảm biến cần không được trang bị trên tất cả các dòng xe, chỉ dòng xe cao cấp mới có. Chức năng chính là giám sát và nhận biết độ mòn của má phanh, truyền dữ liệu đưa cảnh báo cho người dùng. Khi có tín hiệu đèn báo, bạn cần mang đi sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời để an toàn trong khi vận hành.
Cảm biến báo mòn má phanh
Ngoài các loại cảm biến kể trên, vẫn còn một số các cảm biến khác mà bạn cần trang bị để nâng cao hiệu suất vận hành, đảm bảo an toàn khi sử dụng xe ô tô.
Chức năng là đo lường xăng dầu theo thời gian, kết hợp với thiết bị giám sát hành trình nhằm phát hiện ra điều bất thường gây thất thoát nguyên liệu. Cảm biến này sẽ được lắp đặt trong bình xăng xe ô tô.
Cảm biến lùi sẽ hỗ trợ an toàn cho người lái trong quá trình lùi xe, đỗ xe. Chức năng chính là phát hiện các chướng ngại vật và phát ra âm thanh cảnh báo giúp người lái xe xử lý kịp thời, hạn chế va chạm không đáng có.
Cảm biến áp suất dầu phanh được sử dụng trong hệ thống chống bó cứng phanh ABS và trợ lực lái điện. Nó giúp phát hiện chênh lệch áp suất trong hệ thống thủy lực và gửi cảnh báo lỗi đến người lái. Bên cạnh đó, cảm biến này còn ngăn ngừa tình trạng mất phanh, hỏng hệ thống phanh gây mất lái, lật xe.
Với cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, cảm biến vị trí bàn đạp ga và phanh thường bố trí ở cụm bàn đạp chân ga. Nhiệm vụ chính là đo độ mở của bàn đạp chân ga, giúp điều khiển mô-tơ bướm ga để điều chỉnh mức nhiên liệu phun vào và kiểm soát chuyển số giúp tăng tốc động cơ an toàn.
Cảm biến vị trí bàn đạp ga, phanh xe
Cảm biến túi khí trước giúp ghi nhận lực va chạm một cách chính xác khi có sự cố xảy thì kích hoạt túi khí ra đảm bảo hạn chế tối thiểu thiệt hại cho người lái.
Chức năng của cảm biến quang cho hệ thống đèn pha tự động giúp nhận biết điều kiện ánh sáng xung quanh vị trí xe đi qua dựa vào cảm biến quang để kích hoạt, điều chỉnh độ sáng, góc chiếu sáng lý tưởng. Nhờ đó, nó sẽ đảm bảo sự an toàn khi xe vận hành trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Như vậy, các loại cảm biến trên ô tô kể trên đều nhiệm vụ chính là giúp nâng cao hiệu suất vận hành, tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ an toàn và trải nghiệm cho người lái xe. Một số loại cảm biến bắt buộc nên có, một số loại là nâng cao có thể có hoặc không. Bạn nên cân nhắc và lựa chọn các loại cảm ứng phù hợp với thiết kế, nhu cầu, mục đích sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp các sản phẩm cảm biến cần thiết cho xe ô tô. Trong đó Ascom.vn được biết đến là một địa điểm tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn. Tại đây, chúng tôi cung cấp đa dạng các dòng cảm biến chất lượng tốt với nguồn gốc rõ ràng. Giá thành cam kết rẻ hấp dẫn với đầy đủ chính sách bảo hành tốt cho các chủ gara/ chủ xe có nhu cầu.
Ngoài ra, ASCOM.VN còn mang đến cho khách hàng đa dạng các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng hàng đầu cùng dịch vụ chuyên nghiệp. Bao gồm:
Quý khách hàng đến với ASCOM.VN hoàn toàn yên tâm sẽ được cung cấp sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn. Mọi yêu cầu, thắc mắc của quý khách sẽ được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ chu đáo, tận tình.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/cac-loai-cam-bien-tren-o-to-ban-nen-biet-a13736.html