Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Tham khảo thêm bài viết:

I - Chuẩn bị | Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Tác giả văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

- Tác giả: Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ.

- Quê quán: Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang.

- Thân Nhân Trung là người học giỏi, đỗ tiến sĩ năm 1469. Ông được vua Lê Thánh Tông tin dùng và được ban là Tao Đàn phó nguyên soái.

2. Tìm hiểu tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến nhà Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến tiệc và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

- “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được trích ở trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu là Đại Bảo thứ ba.

b) Phương thức biểu đạt: Tự sự

c) Nội dung chính bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” ý nói rằng nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nếu nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp: Người tài sẽ góp phần xây dựng triển, ảnh hưởng tới sự tồn vong của một quốc gia. Tác giả khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn tinh thần, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua; Ngăn ngừa những kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối đi tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố cho mệnh mạch cho nhà nước.

d) Bố cục bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Có thể chia văn bản làm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu → làm đến mức cao nhất: Nêu lên giá trị của bậc hiền tài với đất nước.

- Phần 2: Phần còn lại: Nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên của người hiền tài.

e) Giá trị nội dung:

- Khích lệ kẻ sĩ đương thời nên rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với sự phát triển của đất nước.

- Đây cũng chính là một bài học quý giá cho thế hệ mai sau.

f) Giá trị nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ.

- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, sử dụng lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý.

II - Đọc hiểu | Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Trước khi đọc

Câu 1 (Trang 74, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (xem trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Lời giải chi tiết:

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Khi nhìn thấy những hàng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), em cảm thấy kính trọng những vị tiến sĩ đương thời, nhớ tới những công lao, những đóng góp to lớn của họ đối với đất nước và em hi vọng mình cũng sẽ trở thành một vị hiền tài giúp ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu 2 (Trang 74, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Bạn đã thấy, đã nghe qua câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, ở trong hoàn cảnh nào?

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự nhớ lại thời gian và hoàn cảnh mà bản thân nghe thấy câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

- Gợi ý: Có thể là khi em đi thăm những văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; hoặc đi dâng hương trước khi tốt nghiệp, trước các kỳ thi quan trọng; hoặc nghe khi xem một bộ phim lịch sử về những vị tiến sĩ hiền tài của nước ta,…

2. Trong khi đọc

Câu 1 (Trang 74, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Các vị vua anh minh đã ban đặc ân gì cho kẻ sĩ?

Lời giải chi tiết:

Các vị vua đã ban ân cho kẻ sĩ gồm:

Câu 2 (Trang 74, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Lý do chính của việc dựng bia là gì?

Lời giải chi tiết:

Việc dựng bia đá không chỉ để vinh danh những người đỗ đạt mà còn nhằm mục đích để răn dạy kẻ ác, khuyến khích cho người hiền rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu và củng cố thêm vận mệnh đất nước.

3. Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tìm trong đoạn (2) của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các bậc đấng thánh đế minh vương”.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng những hiền tài của “các bậc đấng thánh đế minh vương”:

Câu 2 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh với những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào.

Lời giải chi tiết:

Câu văn nói về mục đích của việc dựng bia để ghi danh những người đỗ tiến sĩ: “Thế thì việc dựng tấm bia đá này mang lợi ích rất nhiều: Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối đi tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố cho mệnh mạch cho nhà nước.”

Câu 3 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Xác định luận đề của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.

Lời giải chi tiết:

- Luận đề của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Bàn luận quan điểm về hiền tài, tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.

- Lý do xác định luận đề:

Câu 4 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Xét về mặt nội dung, đoạn (3) có mối quan hệ như thế nào cùng với đoạn (2)?

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa nội dung đoạn (2) cùng đoạn (3):

- Đoạn (2) bàn về những việc làm thể hiện được sự coi trọng của “các bậc đấng thánh đế minh vương” với người hiền tài trong thiên hạ.

- Đoạn (3) nói về những chính sách giúp khuyến khích hiền tài đã được làm và đang tiếp tục làm (khắc bia đá) của đất nước.

- Về nội dung, hai đoạn có liên quan với nhau, bổ sung cho nhau, đưa ra luận điểm về sự coi trọng bậc hiền tài; sau đó nêu dẫn chứng về những chính sách đã và đang làm thể hiện được sự coi trọng hiền tài.

Câu 5 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Hãy khái quát về nội dung đoạn (4) và cho biết đoạn văn này đảm nhận chức năng gì ở trong mạch lập luận.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung: Bàn về cách một kẻ sĩ có học vấn nhưng thân phận nhỏ mọn thì cần báo đáp triều đình ra sao.

- Chức năng: Là một luận cứ trong mạch lập luận, nối tiếp giữa đoạn (3) với đoạn (5), với những chính sách, việc làm đề cao những người hiền tài của triều đình thì họ đã, đang và sẽ làm những gì để giúp ích đất nước.

Đoạn (4) là nút thắt giúp người đọc thấy được rõ nhất những công lao to lớn mà hiền tài mang tới cho đất nước cũng như ý nghĩa của việc dựng bia đá ở trong đoạn (5).

Câu 6 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Khi viết bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung đã thể hiện ít nhất với hai tư cách: Một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của một kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất giữa hai tư cách đó đã chi phối như thế nào tới cách triển khai luận điểm của tác giả?

Lời giải chi tiết:

Cách triển khai luận điểm của tác giả Thân Nhân Trung:

- Tác giả Thân Nhân Trung nêu quan điểm với vị thế là một người truyền đạt “thánh ý”, đưa ra luận cứ, luận điểm về việc trọng dụng hiền tài của triều đình.

- Tác giả cũng trình bày luận điểm về suy nghĩ của kẻ sĩ được trọng dụng, bày tỏ thái độ của bản thân và đưa ra những lí lẽ bằng chứng về sự đóng góp cho nước nhà của kẻ sĩ.

- Với hai tư cách này, tác giả đã triển khai hệ thống luận điểm không mang tính đối lập mà chúng được trình bày song song với nhau, vừa nói về tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước vừa nêu lên những đóng góp mà họ đã cống hiến cho đất nước.

Câu 7 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tìm vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã được học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy những đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”

Lời giải chi tiết:

Dẫn chứng lịch sử: Nước ta xem trọng những bậc hiền tài như:

- Trần Hưng Đạo, Quang Trung là những vị tướng lĩnh tài ba, có tài chỉ huy, đã có công đánh giặc ngoại xâm.

- Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và những nhà văn, nhà thơ khác đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử văn học của nước nhà.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng những anh hùng khác đã có công lao to lớn với đất nước.

Câu 8 (Trang 76, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Qua việc đọc văn bản trên, em hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ về quan điểm của người viết ở trong văn nghị luận?

Lời giải chi tiết:

Tầm quan trọng của việc xác định được mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết ở trong văn nghị luận:

- Đối với người viết:

- Đối với người đọc:

4. Kết nối đọc - viết

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu lên suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Lời giải chi tiết:

Bài viết mẫu:

Trần Nhân Trung từng nói rằng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Quốc gia hưng hay thịnh phụ thuộc vào tư tưởng, trí tuệ của người hiền tài, bởi vậy mà việc trọng dụng hiền tài là rất cần thiết. Hiền tài là những người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn những người khác và quan trọng là có một nhân cách tốt đẹp. Người vừa có tài, vừa có khả năng hoàn thành mọi công việc; vừa có đức, vừa có phẩm chất đạo đức biết sống hết mình vì mọi người, biết cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư,… mới chính là hiền tài chân chính, được quốc gia trọng dụng, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Việc trọng dụng người tài, hiền tài là không thể thiếu trong quá trình dựng và giữ nước. Từ xưa các bậc đế vương đã biết kêu gọi những hiền tài, đề ra những chính sách hấp dẫn để nhân tài, đưa ra những ích lợi, phần thưởng cho hiền tài và Hồ chủ tịch cũng đã rất nhiều lần kêu gọi hiền tài góp sức cho đất nước trong các cuộc kháng chiến cứu nước, đề cao việc trọng dụng hiền tài. Dưới sự kêu gọi của Người, rất nhiều nhân tài, hiền tài, bậc trí thức tân tiến tài giỏi đã đứng lên đóng góp tài năng và trí tuệ của mình như Vũ Đình Tụng, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu,… Dưới sự đóng góp của họ, đất nước ta đã dành chiến thắng các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, giúp đất nước tiến dần với nền độc lập, hòa bình. Nếu như hiền tài không được kêu gọi, không được trọng dụng vậy thì đất nước sẽ không thể tiến lên, không có được sự hưng thịnh như ngày nay. Vì vậy, noi theo tấm gương của các bậc đế vương, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta hiện nay vẫn đề cao vai trò của việc trọng dụng hiền tài, kêu gọi nhiều hiền tài đóng góp công sức cho đất nước mình.

Trên đây Butbi đã hướng dẫn Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Hãy tham khảo bài soạn thật kĩ và chuẩn bị thật tốt tiết học sắp tới trên lớp các bạn nhé!

Link nội dung: https://iir.edu.vn/soan-bai-hien-tai-la-nguyen-khi-cua-quoc-gia-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-a13336.html