Khi tham gia giao thông ta dễ dàng nhận thấy được các vạch kẻ đường dọc theo chiều xe chạy, tuy nhiên để phân biệt và hiểu rõ ý nghĩa của những vạch kẻ nhằm tuân thủ đúng quy định giao thông, hãy tham khảo bài viết sau đây.
Tương tự như biển báo giao thông, vạch kẻ đường là các vạch kẻ với ký hiệu đặc biệt, kéo dài hoặc ngắn, có nhiệm vụ báo hiệu cho người tham gia giao thông. Được sử dụng độc lập hoặc kết hợp giữa 2 - 3 ký hiệu vạch, đôi khi được dùng với biển báo giao thông.
Vạch kẻ đường có nhiệm vụ phân chia các làn đường, giới hạn tốc độ và hướng di chuyển của các phương tiện giao thông. Việc tuân thủ vạch kẻ đường là một yêu cầu cơ bản và bắt buộc tất cả tài xế phải tuân theo khi lưu thông trên đường.
Các vạch dọc đường chúng ta hay bắt gặp nhất là:
- Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều:
+ Vạch đơn, đứt nét
+ Vạch đơn, nét liền
+ Vạch đôi, nét liền
+ Vạch đôi gồm một vạch liền, một vạch nét đứt
- Vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều
+ Vạch đơn, đứt nét
+ Vạch đơn, liền nét
+ Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên
+ Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)
Cụ thể: theo Quy chuẩn mới nhất về vạch kẻ đường được áp dụng tại Việt Nam là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đường bộ theo QCVN 41:2019/BGTVT. Quy chuẩn này đưa ra phân loại và nhận biết ý nghĩa của các vạch kẻ đường như sau:
Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều:
(1) Vạch đơn, đứt nét
Đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
Minh họa
(2) Vạch đơn, nét liền
Đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Minh họa:
(3) Vạch đôi, nét liền
Đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền
Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Minh họa:
(4) Vạch đôi gồm một vạch liền,, một vạch nét đứt
Đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Minh họa:
Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều
(1) Vạch đơn, đứt nét
Đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.
Minh họa:
(2) Vạch đơn, liền nét
Đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Minh họa:
(3) Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên
Đây là vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên
Ý nghĩa sử dụng: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.
Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.
Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.
Minh họa:
(4) Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)
Đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Minh họa:
Trên đây là một số thông tin nhận biết về vạch dọc đường và ý nghĩa của từng loại giúp cho người đọc hiểu rõ cũng như thực hiện đúng quy định an toàn giao thông.
Link nội dung: https://iir.edu.vn/phan-biet-vach-ke-duong-net-lien-va-net-dut-vach-nao-duoc-de-vach-nao-khong-a13221.html