Chân phanh ô tô bên nào? Cách phân biệt chân phanh & chân ga

Chân phanh ô tô bên nào? Chân phanh xe ô tô nằm bên phải của chân phải người lái xe. Câu hỏi được đặt ra, tại sao chân phải điều khiển ga, vừa đảm nhiệm chức năng phanh? Ga và phanh là hai hệ thống đối nhau và mỗi thời điểm chỉ duy nhất một hệ thống hoạt động (với ô tô thông thường).

Chân phanh ô tô bên nào? Cách phân biệt chân phanh & chân ga

Do vậy, chỉ cần một chân phải đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ là vô cùng hợp lý. Phòng ngừa các tình huống xấu xảy ra khi hai hệ thống cùng hoạt động. - Đối với xe số sàn: chân trái điều khiển côn và chân phải điều khiển ga tích hợp với chân phanh. - Đối với xe số tự động: không có côn vì vậy chỉ chân phải đảm nhiệm nhiệm vụ như xe số sàn.

Phân biệt chân phanh và chân ga xe ô tô Cả hai bộ phận chân ga và chân phanh ô tô đóng vai trò đảm bảo cho tính liên tục của hành trình. Có tác động nhất định tới tốc độ của xe, tuy nhiên chức năng là đối ngược nhau. Chân phanh có nhiệm vụ giảm hoặc dừng tốc độ, còn chân ga giúp tăng tốc xe. Đối với xe số sàn, chân phanh ô tô bên nào? Chân ga, côn và chân phanh nằm tại khu vực để chân của người lái. Thứ tự lần lượt xác định từ trái sang là: côn - phanh - chân ga.

Chân phanh ô tô bên nào? Cách phân biệt chân phanh & chân ga

Đối với xe số tự động không trang bị con số, chân phanh và chân ga nằm song song theo vị trí chân phanh mới đến chân ga tính từ bền phải của người lái. Chính vì thiết kế vị trí đặc thù hai bộ phận này. Trong một số tình huống khẩn cấp, có không ít người lái xe đã nhầm lẫn và đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh. Gây nên các tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông.

Kỹ thuật đạp chân phanh và chân ga xe ô tô Một khi đã xác định được chân ga và chân phanh ô tô bên nào. Tiếp theo, hãy tham khảo các kỹ thuật dưới đây:

Nhấn chân ga và chân phanh xe bằng chân phải Người lái xe lưu ý điều khiển chân ga và chân phanh xe ô tô bằng chân phải. Cần tạo thói quen đặt gót chân phải trên sàn xe và thẳng với vị trí của bàn đạp phanh. Chỉ dùng phần gan của bàn chân để thao tác di chuyển. Tạo khả năng duy trì xử lý về tốc độ an toàn theo chuẩn quốc tế.

Hơn nữa, người điều khiển có thể bình tĩnh và chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, nên nắm nguyên tắc “rời chân ga, rà chân phanh”. Như vậy sẽ tạo phản xạ tự nhiên giúp hạn chế rủi ro đạp nhầm chân phanh thay vì chân ga.

Thận trọng khi điều khiển chân ga và chân phanh Người điều khiển phương tiện nên giữ tỉnh táo, tập trung trong suốt hành trình. Tránh ăn uống, sử dụng điện thoại,… vì sẽ gây phân tâm khi lái và không xác định chính xác chân phanh ô tô bên nào. Ngoài ra, khi lùi xe vào các đường hẻm nhỏ, bãi đổ xe cần điều khiển chân phanh và ga chậm rãi, cẩn thận.

Mang giày đế mỏng để điều khiển chân phanh, chân ga hiệu quả Tốt nhất nên sử dụng các loại giày (dép) có đế mỏng và có quai hậu chắc chắn ôm sát chân. Những kiểu này tránh trượt chân ra khỏi bàn đạp và không ảnh hưởng thao tác điều khiển.

Chân phanh ô tô bên nào? Cách phân biệt chân phanh & chân ga

Một số lưu ý để tránh đạp nhầm chân phanh và chân ga xe ô tô Mặc dù nắm rõ chân phanh ô tô bên nào, thế nhưng nắm một vài lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích cho hành trình di chuyển của bạn: - Chỉ được phép tạo phản xạ bằng bàn chân phải khi điều khiên chân ga và phanh; - Tuyệt đối không dùng chân trái đạp phanh còn chân phải đạp ga trên xe số tự động; - Tạo thói quen đặt gót chân phải ở trên sàn xe, hướng thẳng với bàn đạp chân phanh; - Khi đạp ga, bàn chân xoay phải và chỉ đạp nửa bàn chân trên bàn đạp ga; - Tư thế ngồi nên thoải mái để tạo linh hoạt cho đôi chân điều khiển; - Khi rơi chân ga cần rà ngay chân phanh, tránh bị nhầm với các phản xạ tự nhiên; - Lưu ý không để gót chân phải thẳng hoặc quá gần vị trí chân ga. Vì điều này hết sức nguy hiểm với phản xạ không điều kiện.

Link nội dung: https://iir.edu.vn/chan-phanh-o-to-ben-nao-cach-phan-biet-chan-phanh-chan-ga-a13111.html